Đọc đoạn trích:
(Lược một đoạn: Dư Nhuận Chi là người đất Kiến Hưng, có tiếng hay thơ. Trong một bữa tiệc tại nhà quan Trần soái Lạng Giang là Nguyễn Trung Ngạn, chàng để ý đến một người trong đám hát múa, tên là Thúy Tiêu. Ông Nguyễn bèn tặng nàngThúy Tiêu cho Nhuận Chi. Chàng tạ ơn và đem nàng về đất Kiến Hưng.
Túy Tiêu vốn có khiếu thông tuệ, mỗi khi Sinh đọc sách, nàng cũng học thầm mà rồi thuộc được. Sinh nhân đem những quyển sách nói về thơ từ mà dạy nàng. Chưa đầy một năm, nàng đã làm được thơ từ ngang với Sinh. Năm Mậu Tuất (1358) nhân gặp khoa thi, Sinh sắm sửa hành trang lên kinh, không nỡ rời nhau, nên đem theo cả nàng cùng đi, cùng trọ ở phố Hàng Vóc ở cửa sông. Gặp ngày mồng một đầu năm, Thúy Tiêu rủ mấy người bạn gái đến chùa tháp Báo Thiên dâng hương lễ Phật. Bấy giờ có quan Trụ quốc họ Thân ngầm đi chơi phố, trông thấy Thúy Tiêu đẹp, bắt cướp đem về làm của mình. Sinh làm đơn kiện tận triều đình, nhưng vì họ Thân uy thế rất lớn, các tòa các sở đều tránh kẻ quyền hào, gác bút không dám xét xử. Sinh đau buồn lắm bèn chẳng thiết gì thi cử nữa. Một hôm Sinh thủng thỉnh đi chơi ngoài phố, gặp đám người cưỡi ngựa đi xem hoa về, tiền hô hậu ủng rất oai vệ, trên đường thì trâm thoa rơi rắc, hồng tía tơi bời, sau cùng thấy Thúy Tiêu ngồi trên một chiếc kiệu căng riềm lụa hoa, đi qua dưới rặng liễu. Sinh muốn chạy đến than thở nhưng thấy những người đi cùng với nàng đều là bậc quyền quý, không dám đường đột, chỉ đắm đuối nhìn và ứa hai dòng lệ, không nói được một lời nào.
Nhân Thúy Tiên trước có nuôi một đôi chim yểng, Sinh trỏ đôi chim mà bảo rằng:
Chúng mày là loài vật nhỏ còn suốt ngày được quấn quýt với nhau, không phải như ta lạnh lùng gối chiếc. Ước sao chúng mày nhẹ tung đôi cánh, vì ta đưa đến cho nàng được một phong thư.
Con chim yểng nghe nói, kêu lên và nhảy nhót như dáng muốn đi. Sinh bèn viết một phong thư buộc vào chân nó. [...]
Nàng được thư bèn giở giấy Tiết Đào(1) dấp bút Lâm Xuyên(2) viết một bức thư để trả lời. [...]. Thúy Tiêu từ đó buồn rầu sinh ốm.
(Trích Chuyện nàng Thúy Tiêu, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ, 2013)
Chú thích:
(1) Tiết Đào: Tiết Đào đời Đường là một danh kĩ ở đất Thục, hay làm những bài thơ ngắn, vì tiếc giấy nên cắt hẹp lại. Từ đấy, những tài tử trong Thục lấy thế làm tiện, cũng cắt những tờ giấy nhỏ để viết thơ, gọi là tờ giấy Tiết Đào.
(2) Lâm Xuyên: Vương Hy Chi đời Tấn là người viết chữ rất đẹp, từng làm chức Nội sử ở Lâm Xuyên, vì thế trong văn học thường dùng mĩ từ Lâm Xuyên để gọi bút viết.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định các nhân vật chính trong đoạn trích.
Câu 2. Khiếu thông tuệ của nàng Thúy Tiêu được thể hiện qua những chi tiết nào trong đoạn trích?
Câu 3. Nhận xét tình cảm của chàng Nhuận Chi dành cho nàng Thúy Tiêu trong đoạn trích.
Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các điển tích được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 5. Từ hành động của tên quan Trụ quốc họ Thân trong đoạn trích, anh/chị có suy nghĩ gì về tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến xưa?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1. Xác định các nhân vật chính trong đoạn trích.
Các nhân vật chính trong đoạn trích là:
Câu 2. Khiếu thông tuệ của nàng Thúy Tiêu được thể hiện qua những chi tiết nào trong đoạn trích?
Khiếu thông tuệ của nàng Thúy Tiêu được thể hiện qua các chi tiết sau:
Câu 3. Nhận xét tình cảm của chàng Nhuận Chi dành cho nàng Thúy Tiêu trong đoạn trích.
Tình cảm của chàng Nhuận Chi dành cho nàng Thúy Tiêu rất sâu đậm và chân thành. Khi Thúy Tiêu bị quan Trụ quốc họ Thân cướp đi, Nhuận Chi đau buồn và không thiết tha với kỳ thi nữa. Chàng vẫn tìm cách liên lạc với Thúy Tiêu qua đôi chim yểng, và dù biết rằng những người đi cùng nàng đều là bậc quyền quý, chàng vẫn đứng lặng, ứa lệ không nói được lời nào. Điều này cho thấy nỗi đau và sự tuyệt vọng của chàng, cũng như tình yêu mãnh liệt và lòng trung thành mà chàng dành cho nàng.
Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các điển tích được sử dụng trong đoạn trích.
Tiết Đào: Tiết Đào là một danh kĩ nổi tiếng thời Đường, thường sử dụng giấy nhỏ để viết thơ. Việc sử dụng điển tích này trong đoạn trích nhằm thể hiện sự quý trọng và sự tinh tế trong việc viết thơ của Thúy Tiêu và Nhuận Chi. Nó nhấn mạnh sự sâu sắc và tình cảm chân thành của những lá thư mà họ viết cho nhau.
Lâm Xuyên: Vương Hy Chi đời Tấn nổi tiếng với chữ viết đẹp. Việc sử dụng điển tích này để chỉ bút viết thể hiện sự trang trọng và tinh tế trong việc viết thư. Nó cũng cho thấy Nhuận Chi đánh giá cao văn thư và coi trọng từng chi tiết trong việc giao tiếp với Thúy Tiêu.
Câu 5. Từ hành động của tên quan Trụ quốc họ Thân trong đoạn trích, anh/chị có suy nghĩ gì về tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến xưa?
Hành động của quan Trụ quốc họ Thân cho thấy sự lạm dụng quyền lực và tàn nhẫn của tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến xưa. Quan Trụ quốc, mặc dù có quyền lực lớn, nhưng đã không ngần ngại cướp đi người phụ nữ mà mình yêu thích, bất chấp đạo đức và sự công bằng. Điều này phản ánh sự bất công và tha hóa trong xã hội phong kiến, nơi mà quyền lực có thể lấn át lương tâm và pháp luật. Từ đó, chúng ta có thể thấy được sự cần thiết phải cải cách xã hội và đấu tranh chống lại sự bất công và lạm quyền.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |