Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Môi trường trong cơ thể bao gồm

Câu 1. Môi trường trong cơ thể bao gồm

A. Huyết tương, dịch mô và dịch bạch cầu.

B. Huyết tương, kháng thể và dịch bạch huyết.

C. Huyết tương, dịch mô và dịch bạch huyết.

D. Huyết tương, kháng thể và dịch mô.

Câu 2. Trong các điều kiện sau, có bao nhiêu loại thuộc điều kiện vật lý, hoá học của môi trường trong?

(1) Nhiệt độ.

(2) Huyết áp.

(3) pH.

(4) Thành phần chất tan.

  A. 1.                       B. 2.                         C. 3.                              D. 4.

Câu 3. Cân bằng môi trường trong cơ thể diễn ra khi những điều kiện vật lý, hoá học của môi trường trong dao động quanh

  A. Giá trị lớn nhất.                               B. Giá trị nhỏ nhất.

  C. Giá trị nhất định.                             D. Giá trị cân bằng.

Câu 4. Một người đàn ông 35 tuổi có kết quả một số chỉ số môi trường như bảng dưới đây. Trường hợp nào dưới đây có chỉ số môi trường trong mất cân bằng?

Trường hợp

Chỉ số môi trường trong

Giá trị đo được

Ngưỡng giá trị ở người trưởng thành bình thường

 

1

Thân nhiệt (oC)

38,5

36 – 37,5

(Bộ Y tế, 2008)

 

2

Nồng độ Chì trong máu (micromol/L)

29,9

< 30

(Bộ Y tế, 2018)

 

3

Nồng độ glucose trong máu (mmol/L)

7,4

3,9 – 5,6

(Bộ Y tế, 2020)

 

4

Nồng độ Uric acid trong máu (mg/dL)

6,5

Nam: 2,5 – 7,0
Nữ: 1,5 – 6,0
(ACR, 2020)

 

  A. 1 và 2.              B. 1 và 3.                 C. 1 và 4.                     D. 2 và 4.

Câu 5. Nếu hàm lượng uric acid trong máu thường xuyên ở mức cao sẽ gây bệnh

  A. tim mạch.                                          B. đái tháo đường.

  C. gout.                                                  D. béo phì.

Câu 6. Nếu hàm lượng ……….. thường xuyên ở mức sẽ gây bệnh đái tháo đường.

Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

  A. glucose trong nước tiểu.                B. glucose trong máu.

  C. uric acid trong nước tiểu.              D. uric acid trong máu.

Câu 7. Tế bào hồng cầu ………. khi được đặt trong dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn trong hồng cầu.

Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

  A. giữ nguyên hình dạng.                  B. bị phình to.

  C. bị teo nhỏ.                                        D. bị kết tụ.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng?

  A. Tế bào hồng cầu bị phình to khi đặt trong dung dịch có nồng độ chất tan thấp hơn trong hồng cầu.

  B. Tế bào hồng cầu bị teo nhỏ khi đặt trong dung dịch có nồng độ chất tan thấp hơn trong hồng cầu.

  C. Tế bào hồng cầu giữ nguyên hình dạng khi đặt trong dung dịch có nồng độ chất tan thấp hơn trong hồng cầu.

  D. Tế bào hồng cầu bị phình to khi đặt trong dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn trong hồng cầu.

Câu 9. Yếu tố nào của môi trường trong được duy trì ổn định sẽ đảm bảo cho tế bào hoạt động bình thường?

  A. Thành phần, tính chất.                   B. Thành phần, cấu tạo.

  C. Đặc điểm, tính chất.                       D. Đặc điểm, cấu tạo.

Câu 10. Khi môi trường trong bị …(1)... gây ra sự ...(2)... trong hoạt động của các tế bào và ...(3)… gây nên bệnh, thậm chí gây ra …(4)….

