Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài : Thực hành tiếng việt (Trang 118)

soạn bài : Thực hành tiếng việt
Trang 118
MN giúp mk với mk đang gấp ạ
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
14
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách soạn bài “Thực hành tiếng Việt” trang 118. Tuy nhiên, tôi cần biết rõ hơn về nội dung và yêu cầu bài tập mà bạn đang đề cập. Nếu bạn có thể cung cấp thêm thông tin hoặc chủ đề cụ thể mà bạn đang cần hỗ trợ, tôi sẽ giúp bạn có cách giải quyết tốt nhất.

Nếu bài tập liên quan đến các chủ đề như ngữ pháp, từ vựng, hoặc viết đoạn văn, bạn có thể tham khảo các bước sau:

1. **Xác định yêu cầu của bài tập**: Đọc kỹ và hiểu các câu hỏi hoặc nhiệm vụ mà bài tập yêu cầu.

2. **Phân tích nội dung**: Nếu bài tập yêu cầu sử dụng một số từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp cụ thể, bạn cần ôn lại các kiến thức liên quan.

3. **Trả lời câu hỏi**: Dựa vào kiến thức và yêu cầu, bạn hãy viết câu trả lời rõ ràng, súc tích.

4. **Kiểm tra lại**: Sau khi hoàn thành, hãy đọc lại để đảm bảo rằng không có lỗi chính tả hay ngữ pháp.

Nếu bạn đưa ra chi tiết bài tập cụ thể hơn, tôi sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn!
1
0
MaiLyniii
01/01 20:08:12
+5đ tặng

Câu 1 (trang 118 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):

- Công dụng của dấu ngoặc kép trong cả 2 câu a và b là dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. 

a. Cảm giác về một cuộc “ngược dòng” tìm về với thuở sơ khai đến với tôi len lỏi qua cánh rừng nguyên sinh này.

→ “ngược dòng”: vốn thường được dùng để miêu tả dòng chảy (nước, suối chảy ngược dòng) nhưng ở đây tác giả dùng để nói về dòng thời gian, dòng chảy lịch sử. 

b.Hang có ba cửa lớn: cửa trước có hai lớp, vòm cửa ngoài dẫn vào một “sảnh chờ” rộng rãi; cửa trong lại thấp hẹp, sát ngay dải sông ngầm khá rộng, sâu quá thắt lưng.

→ “sảnh chờ”: vốn thường được dùng để miêu tả khoảng không gian rộng lớn cho những người chờ đợi tại nơi công cộng sử dụng ở sân bay, nhà ga,... để nói về sự rộng lớn, rộng rãi của cửa hang Én.

Câu 2 (trang 118 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):

- Công dụng của các dấu câu:

a. Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én”. Cũng nghe kể rằng trong bản A-rem vẫn còn một vài người chân mỏng, ngón dẹt - dấu tích của bao nhiêu thế hệ leo vách đá, trần hang cao hàng trăm mét.

- Dấu ngoặc kép: “ăn én” dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. Lễ hội "ăn én" là tập tục lâu đời liên quan đến loài én ở nơi này.

- Dấu gạch ngang: “....ngón dẹt - dấu tích của bao thế hệ”: Tác giả sử dụng dấu gạch ngang với mục đích giải thích rõ hơn đặc điểm của những người này là do việc leo trèo vách đá.

b. Hô-oắt Lim-bơ, người tìm ra hơn 500 hang động ở Việt Nam, trong đó có hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, khẳng định rằng: mỗi xen-ti-mét đá kia phải qua cả trăm triệu năm bào mòn hay bồi đắp mới nên. Và tất cả măng đá, nhũ đá, ngọc động ấy vẫn "sống" trong hành trình tạo tác của tự nhiên.

- Dấu gạch ngang: “Hô-oắt Lim-bơ” chỉ tên riêng của nhân vật, được phiên âm ra tiếng Việt.

- Dấu ngoặc kép: “...ngọc động ấy vẫn "sống"” : "sống" được hiểu là đá cũng có cuộc sống, sống như con người. 

Câu 3 (trang 118 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):

- Văn bản “Cô Tô”: 

+ Anh quẩy mười lăm gánh cho thuyền anh: "Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về... Vo gạo bằng nước bể thôi"
Lớp 6 KNTT ạ ,. Dung thì cho mik xin điểm ạ

→ Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời trực tiếp của nhân vật.

- Văn bản “Hang Én”: 

+ Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách.  

→ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt. 

* Biện pháp tu từ 

Câu 4 (trang 118 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):

- Biện pháp tu từ nhân hóa: 

a. “một chú én tò mò sa xuống bàn ăn”

b. “thản nhiên đi lại quanh lều” 

- Tác dụng: Làm cho lời văn có chất hồn nhiên, tinh nghịch. Người đọc cảm thấy những con chim én nhỏ trở nên thân thiết, quen thuộc như những người bạn. 

Câu 5 (trang 118 sgk Ngữ văn lớp 6 Tập 1):

a.Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi.

- Biện pháp tu từ nhân hóa: Én cũng giống như con người (bạn én thiếu niên), có hành động, thói quen sinh hoạt của con người (ngủ nướng, say giấc).

b. Chúng đậu thành từng vạt như những đám hoa lá ai ngẫu hứng xếp trên mặt đất.

- Biện pháp tu từ so sánh: Hình ảnh én đậu đẹp và lạ mắt giống với cách xếp hoa lá ngẫu hứng.

c.Cửa hang thứ hai thông lên mặt đất như cái giếng khổng lồ đón khí trời và ánh sáng.

- Biện pháp tu từ so sánh: So sánh hình ảnh cửa hang rộng lớn như giếng trời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×