LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu vai trò của cửa khầu trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng nước ta

Dụa vào atlat địa lí Việt Nam, cho biết các cửa khẩu: Lào Cai, Hữu Nghị, Cẩu Treo, Lao Bào thuộc tỉnh nào của nước ta? Nêu vai trò của cửa khầu trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng nước ta?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
241
0
0
Đỗ Dũng
18/10/2019 21:16:34
Kể từ năm 1996, với chính sách thí điểm lần đầu tiên áp dụng tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), đến nay càng khẳng định việc phát triển loại hình khu kinh tế cửa khẩu là chủ trương đúng đắn và cần thiết nhằm tăng cường hoạt động thương mại góp phần phát triển kinh tế theo phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa nước ta với Trung Quốc, Lào, Campuchia, từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương có chung đường biên giới với các nước bạn.
Theo thống kê, cả nước hiện nay có 21 tỉnh trong tổng số 25 tỉnh có biên giới đất liền được duy trì khu kinh tế cửa khẩu, trong đó giáp Trung Quốc có 6 tỉnh, giáp Lào có 8 tỉnh và giáp Campuchia có 8 tỉnh (do khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y vừa giáp Lào, vừa giáp Campuchia); sẽ có 4 tỉnh thành lập khu kinh tế cửa khẩu theo kế hoạch dự kiến trong giai đoạn 2016- 2020.
Ngoài ra, giai đoạn 2016-2020, tỉnh Quảng Trị sẽ được thành lập thêm 1 khu kinh tếcửa khẩu (La Lay). Tính cho đến nay, cả nước đã có 28 khu kinh tế cửa khẩu và đến hết năm 2020 Việt Nam dự kiến sẽ có tổng cộng 30 khu kinh tế cửa khẩu.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động, các khu kinh tế cửa khẩu đã thu hút gần 800 dự án đầu tư, trong đó, có 700 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký đầu tư trên 50 nghìn tỷ đồng và khoảng 100 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 700 triệu USD.
Kết quả này cho thấy, khu kinh tế cửa khẩu có sức thu hút đầu tư khá mạnh mẽ, không chỉ đối với các nhà đầu tư trong nước mà cả với các nhà đầu tư nước ngoài. Các khu kinh tế cũng khẳng định rõ vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng tại các tỉnh miền núi, biên giới. Một số vai trò và lợi thế nổi bật của các khu kinh tế cửa khẩu đã được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, góp phần thúc đẩy mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa. Do vậy, việc quan tâm triển khai hiệu quả các chính sách ưu đãi, sẽ thu hút sự quan tâm đầu tư của doanh nghiệp hai bên, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trao đổi; Thúc đẩy quá trình chuyển dịch nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tạo ra sự phát triển ở các vùng để hình thành khu vực thị trường rộng lớn có khả năng thu hút và thâm nhập với các khu vực thị trường khác.
Sự phát triển của thị trường do các khu kinh tế cửa khẩu cũng đem lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động không chỉ ở khu vực cửa khẩu mà còn ở các vùng lân cận. Trao đổi thương mại thông qua các khu kinh tế cửa khẩu theo đó gia tăng, góp phần phát triển sản xuất trong nước.
Thứ hai, thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu, biên giới; Tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư; Phát triển khoa học công nghệ; Hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Thực tế cho thấy, các khu kinh tế cửa khẩu cũng góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của các tỉnh miền núi, biên giới; Tạo thêm nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ, thu hút lao động nông nghiệp… Thông qua hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã chiếm lĩnh thị phần của đa dạng thị trường; Người nông dân có cơ hội nắm bắt, mua sắm, sử dụng thiết bị, vật tư, giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao để phát triển nông nghiệp…
Thứ ba, góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo; Thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại, xây dựng mối quan hệ hữu nghị bền vững với nước bạn: Sự hình thành và phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu thúc đẩy phát triển ngành nghề sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân theo đó từng bước được nâng lên.
Sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu còn tạo điều kiện hình thành các khu dân cư tập trung dọc biên giới, góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế văn hóa, quốc phòng an ninh khu vực biên giới, thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới…
Giải pháp phát triển các khu kinh tế cửa khẩu
Mặc dù, các khu kinh tế cửa khẩu đã tạo ra nhiều lợi thế về kinh tế cho cả nước nhưng việc lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết trong khu kinh tế cửa khẩu được cơ quan chức năng đánh giá là triển khai còn chậm và chất lượng chưa cao.
Một số khu kinh tế cửa khẩu còn thiếu quy hoạch chung, dẫn đến các dự án đầu tư xây dựng được lập chỉ dựa vào quy hoạch chi tiết các khu chức năng nên có hiện tượng đầu tư dàn trải, thiếu sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Quy mô nguồn vốn còn nhỏ nên cơ cở hạ tầng tại các khu kinh tế cửa khẩu chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Các khu kinh tế cửa khẩu thường nằm tại các địa phương, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn nên chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, nguồn ngân sách trung ương lại khá hạn chế, trong khi nhu cầu đầu tư phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu rất lớn dẫn đến nhiều khu kinh tế cửa khẩu gặp khó khăn trong việc triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng một cách đồng bộ.
Đặc biệt, do vị trí địa lý, phần lớn các khu kinh tế cửa khẩu hiện nay đều gặp khó khăn trong thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu. Quá trình triển khai cơ chế, chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu có một số vướng mắc như: Chưa có chính sách ưu đãi đột phá đối với các khu kinh tế cửa khẩu và thiếu sự ổn định trong các cơ chế, chính sách tài chính ban hành.
Các khu kinh tế cửa khẩu đều ở khu vực biên giới, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, để huy động được các doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất, kinh doanh cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt ưu đãi, ổn định. Tuy nhiên, hiện tại, các cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu được xây dựng theo quy định của pháp luật, nên chưa có các ưu đãi đặc thù. Thực tế trên đòi hỏi cần tiếp tục có những chính sách ưu đãi, đặc biệt là cần tập trung triển khai một số giải trọng tâm sau:
Thứ nhất, kiến nghị cấp trên cho phép được sử dụng số thu ngân sách từ thuế và phí từ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua các cửa khẩu trong khu kinh tế cửa khẩu để tái đầu tư cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu trong thời gian từ 5 đến 10 năm. Đồng thời, có chính sách ưu đãi riêng về thu hút đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu, tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động thương mại trong khu kinh tế cửa khẩu.
Cần thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa quy trình tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu; Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển các doanh nghiệp tư nhân, huy động vốn ứng trước của dân và doanh nghiệp cho đầu tư cơ sở hạ tầng.
Thứ hai, hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thực thi chính sách, đặc biệt là những cán bộ trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến thủ tục đầu tư; Nâng cao khả năng dự báo để đảm bảo kế hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu được triển khai hiệu quả và sát với thực tiễn; Thực hiện hiệu quả chính sách thu hút đầu tư tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch…
Thứ ba, đổi mới nội dung, cách thức quảng bá, giới thiệu tiềm năng của khu kinh tế cửa khẩu. Tập trung thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, hình thành khu chức năng trong các khu kinh tế cửa khẩu... Bên cạnh các dự án có quy mô vừa và nhỏ, tập trung thu hút các dự án lớn tạo hiệu ứng đầu tàu và lan tỏa, có tác động ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội của cả tỉnh. Đồng thời, phát huy tốt đa các ưu đãi của Nhà nước đối với khu kinh tế cửa khