Các chất như 2,4 – dichlorophenoxyacetic (2,4 – D) và 2,4,5 – trichlorophenoxyacetic (2,4,5 – T) ở nồng độ thấp (vài phần triệu) có tác dụng kích thích sinh trưởng của thực vật; ở nồng độ cao có tác dụng diệt cỏ, dùng làm chất diệt cỏ, phát quang rừng rậm. Tuy nhiên, các chất này tồn dư ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái.
- Em hãy chỉ ra những ảnh hưởng của sự tồn dư thuốc diệt cỏ đối với môi trường và con người?
- Em hãy đưa ra khuyến nghị với người dân nên sử dung thuốc diệt cỏ như thế nào cho khoa học, an toàn?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Những ảnh hưởng của sự tồn dư thuốc diệt cỏ đối với môi trường và con người: tồn dư thuốc diệt cỏ có thể đưa vào đất, nguồn nước ngầm, tồn dư trong cây lương thực ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người và môi trường (các chất này tồn tại tương đối lâu và có thể chuyển hoá thành chất có độc tính cao gây đột biến tế bào, ung thư…).
- Khuyến nghị với người dân nên sử dụng thuốc diệt cỏ cho khoa học, an toàn:
Tuân thủ 4 nguyên tắc khi sử dụng thuốc:
+ Sử dụng đúng thuốc (chọn thuốc phù hợp với loại cây, thời gian cách ly, thời tiết, khí hậu…).
+ Sử dụng đúng lúc (lựa chọn đúng thời điểm phun thuốc để mang lại hiệu quả kinh tế, ít gây hại cho con người và môi trường).
+ Sử dụng đúng liều lượng, nồng độ.
+ Sử dụng đúng cách (có đồ bảo hộ cho người dùng, xử lí bao bì và rửa dụng cụ phun theo đúng quy trình).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |