BẢY SẮC CẦU VỒNG
“Một hôm, khi đang hoàn thiện bức tranh của mình, anh họa sĩ vô cùng phân vân không biết chọn màu gì để tô nền cho bức tranh. Vì quá mệt nên anh đã thiếp đi. Trong giấc mơ, anh nghe thấy các sắc màu tranh luận với nhau.
Đầu tiên, anh màu Đỏ lên tiếng:
“Đương nhiên tôi là người quan trọng nhất! Đến quốc kì còn phải mang màu của tôi nữa cơ mà!”
Cô màu Cam cũng chẳng chịu kém cạnh:
“Nhưng anh lại chẳng phổ biến bằng tôi đâu anh Đỏ ạ! Tôi có mặt ở khắp mọi nơi, ở tất cả các quả cam trên đời. Trẻ em cũng vô cùng thích tôi vì tôi mang màu sắc của những viên kẹo nữa.”
“Làm sao bằng tôi được!” – Màu Vàng lên tiếng – “Các anh nên nhớ, nguồn sống của Trái Đất này là Mặt Trời. Mà Mặt Trời thì có màu gì? Hàng triệu những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời kia nữa cũng đều có màu vàng cả đấy. Tôi chả quan trọng hơn gấp tỉ lần cái vỏ cam của chị.”
Bác Xanh Lá ôn tồn lên tiếng:
“Công nhận các cháu nói cũng đúng. Nhưng mà bác cho rằng màu của thiên nhiên, cây cỏ mới là đẹp nhất!”
“Thế còn màu bầu trời và nước biển thì sao ạ?” – Xanh Lam cố cãi.
Cậu bé màu Chàm im lặng mãi nãy giờ mới lên tiếng:
“Em thì em thấy là màu chàm trên các áo của các bà, các mẹ mới đẹp và thân thương nhất!”
Mọi người đều tranh cãi chẳng ai chịu nhường ai, khiến em gái út màu Tím phải khóc nấc lên vì ấm ức. Em thỏ thẻ:
“Các anh, các bác ai cũng tốt cả, còn mỗi em là ít được biết đến nhất thôi, em chỉ được xuất hiện trong nét bút mực của các bạn nhỏ.”
Anh họa sĩ nghe thấy tất cả cuộc tranh cãi của các bạn màu, cuối cùng anh cũng biết mình phải làm gì. Khi thức dậy, anh mỉm cười vẽ trên bức tranh một chiếc cầu vồng thật lớn, cả bảy màu cùng nhau hiện lên vô cùng đẹp. Lúc này mọi người mới nhận ra, họ chỉ tỏa sáng rực rỡ nhất khi đứng cạnh nhau.”
(http://doahoadongthoai.vn/bay-sac-cau-vong/)
(Theo Lê Thị Vân Anh, Giải Nhì - Hạng mục Tiểu học
- Đóa hoa đồng thoại, lần thứ 2, NXB Kim Đồng, tr.10)
Câu 1. Truyện được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Ngôi thứ tư.
Câu 2. Câu chuyện trên được kể bằng lời của ai?
A. Lời của người kể chuyện. B. Lời của các sắc màu
C. Lời của anh họa sĩ D. Lời của bảy sắc cầu vồng
Câu 3. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào chỉ toàn là từ ghép?
A. Bức tranh, viên kẹo, cây cỏ, bầu trời
B. Mặt trời, ngôi sao, cây cỏ, lấp lánh
C. Bút mực, trẻ em, thỏ thẻ, bầu trời
D. Ôn tồn, ấm ức, màu vàng, quả cam
Câu 4. Biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng trong văn bản trên?
A. So sánh.
B. Nhân hoá.
C. Ẩn dụ.
D. Hoán dụ.
Câu 1. Vì sao văn bản trên thuộc thể loại truyện đồng thoại? Văn bản trên thuộc thể loại truyện đồng thoại vì:
A. Truyện có cốt truyện, nhân vật, có các sự việc và kết thúc.
B. Truyện viết cho trẻ em, nhân vật là đồ vật được nhân cách hóa.
C. Truyện do trẻ em sáng tác, viết về cuộc sống và mơ ước của trẻ em.
D. Truyện do người lớn sáng tác, viết về những kỉ niệm tuổi thơ.
Câu 2. Các nhân vật trong văn bản được tác giả khắc họa thông qua phương diện nào là chính?
A. Hành động B. Lời nói C. Cử chỉ D. Trang phục
Câu 3. Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có tác dụng gì?
Cậu bé màu Chàm im lặng mãi nãy giờ mới lên tiếng: “Em thì em thấy là màu chàm trên các áo của các bà, các mẹ mới đẹp và thân thương nhất!”
A. Đánh dấu suy nghĩ của nhân vật.
B. Đánh dấu từ ngữ quan trọng trong lời nói của nhân vật.
C. Đánh dấu lời trích dẫn trong văn bản.
D. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 4. Nêu suy nghĩ của em về cách ứng xử của màu Vàng: “Làm sao bằng tôi được!” – Màu Vàng lên tiếng – “Các anh nên nhớ, nguồn sống của Trái Đất này là Mặt Trời. Mà Mặt Trời thì có màu gì? Hàng triệu những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời kia nữa cũng đều có màu vàng cả đấy. Tôi chả quan trọng hơn gấp tỉ lần cái vỏ cam của chị.”
Câu 10. Trình bày suy nghĩ của em về thông điệp mà em tâm đắc nhất được tác giả gửi gắm qua văn bản trên. (Hãy diễn đạt trong khoảng 3 câu văn)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1. Truyện được kể theo ngôi kể nào?
Đáp án: C. Ngôi thứ ba.
Lời kể trong văn bản được trình bày từ góc nhìn của người kể chuyện bên ngoài, không tham gia trực tiếp vào câu chuyện.
Câu 2. Câu chuyện trên được kể bằng lời của ai?
Đáp án: A. Lời của người kể chuyện.
Câu chuyện được dẫn dắt bởi người kể chuyện, dù có xuất hiện lời của các nhân vật.
Câu 3. Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào chỉ toàn là từ ghép?
Đáp án: A. Bức tranh, viên kẹo, cây cỏ, bầu trời.
Các từ này đều là từ ghép, được tạo thành từ hai yếu tố ghép nghĩa.
Câu 4. Biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng trong văn bản trên?
Đáp án: B. Nhân hóa.
Các màu sắc được nhân hóa với tính cách, hành động và lời nói như con người.
Câu 5. Vì sao văn bản trên thuộc thể loại truyện đồng thoại?
Đáp án: B. Truyện viết cho trẻ em, nhân vật là đồ vật được nhân cách hóa.
Nhân vật trong truyện là các màu sắc, được nhân cách hóa với những đặc điểm giống con người.
Câu 6. Các nhân vật trong văn bản được tác giả khắc họa thông qua phương diện nào là chính?
Đáp án: B. Lời nói.
Tác giả xây dựng tính cách của từng màu sắc chủ yếu thông qua lời đối thoại.
Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu văn sau có tác dụng gì?
Đáp án: D. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Dấu ngoặc kép trong câu trên được dùng để dẫn lại nguyên văn lời nói của màu Chàm.
Câu 8. Nêu suy nghĩ của em về cách ứng xử của màu Vàng.
Màu Vàng có thái độ tự cao và muốn chứng tỏ mình quan trọng hơn các màu khác. Tuy nhiên, cách ứng xử này không phù hợp vì nó làm mất đi sự đoàn kết, vốn là yếu tố để các màu sắc cùng tỏa sáng.
Câu 9. Trình bày suy nghĩ của em về thông điệp mà em tâm đắc nhất được tác giả gửi gắm qua văn bản trên.
Thông điệp sâu sắc từ câu chuyện là sự đoàn kết và hòa hợp luôn tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo nhất. Mỗi cá nhân đều có giá trị riêng, nhưng chỉ khi gắn kết với tập thể, chúng ta mới thực sự tỏa sáng. Hãy biết trân trọng sự khác biệt và cùng nhau xây dựng những điều tốt đẹp.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |