Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

                   Bài Thơ Hay : Mở Ra Nhiều Triết Lí Nhân Sinh  ( LÊ THÀNH VĂN)
Thi phẩm “Cha con người ăn mày” của nhà thơ - nhà báo Phan Huy là tiếng lòng rưng rưng, khắc khoải về phận người hành khất giữa thời buổi kinh tế thị trường, khi mà cái ăn cái mặc không còn là nỗi ám ảnh đến quặn thắt, xót xa.

Ở bốn câu thơ đầu, tác giả Phan Huy đã giới thiệu không gian quen thuộc nơi người hành khất thường xuất hiện: “Ở bến phà sông Tiền/ Có một người hành khất”. Đâu chỉ thuần túy là một địa điểm, địa danh cụ thể, đó còn là không gian nghệ thuật đầy ám ảnh về sự nổi trôi, vô định của kiếp người lưu lạc.

Nơi bến phà sông Tiền mênh mang sóng nước là những kiếp bèo lau trôi dạt, đẩy đưa. Âu có khác gì phận người hành khất chăng? Không chỉ dừng lại ở đó, hình tượng người hành khất không được tác giả chú ý về diện mạo, quần áo mà lại tập trung vào chiếc gậy.

Chiếc gậy xuất hiện như một tín hiệu nghệ thuật chỉ dấu về sự bất hạnh của cuộc đời: Người hành khất mù lòa cả hai mắt. Nhìn “chiếc gậy cùn hai đầu”, nhà thơ đã thấu hiểu hành trình xa xôi, khó nhọc trên bao chặng đường mà người hành khất đã qua. Không thế sao có thể hạ hai câu thơ đầy cảm xúc và ám ảnh tâm hồn người đọc thế này:

“Gậy chấm dày mặt đất

Chiếc gậy cùn hai đầu”

Đi xin ăn qua nhiều phố phường, làng mạc, mỗi bước đi lại phải dò dẫm theo chân người con, chiếc gậy đã phải bao lần quờ quạng, xoay trở liêu xiêu giữa chốn đông người nên mới “chấm dày mặt đất”. Sâu xa hơn, những dấu chấm của chiếc gậy dường như đã đủ loang phủ khắp mặt đất này. Vì thế, câu thơ thuần tả mà lạnh sắc, lắng đọng một tình thương yêu thiết tha của tác giả dành cho người ăn mày. Bởi hơn ai hết, nhà thơ hiểu được hành trình, thấu được bước đường gian khổ và cả nỗi âu lo mà hai cha con người hành khất thấm trải:
          Ngày nay mặt trời mọc 
         Cha và con dắt nhau

         Cây đàn buông trước ngực

          Dây chùng nỗi lo âu”

Ra đi xin ăn từ sáng sớm khi mặt trời vừa mọc, nhưng điểm dừng thì hẳn làm sao biết được. Có lẽ họ không nhà, không nơi nương tựa mới đi ăn mày thế này. Người con dắt cha tìm kế sinh nhai qua lời ca tiếng hát.

Thực ra, họ cũng đánh đổi đấy chứ, đâu có xin ăn không. Mượn lời ca tiếng hát, bản đàn mà ngửa tay mong sự bố thí của người đời âu cũng là điều đáng trọng. Thế mà “nỗi lo âu” cứ chùng xuống, trĩu nặng mỗi ngày. Nhìn dây đàn người hành khất mà cảm được bao lo toan thường nhật về miếng cơm manh áo, nhà thơ Phan Huy đã bày giãi nỗi lòng ngậm ngùi, xót xa về kiếp người vô định, nổi trôi. Theo đó, tấm lòng thi nhân cứ dõi theo hai cha con người ăn mày qua nhiều cung đường phố thị, nhiều ga bến, nhiều chợ sáng chợ chiều ngược xuôi tấp nập để rồi ghi lại những cảnh tượng nao lòng, những khắc giờ dễ làm rơi nước mắt:

“Cha mù hai con mắt

Nhìn bằng đôi bàn chân

Con đi trong ngơ ngác

Tay ngửa nón, tay đàn”

Giọng thủ thỉ, lời nhẹ nhàng, nhà thơ cứ như người đánh đàn nhấn nhá từng cung bậc nỉ non kể về tình cảnh cha con người ăn mày trước cuộc đời xuôi ngược. Người cha kinh nghiệm trường đời, dù mù lòa hai mắt; người con sáng rõ đường đi nên biết chốn dừng chân; nhờ đó tác giả Phan Huy đã có những câu thơ vừa chân thực vừa đằm sâu triết lí: “Con hỏi cha nơi đến/ Cha hỏi con nơi dừng”.

Hóa ra, cuộc hành khất của hai cha con người ăn mày có khác gì tất cả thế nhân, cũng tính toán chi li, cũng nghĩ suy thấu đáo mới có thể mưu sinh, vượt qua những vất vả để tồn tại kiếp người. Rồi chuyện ấm lạnh giữa dòng đời, chuyện cảm thương hay dửng dưng âu cũng là điều muôn thuở: “Bao nhiêu người ghé bến/ Ai thương, ai dửng dưng?”.

 

Nhưng có lẽ thông điệp mà nhà thơ Phan Huy muốn gửi gắm đến chúng ta nằm ở khổ thơ cuối bài thì phải? Chẳng vậy sao mà tác giả hạ xuống bốn câu thơ đầy dằn vặt nỗi niềm và ẩn sâu triết lí thế kia.

Giọng điệu ở khổ cuối cũng khác thường, nó cứ chênh chao tưng tửng như người “say” vậy. Một câu hỏi thảng thốt bất chợt trào ra nghe mằn mặn nước mắt và nghèn nghẹn lá phổi buồng tim nên càng thêm day dứt! Gặp người ăn mày nhưng lại hỏi “người hay ta ăn mày?” thì phải đau đời lắm, thấu hiểu lắm, cật vấn lắm.

Này nhé, người xin ăn bằng lời ca tiếng hát, nghĩa là bằng chính mồ hôi nước mắt của mình liệu có phải “ăn mày” không? Ta sống, nhìn bên ngoài có vẻ đường bệ, nhưng cứ dựa dẫm, núp bóng, “xin ăn” lén lút kẻ khác để rồi được giàu sang, thăng quan tiến chức, liệu không là “hành khất” sao? Chao ôi, thơ viết thế thì nặng lòng nhân thế lắm, đau đời lắm mới gieo xuống câu chữ cứ như không mà sâu sắc đến vô cùng:

“Tôi vừa tan cuộc rượu

Hồn còn tràn trề say

Gặp nhau rồi chợt hiểu

Người hay ta ăn mày?”

“Người hay ta ăn mày?” là câu hỏi muốn bóc trần nhân tính, thấm đẫm chất triết lý, đầy cật vấn về lẽ đời, lẽ người; giọng điệu giễu nhại mà minh triết, tưởng đùa mà hóa nghiêm trang; tưng tửng mà lắng sâu, khiến ta không khỏi giật mình! Đó cũng là mấu chốt tư tưởng mà nhà thơ muốn truyền gửi. Và sự thành công ở bài thơ này cũng nhờ vào câu thơ độc sáng ấy, nó chính là linh hồn của thi phẩm vậy.

Bài thơ “Cha con người ăn mày” của nhà thơ Phan Huy được in trong tập “Xẻ đôi ngọn gió” - một tập thơ dày dặn, nhiều đề tài, đa dạng về cảm xúc và có nhiều tác phẩm khá ám gợi. Nhưng với tôi, vượt trội hơn các thi phẩm khác, “Cha con người ăn mày” có một chiều sâu nhân đạo, một cảm thức phổ quát về cuộc đời, về thân phận con người trước trùng trùng bể dâu trần thế. Nhờ đó, bài thơ xoáy sâu vào tâm cảm người đọc, mở ra nhiều vấn đề triết lý nhân sinh mà chúng ta cần suy ngẫm, nhất là trong cuộc sống đương đại.
1. Nhan đề bài viết cung cấp cho người đọc thông tin gì ?
2 . Văn bản gồm mấy luận điểm ? Xác định nội dung  của từng luận điểm đó ?
3. Đọc luận điểm 3( từ Thực ra , họ cũng ... đến ai dửng dưng?)  và cho biết luận điểm gồm mấy luận cứ? Nhận xét vai trò luận điểm với luận đề?
4. Ở luận điểm 4 , tác giả sử dụng  bằng chứng khách quan và đánh giá chủ quan như thế nào? Nhận xét hiệu quả của chúng trong luận điểm và mục đích văn bản .
5. Tác giả sử dụng những lí lẽ nào để khẳng định bài thơ thể hiện tiếng lòng về thân phận người hành khất? 
6. Tác giả đã dùng lí lẽ nào để đánh giá cao giá trị nghệ thuật bài thơ?
7. Theo tác giả, thông điệp chính mà nhà thơ Phan Huy muốn gửi gắm là gì?
8. Tác giả đánh giá như nào về giá trị nghệ thuật bài thơ?
9. Em có đồng ý với nhận đinh của tác giả : Mượn lời ca tiếng hát , bản đàn mà ngử tay mong sự bố thí của người đời âu cũng là sự đáng trân tọng không ?vì sao ?

 

 






 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
415
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là những câu trả lời cho các câu hỏi bạn đã đưa ra:

1. **Nhan đề bài viết cung cấp cho người đọc thông tin gì?**
- Nhan đề bài viết "Bài Thơ Hay: Mở Ra Nhiều Triết Lí Nhân Sinh" cho thấy tác giả sẽ phân tích một bài thơ của nhà thơ Phan Huy, qua đó phân tích những triết lý liên quan đến cuộc sống và thân phận con người.

2. **Văn bản gồm mấy luận điểm? Xác định nội dung của từng luận điểm đó?**
- Văn bản gồm 4 luận điểm:
1. Về không gian và hình ảnh người hành khất, biểu trưng cho phận người lưu lạc.
2. Hình tượng chiếc gậy và những cảm xúc sâu sắc từ đó.
3. Hành trình khổ cực và sự tồn tại của cha con người hành khất.
4. Thông điệp và triết lý nhân sinh được diễn đạt qua câu hỏi "Người hay ta ăn mày?".

3. **Đọc luận điểm 3 (từ Thực ra, họ cũng ... đến ai dửng dưng?) và cho biết luận điểm gồm mấy luận cứ? Nhận xét vai trò luận điểm với luận đề?**
- Luận điểm 3 gồm 2 luận cứ:
1. Hành trình ăn mày của cha con người hành khất không phải là không có mức độ đánh đổi nào đó.
2. Câu hỏi về cảm thương và sự thờ ơ của con người đối với số phận người khác.
- Vai trò của luận điểm này là làm rõ nỗi khổ cực của người hành khất và nhân lên những suy tư về cuộc sống, đồng thời tạo sự tương phản với người đời để làm nổi bật triết lý của bài thơ.

4. **Ở luận điểm 4, tác giả sử dụng bằng chứng khách quan và đánh giá chủ quan như thế nào? Nhận xét hiệu quả của chúng trong luận điểm và mục đích văn bản.**
- Tác giả sử dụng bằng chứng khách quan là những hình ảnh, biểu tượng cụ thể liên quan đến người hành khất và hoàn cảnh của họ. Các đánh giá chủ quan được thể hiện qua sự cảm thông, xót xa mà tác giả cảm nhận từ cuộc sống của họ.
- Hiệu quả của việc sử dụng bằng chứng và đánh giá này là khơi gợi cảm xúc nơi người đọc, làm nổi bật nỗi khổ của người hành khất cùng thông điệp về lòng nhân ái, từ đó tăng cường mục đích văn bản là khắc họa sâu sắc phận người.

5. **Tác giả sử dụng những lí lẽ nào để khẳng định bài thơ thể hiện tiếng lòng về thân phận người hành khất?**
- Tác giả phân tích hình ảnh người hành khất, chiếc gậy cùn, những lời thơ diễn tả nỗi khổ cực, sự nổi trôi của kiếp người trong xã hội. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra nỗi lo âu và cung bậc cảm xúc sâu sắc từ người cha và người con.

6. **Tác giả đã dùng lí lẽ nào để đánh giá cao giá trị nghệ thuật bài thơ?**
- Tác giả nhấn mạnh tính biểu tượng sâu sắc và triết lý nhân sinh trong câu hỏi "Người hay ta ăn mày?", cùng với việc thể hiện tâm tư, nỗi niềm của người hành khất qua các hình ảnh đầy biểu cảm.

7. **Theo tác giả, thông điệp chính mà nhà thơ Phan Huy muốn gửi gắm là gì?**
- Thông điệp chính mà nhà thơ Phan Huy muốn gửi gắm là sự đồng cảm với phận người, mong muốn nhấn mạnh về sự tồn tại và giá trị của cuộc sống, cũng như cật vấn về sự bình đẳng trong xã hội.

8. **Tác giả đánh giá như nào về giá trị nghệ thuật bài thơ?**
- Tác giả đánh giá bài thơ có giá trị nghệ thuật sâu sắc, không chỉ bởi hình ảnh và cảm xúc mà còn bởi triết lý nhân sinh và khả năng khơi gợi tư duy cho người đọc.

9. **Em có đồng ý với nhận đinh của tác giả: Mượn lời ca tiếng hát, bản đàn mà ngửa tay mong sự bố thí của người đời âu cũng là sự đáng trân trọng không? Vì sao?**
- Có, vì qua việc mượn lời ca tiếng hát, người hành khất không chỉ thể hiện nỗ lực kiếm sống mà còn thể hiện bản chất nghệ thuật và nhân văn của họ. Dù hoàn cảnh khó khăn, họ vẫn giữ được phẩm giá và niềm tự hào, cho thấy sự đáng trân trọng trong cách họ gặp gỡ cuộc sống.
2
0
Amelinda
23/11 15:10:19
+5đ tặng

1. Nhan đề bài viết cung cấp cho người đọc thông tin gì?

  • Nhan đề cho biết bài viết sẽ phân tích một bài thơ cụ thể: "Cha con người ăn mày" của nhà thơ Phan Huy.
  • Gợi ý về việc bài thơ này chứa đựng những triết lý sâu sắc về cuộc sống và con người.

2. Văn bản gồm mấy luận điểm? Xác định nội dung của từng luận điểm đó?

  • Văn bản gồm 6 luận điểm chính:
    • Luận điểm 1: Giới thiệu chung về bài thơ và tác giả, nhấn mạnh không gian nghệ thuật đặc trưng.
    • Luận điểm 2: Phân tích hình ảnh người hành khất và ý nghĩa của chiếc gậy.
    • Luận điểm 3: Miêu tả cuộc sống hàng ngày của cha con người ăn mày và nỗi lo âu thường trực.
    • Luận điểm 4: Phân tích câu hỏi "Người hay ta ăn mày?" và ý nghĩa sâu xa của nó.
    • Luận điểm 5: Khẳng định giá trị nhân đạo của bài thơ.
    • Luận điểm 6: Đánh giá giá trị nghệ thuật của bài thơ.

3. Đọc luận điểm 3 và cho biết luận điểm gồm mấy luận cứ? Nhận xét vai trò luận điểm với luận đề?

  • Luận điểm 3 sử dụng nhiều luận cứ để miêu tả cuộc sống của cha con người ăn mày:
    • Họ đi xin ăn từ sáng sớm.
    • Họ không có nơi chốn ổn định.
    • Họ kiếm sống bằng tiếng hát và cây đàn.
    • Nỗi lo âu luôn thường trực.
  • Các luận cứ này góp phần làm rõ hơn cuộc sống khó khăn, vất vả của người hành khất, từ đó khẳng định được luận đề của bài viết là bài thơ chứa đựng nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc.

4. Ở luận điểm 4, tác giả sử dụng bằng chứng khách quan và đánh giá chủ quan như thế nào? Nhận xét hiệu quả của chúng trong luận điểm và mục đích văn bản.

  • Bằng chứng khách quan: Câu hỏi "Người hay ta ăn mày?" được trích dẫn trực tiếp từ bài thơ.
  • Đánh giá chủ quan: Tác giả phân tích sâu sắc ý nghĩa của câu hỏi này, liên hệ với thực tế cuộc sống.
  • Hiệu quả: Câu hỏi này tạo ra một điểm nhấn, khơi gợi sự suy ngẫm của người đọc về bản chất của con người và xã hội.

5. Tác giả sử dụng những lí lẽ nào để khẳng định bài thơ thể hiện tiếng lòng về thân phận người hành khất?

  • Miêu tả chi tiết cuộc sống khó khăn, vất vả của cha con người ăn mày.
  • Nhấn mạnh nỗi lo âu, sự bất định trong cuộc sống của họ.
  • Sử dụng những hình ảnh giàu cảm xúc để gợi tả nỗi đau, sự đồng cảm.

6. Tác giả đã dùng lí lẽ nào để đánh giá cao giá trị nghệ thuật bài thơ?

  • Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
  • Câu hỏi "Người hay ta ăn mày?" độc đáo, giàu tính triết lý.
  • Bài thơ mở ra nhiều vấn đề nhân sinh sâu sắc.

7. Theo tác giả, thông điệp chính mà nhà thơ Phan Huy muốn gửi gắm là gì?

  • Câu hỏi về bản chất của con người: Ai là người thật sự "ăn mày"?
  • Sự đồng cảm với những người bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống.
  • Suy ngẫm về giá trị của cuộc sống và những điều thực sự quan trọng.

8. Tác giả đánh giá như nào về giá trị nghệ thuật bài thơ?

  • Bài thơ có giá trị nhân đạo sâu sắc.
  • Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
  • Câu hỏi "Người hay ta ăn mày?" là một câu hỏi mở, khơi gợi nhiều suy ngẫm.

9. Em có đồng ý với nhận định của tác giả: "Mượn lời ca tiếng hát, bản đàn mà ngửa tay mong sự bố thí của người đời âu cũng là sự đáng trân trọng không?" Vì sao?

  • Đồng ý:
    • Việc kiếm sống bằng tài năng và sức lao động của mình là đáng được tôn trọng, dù trong hoàn cảnh khó khăn.
    • Hành động này thể hiện sự tự trọng và ý chí vươn lên của con người.
  • Không đồng ý:
    • Xin ăn vẫn là một hình thức xin xỏ, dựa vào sự giúp đỡ của người khác.
    • Có thể có những cách khác để kiếm sống một cách tự chủ hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×