Phân tích “ chiếc khăn len màu đỏ” của Cao Nguyệt Nguyên
Bài làm
Nguyễn Minh Châu từng quan niệm “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đòng tâm mà tâm điểm của chúng là con người”. Qủa thật, văn hoặc có thể ưu ái một chú chim hót vang mừng sáng, có thể thiết tha với một cánh hồng tỏa hương vào buổi sớm mai; nhưng hơn hết văn học luôn lấy con người làm tâm điểm của cuộc sống, thông qua đó thể hiện tư tưởng, quan điểm, cách nhìn nhận hiện thực của nhà văn. Đến với tác phẩm “ chiếc khăn len màu đỏ” của Cao Nguyệt Nguyên, ta bắt gặp hình tượng những đứa trẻ phải lao động từ sớm, bị bóc lột sức lao động và cũng qua đó làm nổi bật tình cảm con người.
Cao Nguyệt Nguyên là một nhà văn trẻ có nhiều đóng góp cho văn học đương đại Việt Nam. Ngoài những đề tài viết về phụ nữ thì bên cạnh đó, cô cũng có những tác phẩm viết về thiếu nhi, về tình yêu thương giữa con người. Truyện ngắn “chiếc khăn len màu đỏ” là một tác phẩm tiêu biểu trong số đó mà còn đưa người đọc tới nội dung sâu sắc, nhân văn. Truyện có nhan đề khơi gợi trí tò mò của người đọc, cuốn hút người đọc và tìm hiểu thiên truyện.
Truyện kể về cô bé Mí, một cô bé bán hàng rong đang ngồi cùng đám trẻ con dưới thềm đá nhà thờ. Tuyết rơi dày đặc và Mí thì vừa đói, vừa rét, đang ngồi chờ mẹ đến đón. Mí ngồi nghĩ về gia đình mình, chợt tiếng chuông nhà thờ vang lên làm một cậu bé giật mình đánh rơi cây xúc xích. Sau khi mọi người rời đi thì Mí chạy lại nhặt lên ăn. Cô nhớ đến cô giáo Quyên - một người mà Mí rất quý, nhớ đến cuộc nói truyện của cha mẹ, nhớ đến những cau chuyện cô Quyên kể cho cả đám học trò nghe. Khi thấy mọi người ước, cô cũng nghĩ mình nên ước gì nhưng Mí chợt nhận ra em có quá nhiều thứ để ước; rồi Mí dần chìm vào giấc ngủ cùng với những giấc mơ. Em giật mình tỉnh dậy khi được một cô gái đánh thức, cô gái đó đã tặng Mí chiếc khăn len màu đỏ và em nghe thấy tiếng mẹ gọi. Trên đường về nhà, Mí đã nói truyện cùng mẹ và em cảm thấy ấm lòng, cứ như một ngọn lửa nhen trong người.
Gamzatôp từng nói: “ giống như ngọn lửa bùng lên từ cành khô, tài năng bắt nguồn từ những tình cảm mạnh mẽ của con người”. Trong truyện ngắn “ chiếc khăn len màu đỏ”, ta bắt gặp sự thương cảm, sự chia sẻ mà tác giả dành cho những em bé có cuộc sống thiếu thốn, vất vả. Qua nét miêu tả của tác giả, Mí là một cô bé bán hàng rong trong đêm đông, tuyết rơi đầy, “váy áo bị tuyết phủ kín”. Trời lạnh, Mí thì vừa rét vừa đói, bụng Mí “ bắt đầu kêu òng ọc”. Trong khi đã có hai, ba đứa được mẹ đón về thì Mí vẫn ngồi dưới trời đầy tuyết rơi. Khi thấy cây xúc xích rơi của một cậu bé, Mí đã không ngần ngại mà “đưa lên ngang miệng, thổi phù phù như cách làm phép của bọn trẻ nhà nghèo” rồi cho vào mồm ăn. Mí đã có một mong muốn giản dị rằng : “giá mà ai đó đánh rơi cai nữa”. Tuy tích đi học nhưng em vẫn lo lắng “sẽ không có ai phụ mẹ bán hàng”. Và khi ngủ thiếp đi, Mí đã mơ về hạnh phúc được đến trường, được học tập. Đó tuy là những ước mơ nhỏ nhoi, đơn giản, nhưng đối với những em bé vùng cao như Mí thì đó lại là hạnh phúc, là cao xa vô cùng. Qua những chi tiết nhỏ miêu tả nhân vật đó, ta đã thấy rõ được tình yêu thương, sự xót xa, thương cảm mà tác giả dành cho nhân vật, dành cho những em bé khốn khổ.
Đặc biệt, ta còn thấy được tình yêu thương, sự chia sẻ giữa con người với con người trong câu chuyện. Đó là hình ảnh cô giáo Quyên, một người mang cái chữ đến cho các em bé dân tộc. Cô rất kiên trì “ cứ dăm ba hôm lại vào bản khuyên trẻ con đi học”. Nhờ lời khuyên bảo của cô mà rất nhiều trẻ em đã được đi học, được biết đến chữa nghĩa. Tuy cô là người ở xuôi lên, phải xa gia đình nhưng cô vẫn hết lòng dành tình thương, những điều tốt đẹp đến với các em nhỏ. Rồi cũng từ những câu truyện cổ tích của cô kể, những lời khuyên của cô “nếu biết chăm chỉ học hành, giúp đỡ bố mẹ rồi sẽ có ngày các em có được ước mơ của mình” đã gieo vào lòng nhân vật Mí những ước mơ trong sáng, ngây ngô. Tình yêu thương còn là tình cảm người mẹ dành cho bé Mí. Mẹ Mí rất yêu thương con, bà biết đời mình đã khổ vì không được đi học nên bà mong “đời nó phải khá hơn”. Dù phải đợi mẹ rất lâu nhưng trong lòng Mí biết “mẹ rất thương mình”. Khi mẹ đến đón thì Mí nhận ra “mẹ cũng mặc mỏng manh”, bà còn hỏi han con có “đói không ?”; “mẹ để phần cháo nóng ở nhà”. Biết con còn nhỏ mà phải lặn lội kiếm tiền trong thời tiết khắc nghiệt, người mẹ ấy đã hết lòng quan tâm, hỏi han, dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Tình mẫu tử đó đã khiến nhân vật Mí cảm thấy “lòng mình ấm áp quá”. Đâu chỉ có vậy, tình cảm con người còn là sự quan tâm của cô gái lạ dành cho Mí. Khi thấy em ngủ gật lúc mọi người đã về gần hết, cô gái đã gọi Mí dậy, quan tâm, hỏi han “Sao em không về nhà ?”, cô gái ấy không về ngay mà còn “nán lại”, nhìn Mí “với ánh mắt lo lắng”. Khi nghe Mí nói, cô gái trẻ đã cuốn chiếc khăn len đỏ lên cổ Mí và nói rằng đây là món quà của cô nhân ngày Giáng sinh. Một hành động vô cùng ấm áp, thể hiện tính nhân văn, đó là tình cảm giữa con người với con người, cô gái tuy xa lạ nhưng đã hi sinh bản thân, chịu đựng cái rét lạnh giá để quàng chiếc khăn lên cổ bé Mí, sưởi ấm trái tim bé thơ của Mí và của hàng triệu con người Việt Nam. Và rồi từ những hành động của cô gái ấy làm Mí nhận ra “ giấc mơ, không giống như câu chuyện cổ tích mà cô giáo kể”. Từ những cử chỉ, lời nói, việc làm ấm áp đó đã giúp tác giả làm nổi bật lên chủ đề tình thương, làm câu chuyện trở lên thật đẹp, đúng như Andecen nói: “ không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”
“Mỗi tác phẩm là một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung”(Leonip Leonip). “ Chiếc khăn len màu đỏ” của Cao Nguyệt Nguyên không chỉ mang tới cho người đọc những khám phá về nội dung, chủ đề mà còn thu hút ở những hình thức nghệ thuật độc đáo, đặc sắc. Trước hết, truyện có cốt truyện đơn tuyến kể về một buổi tối bán hàng trong thời tiết giá rét của cô bé Mí. Nhà văn đã khéo léo xây dựng tình huống vô cùng độc dáo. Tình huống cô bé nhặt chiếc xúc xích bị rơi lên ăn đã làm nổi bật nỗi khổ vì đói và rét của những đứa trẻ vùng cao, từ đó càng làm sáng lên tình yêu thương trong tác phẩm. Đúng là “ tình huống là lát cắt của thân cây mà qua đó ta thấy trăm năm đời thảo mộc”, những người nghệ sĩ có tài sẽ luôn có được những tình huống để đời ghim sâu vào tâm trí, trái tim người đọc. Bên cạnh đó, cách khắc họa nhân vật của nhà văn cũng thật độc đáo, gần gũi. Nói đến thành công nghệ thuật, ta không thể không nhắc đến đóng góp của những chi tiết truyện đặc sắc. Có người từng nói: “Chi tiết là người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ”, bởi có những chi tiết nhỏ, như hạt bụi thoáng qua nhưng lại có sức chứa vô cùng to lớn. Chẳng hạn như chi tiết người mẹ cãi lại lời chồng, đấu tranh với những hủ tục để con được đến trường đã làm nổi bật nên tình cảm thiêng liêng mà người mẹ muốn dành cho con. Hay chi tiết cô gái lạ tặng Mí chiếc khăn. Trong thời tiết vô cùng lạnh lẽo, nhân vật Mí đã bắt gặp tấm lòng vô cùng ấm áp của một người lạ, từ đó làm sáng lên tư tưởng, chủ đề mà tác giả gửi gắm. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba qua lời kể của tác giả tưởng như khách quan, lạnh lùng nhưng ẩn sâu trong đó là nỗi xót xa, thương cảm dành cho những đứa trẻ khổ sở. Ngôn ngữ kể truyện đan xem với ngôn ngữ đối thoại của nhân vật khiến câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. Qua những hình thức nghệ thuật độc đáo, nhà văn Cao Nguyệt Nguyên đã đưa người đọc đến với xứ sở của cái đẹp như Nguyễn Minh Châu từng nhận xét “Niềm vui của nhà văn chân chính là người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp”.
“Chiếc khăn len màu đỏ” là truyện ngắn thành công của Cao Nguyệt Nguyên viết về tình yêu thương, sự đồng cảm giữa những con người trong cuộc sống. Từ nội dung, tư tưởng chủ đề đến hình thức nghệ thuật của tác phẩm đều thể hiện dấu ấn tài năng của nhà văn. Nhưng trong văn chương thì “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”(Nguyễn Du), xuất phát từ tấm lòng yêu thương, sự xót xa, đồng cảm với nỗi khổ, thiếu thốn của những em nhỏ nhà nghèo, phải đi mứu sinh từ nhỏ để kiếm tiền phụ giúp gia đình, tác giả mới có thể viết lên trang văn đầy sức lay động lòng người đến vậy. Cùng viết về đề tài tình yêu thương con người, đã có những tên tuổi đỉnh cao với những tác phẩm nổi tiếng như “Cô bé bán diêm” của Andeccen hay “Bà bán bỏng cổng trường tôi” của Xuân Quỳnh,…nhưng đúng như ý kiến “Một nhà thám hiểm…đôi mắt mới”, đến với “Chiếc khăn len màu đỏ”, người đọc càng thên thấu hiểu và thấm thía hơn nỗi khổ của những mảnh đời nghèo khó trong cuộc sống.
Thời gian trôi đi có thể làm sụp đổ những thành quách, tượng đài,… nhưng những gì là nghệ thuật chân chính thì luôn sống mãi với thời gian. “Chiếc khăn len màu đỏ” cùng nhiều tác phẩm khác của CNN đã đánh dấu tên tuổi của cô vào tượng đài bất tử trong nền văn học đất nước và trong lòng yêu mến của độc giả. Truyện gửi tới người đọc thông điệp về sự thấu hiểu, sẻ chia, cho đi để nhận lại của con người trong cuộc sống, cùng với đó là ca ngợi tinh mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
có sai sót j thông cẻm cho mik nhé