Thứ tự đúng để điền vào chỗ trống là:

A. mất cân bằng → rối loạn → cơ thể → tử vong.

B. mất cân bằng → rối loạn → các cơ quan → tử vong.

C. rối loạn → mất cân bằng  → các cơ quan → tử vong.

D. rối loạn → mất cân bằng  → cơ thể → tử vong.

Câu 11. Bài tiết là quá trình các chất dư thừa, cặn bã sinh ra do quá trình trao đổi chất trong cơ thể được

  A. lọc và hấp thu.                                 B. lọc và tái tạo.

  C. lọc và thải.                                        D. hấp thu và thải.

Câu 12. Phát biểu đúng khi nói về chức năng của hệ bài tiết?

  A. Bài tiết là quá trình lọc và tái tạo các chất dư thừa, cặn bã sinh ra do quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

  B. Hoạt động bài tiết đảm bảo ổn định môi trường trong cơ thể.

  C. Hoạt động bài tiết chỉ diễn ra ở thận.

  D. Hoạt động bài tiết giúp đào thải các sản phẩm khử các chất độc và billrubin qua nước tiểu.

Câu 13. Sắp xếp các sản phẩm bài tiết theo thứ tự tương ứng với các cơ quan lần lượt của Da → Gan → Phổi → Thận.

(1) Khí CO2.

(2) Mồ hôi.

(3) Nước tiểu.

(4) Bilirubin.

  A. (4) → (2) → (1) → (3).                    B. (2) → (4) → (3) → (1).

  C. (2) → (3) → (4) → (1).                   D. (2) → (4) → (1) → (3).

Câu 14. Cấu tạo của thận gồm

<!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->

A. Phần vỏ, phần tủy, bể thận.

B. Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng cùng ống góp, bể thận.

C. Phần vỏ, phần tủy, ống dẫn nước tiểu.

D. Phần vỏ, phần tủy, bóng đái.

Câu 15. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan

<!--[if gte vml 1]> <!--[endif]-->

A. Thận, ống thận, bóng đái.

B. Cầu thận, thận, bóng đái.

C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

D. Thận, bóng đái, ống đái.

Câu 16. Trong thận, bộ phận nằm chủ yếu ở phần tuỷ là

  A. ống thận.                                          B. ống góp.

  C. nang cầu thận.                                D. cầu thận.

Câu 17. Cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong hệ bài tiết nước tiểu là

  A. bóng đái.                                           B. thận.

  C. ống dẫn nước tiểu.                         D. ống đái.

Câu 18. Cơ quan nào không tham gia vào hoạt động bài tiết là

  A. dạ dày.             B. phổi.                   C. gan.                         D. da.

Câu 19. Điền vào chỗ trống: ……. có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái.

Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

  A. Ống dẫn nước tiểu.                        B. Ống thận.

  C. Ống đái.                                            D. Ống góp.

Câu 20. Bộ phận nằm liền sát với ống đái là

  A. bàng quang.                                    B. thận.

  C. ống dẫn nước tiểu.                         D. ống góp.

Câu 21. Quá trình hình thành nước tiểu diễn ra ở

  A. bể thận.           B. động mạch.       C. tĩnh mạch.              D. Nephron.

Câu 22. Sắp xếp các đơn vị chức năng sau theo thứ tự đi qua từ lúc tạo thành và thải ra của nước tiểu:

(1) Bể thận.

(2) Nephron.

(3) Ống dẫn nước tiểu.

(4) Ống đái.

(5) Bóng đái.

  A. (1) → (2) → (3) → (5) → (4).         B. (2) → (1) → (5) → (4) → (3).

  C. (2) → (1) → (3) → (5) → (4).        D. (2) → (1) → (3) → (4) → (5).

Câu 23. Khi nói đến các nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh hệ bài tiết nước tiểu, nguyên nhân nào không đúng?

  A. Nhiễm nấm.                                     B. Viêm thận.

  C. Uống ít nước.                                  D. Biến chứng đái tháo đường.

Câu 24: Số mầm bệnh đúng có thể gây viêm thận, viêm đường tiết niệu

(1) Virus.

(2) Vi khuẩn.

(3) Nấm.

  A. 0.                       B. 1.                         C. 2.                              D. 3.

Câu 25. Kết tủa muối calcium trong thận dẫn đến

  A. sỏi thận.                                            B. sỏi đường tiết niệu.

  C. suy thận.                                          D. sỏi mật.

Câu 26. Bệnh không liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu là

  A. sỏi thận.                                            B. sỏi đường tiết niệu.

  C. suy thận.                                          D. sỏi mật.

Câu 27. Nguyên nhân có thể dẫn đến sỏi đường tiết niệu là

A. uống ít nước, ăn ít muối.

B. uống ít nước, kết tủa muối natri trong thận.

C. uống ít nước, tác dụng phụ của thuốc.

D. tác dụng phụ của thuốc, kết tủa muối natri trong thận.

Câu 28. Biến chứng của bệnh đái tháo đường có thể dẫn đến

  A. sỏi thận.                                            B. sỏi đường tiết niệu.

  C. suy thận.                                          D. sỏi mật.

Câu 29. Số ý đúng khi nói về chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh để phòng bệnh hệ bài tiết?

(1) Uống ít nước.

(2) Ăn ít muối.

(3) Uống nhiều nước có gas.

(4) Vận động thể lực phù hợp.

(5) Cố gắng nhịn tiểu.

  A. 1.                       B. 2.                         C. 3.                              D. 4.

Câu 30. Khi hai thận của một bệnh nhân không đáp ứng được chứng năng lọc máu để thải các chất độc, chất thừa ra khỏi cơ thể thì được gọi là

  A. suy thận giai đoạn cuối.                 B. viêm thận giai đoạn cuối.

  C. suy thận giai đoạn đầu.                 D. viêm thận giai đoạn đầu.

Câu 31. Phương pháp điều trị nào không đúng cho bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối?

  A. Ghép thận.                                       B. Chạy thận nhân tạo.

  C. Thay thế thận                                  D. Không có phương pháp điều trị.

Câu 32.  Đâu là đường đi đúng của dòng máu trong quá trình chạy thận nhân tạo?

A. Cơ thể → máy bơm máu → máy lọc máu → máy điều chỉnh áp lực → cơ thể.

B. Cơ thể → máy lọc máu → máy bơm máu → máy điều chỉnh áp lực → cơ thể.

C. Cơ thể → máy điều chỉnh áp lực → máy lọc máu → máy bơm máu → cơ thể.

D. Cơ thể → máy bơm máu → máy điều chỉnh áp lực → máy lọc máu → cơ thể.

Câu 33. Bộ phận của thận nhân tạo thực hiện chức năng của thận trong cơ thể là

  A. máy bơm máu.                                B. máy lọc máu.

  C. máy điều chỉnh áp lực.                  D. ống dẫn.

Câu 34. Ý nào sau đây đúng khi nói về ghép thận?

A. Là phương pháp ghép thêm hai quả thận khỏe mạnh.

B. Chỉ được thực hiện ở bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu.

C. Thận của người cho phải phù hợp với người nhận.

D. Áp dụng khi khả năng lọc máu của thận bình thường.

Câu 35. Nước tiểu đầu được hình thành do quá trình lọc máu xảy ra ở

  A. cầu thận.         B. nang cầu thận. C. ống thận.                D. bể thận.

Câu 36. Sự tạo thành nước tiểu có đặc điểm

A. diễn ra liên tục.

B. diễn ra gián đoạn.

C. tuỳ từng thời điểm có thể liên tục hoặc gián đoạn.

D. diễn ra khi trao đổi chất quá nhiều.

Câu 37. Lượng nước tiểu chính thức được tạo ra ở mỗi cơ thể trong một ngày bằng

  A. 2,5 lít.               B. 2 lít.                     C. 3 lít.                         D. 1,5 lít.

Câu 38. Số lượng đơn vị chức năng của mỗi quả thận là

  A. 100 000.          B. 1 000 000.          C. 1 000.                      D. 10 000.

Câu 39. Quá trình tạo thành nước tiểu bao gồm mấy quá trình?

  A. 1.                       B. 2.                         C. 3.                              D. 4.

Câu 40. Nước tiểu chính thức được tạo ra ở quá trình nào?

A. Quá trình lọc máu ở cầu thận.

B. Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận.

C. Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận.

D. Phối hợp tất cả các quá trình trên.

Câu 41. Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu đầu?

A. Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc.

B. Gần như không chứa chất dinh dưỡng.

C. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc.

D. Có chứa các tế bào máu và protein.

Câu 42. Điều nào dưới đây là đúng khi nói về nước tiểu chính thức?

A. Nồng độ các chất hoà tan loãng hơn.

B. Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn.

C. Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng.

D. Được tạo ra ở đoạn sau của đơn vị thận.

Câu 43. Tại sao có người vừa uống nước xong đã buồn đi tiểu ngay?

 A. Người đó bị suy thận.

 B. Lượng nước uống vào quá nhiều.

 C. Thận làm việc tốt.

 D. Nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo dõi" ngay lập tức.

Câu 44. Nếu ứ đọng và tích lũy có thể gây sỏi thận là

  A. Axit uric, Oxalat và Sodium.          B. Oxalat, Xistêin và Acid uric.

  C. Acid uric, Xistein và Glucose.       D. Oxalat, Xistein và Sodium.

Câu 45. Bản chất của cầu thận là

A. búi mao mạch máu.

B. 1 cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận.

C. tế bào.

D. cơ quan.

Câu 46. Nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới

  A. 200 ml.             B. 500 ml.               C. 700 ml.                    D. 1 500 ml.

Câu 47. Thận thải tới …… các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu (trừ CO2), khoảng …… còn lại do da đảm nhiệm. Cụm từ còn thiếu điền vào chỗ trống là:

  A. 50% - 50%.     B. 60% - 40%.        C. 70% - 30%.            D. 90% - 10%.

Câu 48. Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ

A. Các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể.

B. Từ thoạt động tiêu hóa đưa vào cơ thể bình thường.

C. Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết.

D. Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã, các chất thuốc, các ion thừa.

Câu 49. Mô tả đúng nhất đối với quá trình hấp thụ lại

A. Sự chênh lệch áp suất tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc.

B. Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên vẫn ở lại trong máu.

C. Các chất bã, thuốc, ion thừa được bài tiết tiếp.

D. Các chất dinh dưỡng và ion cần thiết được hấp thụ lại.

Câu 50. Thành phần của nước tiểu đầu khác với máu là do

A. Nước tiểu đầu là sản phẩm của quá trình lọc máu ở ống thận.

B. Quá trình lọc máu ở nang cầu thận không phụ thuộc vào kích thước lỗ lọc.

C. Các tế bào máu và phân tử protein có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc.

D. Các chất dinh dưỡng và ion cần thiết được hấp thụ lại.

 

2 trả lời
Hỏi chi tiết
24
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là các câu trả lời cho các câu hỏi của bạn:

**Câu 1:** C. Huyết tương, dịch mô và dịch bạch huyết.

**Câu 2:** D. 4.

**Câu 3:** C. Giá trị nhất định.

**Câu 4:** B. 1 và 3.

**Câu 5:** C. gout.

**Câu 6:** B. glucose trong máu.

**Câu 7:** C. bị teo nhỏ.

**Câu 8:** A. Tế bào hồng cầu bị phình to khi đặt trong dung dịch có nồng độ chất tan thấp hơn trong hồng cầu.

**Câu 9:** A. Thành phần, tính chất.

**Câu 10:** A. mất cân bằng → rối loạn → cơ thể → tử vong.

**Câu 11:** C. lọc và thải.

**Câu 12:** B. Hoạt động bài tiết đảm bảo ổn định môi trường trong cơ thể.

**Câu 13:** A. (4) → (2) → (1) → (3).

**Câu 14:** B. Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng cùng ống góp, bể thận.

**Câu 15:** C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

**Câu 16:** A. ống thận.

**Câu 17:** B. thận.

**Câu 18:** A. dạ dày.

**Câu 19:** A. Ống dẫn nước tiểu.

**Câu 20:** A. bàng quang.

**Câu 21:** D. Nephron.

**Câu 22:** D. (2) → (1) → (3) → (4) → (5).

**Câu 23:** A. Nhiễm nấm.

**Câu 24:** D. 3.

**Câu 25:** A. sỏi thận.

**Câu 26:** D. sỏi mật.

**Câu 27:** C. uống ít nước, tác dụng phụ của thuốc.

**Câu 28:** C. suy thận.

**Câu 29:** B. 2.

**Câu 30:** A. suy thận giai đoạn cuối.

**Câu 31:** D. Không có phương pháp điều trị.

**Câu 32:** A. Cơ thể → máy bơm máu → máy lọc máu → máy điều chỉnh áp lực → cơ thể.

**Câu 33:** B. máy lọc máu.

**Câu 34:** C. Thận của người cho phải phù hợp với người nhận.

**Câu 35:** A. cầu thận.

**Câu 36:** A. diễn ra liên tục.

**Câu 37:** A. 2 lít.

**Câu 38:** B. 1 000 000.

**Câu 39:** C. 3.

**Câu 40:** A. Quá trình lọc máu ở cầu thận.

**Câu 41:** B. Gần như không chứa chất dinh dưỡng.

**Câu 42:** D. Được tạo ra ở đoạn sau của đơn vị thận.

**Câu 43:** D. Nước được hấp thụ vào máu bởi dạ dày, ruột và sẽ được các cơ quan trong cơ thể "theo dõi" ngay lập tức.

**Câu 44:** B. Oxalat, Xistêin và Acid uric.

**Câu 45:** A. búi mao mạch máu.

**Câu 46:** B. 500 ml.

**Câu 47:** C. 70% - 30%.

**Câu 48:** A. Các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể.

**Câu 49:** D. Các chất dinh dưỡng và ion cần thiết được hấp thụ lại.

**Câu 50:** C. Các tế bào máu và phân tử protein có kích thước lớn nên không qua được lỗ lọc.

Hy vọng những câu trả lời này sẽ giúp ích cho bạn!
1
0
Ngọc
17/08 20:43:53
+5đ tặng
Câu 11: C. lọc và thải.

Bài tiết là quá trình cơ thể loại bỏ các chất thải, độc tố và chất thừa ra khỏi cơ thể. Quá trình này bao gồm việc lọc các chất này ra khỏi máu và thải chúng ra ngoài.
Câu 12: B. Hoạt động bài tiết đảm bảo ổn định môi trường trong cơ thể.

Bài tiết giúp duy trì cân bằng các chất trong cơ thể, loại bỏ các chất độc hại, điều hòa pH và nồng độ các chất điện giải, từ đó đảm bảo môi trường trong ổn định.
Câu 13: D. (2) → (4) → (1) → (3).

Da: Bài tiết mồ hôi (2)
Gan: Bài tiết bilirubin (4)
Phổi: Bài tiết khí CO2 (1)
Thận: Bài tiết nước tiểu (3)
Câu 14: B. Phần vỏ, phần tủy với các đơn vị chức năng cùng ống góp, bể thận.

Thận bao gồm phần vỏ chứa các cầu thận và nang Bowman, phần tủy chứa ống thận và ống góp, và bể thận để chứa nước tiểu trước khi đưa xuống ống dẫn nước tiểu.
Câu 15: C. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

Hệ bài tiết nước tiểu bao gồm các cơ quan: thận (lọc máu tạo nước tiểu), ống dẫn nước tiểu (dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái), bóng đái (chứa nước tiểu) và ống đái (dẫn nước tiểu ra ngoài).
Câu 16: B. ống góp.

Ống góp nằm chủ yếu ở phần tủy của thận, có chức năng tập trung nước tiểu.
Câu 17: B. thận.

Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết, đảm nhiệm chức năng lọc máu và tạo thành nước tiểu.
Câu 18: A. dạ dày.

Dạ dày là một phần của hệ tiêu hóa, có chức năng tiêu hóa thức ăn chứ không tham gia trực tiếp vào quá trình bài tiết.
Câu 19: A. Ống dẫn nước tiểu.

Ống dẫn nước tiểu có vai trò dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái.
Câu 20: A. bàng quang.

Bàng quang là cơ quan nằm liền sát với ống đái, có chức năng chứa nước tiểu.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Mai
17/08 20:44:21
+4đ tặng
Câu 1: C. Huyết tương, dịch mô và dịch bạch huyết.
  • Môi trường trong bao gồm tất cả các chất lỏng có trong cơ thể, bao quanh và thấm vào tế bào.
  • Huyết tương: Phần lỏng của máu, chứa các chất dinh dưỡng, chất thải, hormon,...
  • Dịch mô: Chất lỏng bao quanh các tế bào, cung cấp chất dinh dưỡng và nhận chất thải từ tế bào.
  • Dịch bạch huyết: Chất lỏng trong hệ bạch huyết, có vai trò vận chuyển chất béo, bạch cầu và các chất khác.
Câu 2: D. 4.
  • Các điều kiện vật lý, hóa học của môi trường trong:
    • Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng hóa học trong cơ thể.
    • Huyết áp: Áp lực máu tác dụng lên thành mạch máu.
    • pH: Độ axit-base của môi trường trong.
    • Thành phần chất tan: Nồng độ các chất hòa tan trong máu, dịch mô, dịch bạch huyết.
Câu 3: C. Giá trị nhất định.
  • Cân bằng nội môi là khả năng duy trì ổn định các điều kiện vật lý, hóa học của môi trường trong. Các chỉ số này dao động trong một khoảng nhất định, không quá cao hoặc quá thấp.
Câu 4: B. 1 và 3.
  • Trường hợp 1: Thân nhiệt cao hơn ngưỡng bình thường, cho thấy cơ thể đang bị sốt.
  • Trường hợp 3: Nồng độ glucose cao hơn ngưỡng bình thường, có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Câu 5: C. gout.
  • Gout là bệnh do tích tụ quá nhiều acid uric trong máu, gây ra các cơn viêm khớp cấp tính và lắng đọng tinh thể urat ở các khớp.
Câu 6: B. glucose trong máu.
  • Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đường, đặc trưng bởi tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao).
Câu 7: C. bị teo nhỏ.
  • Hiện tượng thẩm thấu: Nước di chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao. Khi hồng cầu đặt trong dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn, nước sẽ di chuyển ra khỏi tế bào, làm tế bào bị teo nhỏ.
Câu 8: B. Tế bào hồng cầu bị teo nhỏ khi đặt trong dung dịch có nồng độ chất tan thấp hơn trong hồng cầu.
  • Sai. Đáp án đúng là: Tế bào hồng cầu bị teo nhỏ khi đặt trong dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn trong hồng cầu.
Câu 9: A. Thành phần, tính chất.
  • Môi trường trong ổn định đảm bảo các tế bào có đủ chất dinh dưỡng, oxy để hoạt động và thải bỏ được chất thải.
Câu 10: A. mất cân bằng → rối loạn → cơ thể → tử vong.
  • Khi môi trường trong mất cân bằng, các hoạt động sống của tế bào bị rối loạn, dẫn đến các cơ quan hoạt động không bình thường và gây ra bệnh, thậm chí tử vong.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo