Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Cuối tuần trước, chúng tôi có buổi sinh hoạt ngoại khóa, nhà trường đã tổ chức cho học sinh toàn trường đến tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. HCM. Trong chuyến thăm đến nơi đây, học sinh chúng tôi đã được nghe kể về lịch sử, tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp và hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Bảo tàng Hồ Chí Minh còn được biết đến với tên gọi bảo tàng Bến Nhà Rồng nằm ở Số 01 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Hơn 100 năm trước, vào ngày 5/6/1911, cũng chính tại nơi đây, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc vẫn đang còn lầm than.
Hiện bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. HCM là một trong những Bảo tàng thuộc quản lý của Sở Văn hóa Thông tin TP. Hồ Chí Minh, và là một chi nhánh nằm trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.
Trước ngày 30/4/1975, đây là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà được xây dựng từ giữa năm 1862 đến cuối năm 1863 hoàn thành với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "lưỡng long chầu nguyệt", một kiểu trang trí quen thuộc của đền chùa Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo đó nên Tổng Công ty Vận tải Hoàng Đế được gọi là Nhà Rồng và bến cảng mang tên Bến Cảng Nhà Rồng. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại, thương cảng Sài Gòn được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý, họ đã tu sửa lại mái ngói ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng mới với tư thế quay đầu ra ngoài.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |