Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách
Yếu tố hình thành và phát triển nhân cách
Nhân cách của cá nhân sẽ hình thành, phát triển trong suốt quá trình trưởng thành. Nhân cách được hình thành và phát triển dựa trên 5 yêu tố cơ bản là Di truyền; Hoàn cảnh sống; Giáo dục ; Hoạt động và Giao tiếp.
Vai trò của giáo dục
Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức bên ngoài, góp phần đáp ứng các yêu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại
Nghĩa rộng của giáo dục là toàn bộ sự tác động của giá định, nhà trường, xã hội( gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác) đến con người. Và nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi con người như giao dục đạo đức, giáo dục lao động, giao dục lối sống, hành vi.
Lịch sử phát triển của giáo dục nhà trường đã chứng minh vai trò to lớn của giáo dục trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội và giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Giáo dục thể hiện vai trò chủ đạo qua những điểm sau đây
+ Vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Đồng thời còn tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo những chiều hướng đó
+ Mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh - di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được.
Ví dụ: Trẻ con không cần giáo dục nhưng đến 2 tuổi sẽ biết đi, 3 tuổi biết nói ( đây là yếu tố bẩm sinh - di truyền đem lại) Tuy nhiên trẻ không thể tự biết đọc, biết viết nếu không được dạy ( chỉ yếu tố giáo dục có thể đem lại)
+ Tầm quan trọng của giáo dục được thể hiện rõ nét đặc biệt đối với những người khuyết tật, có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Nhờ sự can thiệp sớm cùng những tác động đặc biệt là những phương tiện hỗ trợ, giáo dục có thể phục hồi ở những người có tật những chức năng đã mất, phát triển trí tuệ như người bình thường nhờ những biện pháp giáo dục hòa nhập.
Ví dụ: Việc áp dụng chữ nổi để giáo dục trẻ khiếm thị, ngôn ngữ hình thể với trẻ bị câm điếc bẩm sinh
+ Ngoài ra giáo dục còn có thể uốn nắn, làm thay đổi những phẩm chất, những nét tính cách, những hành vi, thói quen không phụ thuộc với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội( do ảnh hưởng tiêu cực của môi trường, cám dỗ từ các tệ nạn, sự lôi kéo của bạn bè xấu ) giúp phát triển theo đúng chuẩn mực đạo đức của nhà giáo dục. Thể hiện hiệu quả của quá trình giáo dục lại đối với các trẻ em hư và những người vi phạm pháp luật.