LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu đặc điểm tự nhiên của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ

Câu hỏi: Nêu đặc điểm tự nhiên của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ.
(Mn giúp với ạ, em cần gấp ạ. Không copy trên mạng ạ)
1 trả lời
Hỏi chi tiết
79
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ của Việt Nam, chủ yếu nằm xung quanh các con sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Lô và các nhánh của chúng, có một số đặc điểm tự nhiên nổi bật:

1. **Địa hình**: Vùng châu thổ Bắc Bộ có địa hình thấp, bằng phẳng với những đồng bằng rộng lớn. Đây là nơi mà đất phù sa do các con sông bồi đắp nên rất màu mỡ, thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp.

2. **Khí hậu**: Châu thổ Bắc Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9, mang lại lượng mưa dồi dào. Đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt, đặc biệt là lúa gạo.

3. **Thủy văn**: Hệ thống sông ngòi ở châu thổ Bắc Bộ rất phong phú, có nhiều nhánh sông lớn chảy qua. Các con sông như sông Hồng không chỉ cung cấp nước cho nông nghiệp mà còn có vai trò quan trọng trong việc giao thông vận tải và sinh hoạt của người dân.

4. **Đất đai**: Đất ở khu vực này chủ yếu là đất phù sa, rất thích hợp cho việc trồng lúa và các loại cây trồng khác. Đặc biệt, đất đai màu mỡ đã góp phần lớn vào sự phát triển nông nghiệp đáng kể trong vùng.

5. **Sinh thái**: Vùng đất châu thổ Bắc Bộ có nhiều hệ sinh thái phong phú, với các thảm thực vật đa dạng từ đồng bằng đến ven sông, đầm lầy, cùng với sự đa dạng về động vật, tạo nên môi trường sống phong phú cho các loài sinh vật.

6. **Tài nguyên thiên nhiên**: Các vựa cá, tôm của châu thổ mang lại nguồn thực phẩm phong phú cho người dân. Bên cạnh đó, đất và nước sông cũng là tài nguyên quý giá cho ngành nông nghiệp.

Tóm lại, những đặc điểm tự nhiên này đã ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, kinh tế và xã hội của cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ, hình thành nên bản sắc văn hóa đặc trưng của khu vực này.
2
0
kim chun sang
23/09 12:40:25
+5đ tặng
1.1.1. Vị trí địa lý
  • Vùng văn hóa: Châu thổ Bắc Bộ nằm ở phía Bắc đất nước.
  • Tiếp giáp:
    • Phía Bắc: Giáp vùng văn hóa Việt Bắc.
    • Phía Nam: Giáp vùng văn hóa Trung Bộ.
    • Phía Tây: Giáp vùng văn hóa Tây Bắc và vùng văn hóa Trường Sơn - Tây Nguyên.
    • Phía Đông: Giáp biển Đông.
  • Ý nghĩa:
    • Là cầu nối giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây - Đông và Bắc - Nam.
    • Thuận lợi giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội giữa các vùng, các nước trong khu vực và trên thế giới → Tạo điều kiện tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
    • Có ý nghĩa chiến lược về an ninh - chính trị.
    • Là cái nôi của nền văn minh lúa nước.
1.1.2. Về lãnh thổ
  • Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ có hình một tam giác bao gồm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã.
  • Nói tới vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ:
    • Là nói tới vùng văn hóa thuộc địa phận các tỉnh Hà Tây; Nam Định; Hà Nam; Hưng Yên; Hải Dương; Thái Bình; thành phố Hà Nội; Hải Phòng; phần đồng bằng của các tỉnh Phú Thọ; Vĩnh Phúc; Bắc Ninh; Bắc Giang; Ninh Bình; Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh.
    • Cũng cần nói thêm về Nghệ An; Hà Tĩnh ngay từ thời văn minh Văn Lang – Âu Lạc; thậm chí ngược lên xa hơn; Nghệ An – Hà Tĩnh vẫn gắn bó với Bắc Bộ.
  • Đây là vùng văn hóa đúng như PGS, TS. Ngô Đức Thịnh nhận xét “Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam; đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc.”
1.1.3. Về địa hình
  • Địa hình: Núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển.
  • Địa hình cao thấp không đều: Có nơi thấp úng như Gu Lương (Bắc Ninh), có núi Thiên Thai nhưng vẫn là vùng trũng như Nam Định, Hà Nam là vùng thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn, núi Đọi…
1.2. Khí hậu
  • Vùng chịu ảnh hưởng chủ yếu từ lục địa Trung Hoa chuyển qua nên mang tính chất khí hậu lục địa.
  • Là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Hàng năm chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa Châu Á tới) và gió mùa Đông Nam có độ ẩm cao. Tuy có 4 mùa nhưng hai mùa rõ rệt nhất là hè và đông:
    • Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10: Khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều.
    • Mùa đông xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 3: Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm, có mưa phùn.
  • Nhiệt độ trung bình năm:
    • Tăng dần từ phía Bắc xuống phía Nam và có khí hậu giao hòa, đây là đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển.
    • Rơi vào khoảng 25°C, trong đó nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 và thấp nhất vào tháng 1.
  • Lượng mưa trung bình:
    • Từ 1,700 đến 2,400mm.
    • Cao nhất là vào tháng 8, trong đó mùa mưa vào những tháng: 5, 6, 7, 8, 9, 10.
    • Thấp nhất vào tháng 1.
    • Khí hậu vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ cũng thường phải hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết, trung bình hằng năm có tới 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, gây ra nhiều lũ lụt, sạt lở, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và ngành nông nghiệp của toàn địa phương trong vùng.
    • Vùng Tây Bắc và Đông Bắc tập trung nhiều nạn lũ lụt do lượng mưa lớn ảnh hưởng đến đồng ruộng và đời sống nhân dân. Mực nước sông có năm lên rất cao dẫn đến sự tràn bờ và vỡ đê.
    • Vùng Đồng bằng Bắc Bộ hàng năm phải hứng chịu ảnh hưởng lớn của bão và áp thấp nhiệt đới do hệ quả của mưa to, gió lớn của bão gây ra sự ngập úng thiệt hại cho vụ mùa. Ngoài ra, vùng Đồng bằng Bắc Bộ cũng phải chịu đựng sự ảnh hưởng của thời tiết gió Tây khô nóng cùng với sự khô hạn của mùa khô và sự gián đoạn mưa thời kỳ đầu hè, dẫn đến khô hạn gây ra khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp.
    • Vùng Đồng bằng và trung du Bắc Bộ có thời tiết mưa phùn và nồm ẩm rất đặc trưng và đều khắp, nhất là vào tháng 2, 3. Thời tiết trở nên nồm và mưa phùn, nên ngoài việc làm tăng đáng kể độ ẩm không khí, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển và ảnh hưởng đến sức khỏe.
1.3. Cảnh quan
1.3.1. Sông ngòi
  • Vùng châu thổ Bắc Bộ có một hệ thống sông ngòi khá dày và chằng chịt: khoảng 0,5 – 1,0km/km². Gồm các dòng sông lớn như: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc.
  • Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa, thủy chế của các dòng sông cho nên sông ngòi Bắc Bộ có chế độ nước theo mùa, nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt:
    • Mùa cạn: dòng chảy nhỏ, nước trong.
    • Mùa lũ: dòng chảy lớn, nước đục.
  • Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ cũng theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú.
  • Vùng có đường bờ biển dài, có cửa ngõ lớn và quan trọng thông thương với các khu vực lân cận và thế giới qua các cảng biển.
  • Hệ thống kênh rạch chằng chịt, nguồn nước dồi dào gồm các con sông lớn nhỏ chảy xen kẽ lẫn nhau, ven các con sông có đê để ngăn lũ. (Đặc biệt sông Hồng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền văn minh lúa nước sớm nhất nước ta mà còn đem lại nguồn lợi kinh tế khổng lồ như thủy điện, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản).
  • 1.3.2. Đất đai
  • Các loại đất đai vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ:
    • Đa dạng và vô cùng màu mỡ do phù sa của các con sông nơi đây bồi đắp nên.
    • Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
  • Nhóm đất chủ yếu ở vùng châu thổ Bắc Bộ chính là nhóm đất feralit, tiếp đó là đất phù sa tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm đồng bằng sông Hồng, còn đất feralit trên đá vôi có diện tích nhỏ.
  • Ở khu vực đồng bằng và ven biển có lớp thổ nhưỡng là đất phù sa trầm tích Đế Tứ rất màu mỡ đã được khai thác từ lâu đời mà phần lớn được trồng lúa nước đã hình thành nên loại đất lúa nước.
  • Chính vì nhờ đất đai có sự đa dạng đặc biệt đó đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên sự đặc sắc của sinh vật vùng đồng bằng Bắc Bộ.
  • 1.3.3. Sinh vật
  • Sinh vật tiêu biểu cho hệ thống rừng nguyên sinh là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • Ở các vùng núi cao có thể trồng các cây công nghiệp nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới:
    • Người dân thường chú trọng phát triển loại cây ưa lạnh có hiệu quả kinh tế cao như ngô, khoai tây, su hào, cải bắp, cà chua. Những loại cây này đa phần được trồng xen canh giữa các mùa vụ.
    • Bên cạnh đó, đồng bằng Bắc Bộ cũng có thể trồng và phát triển những loại cây đặc trưng cho vùng nhiệt đới như cây họ đậu, cây vang, dâu tằm, cây dầu,…
  • Tài nguyên sinh vật trong vùng khá phong phú với nhiều động, thực vật quý hiếm đặc trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù trong vùng có các khu dân cư và đô thị phân bố dày đặc nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương. Chủ yếu là những động vật ưa nhiệt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư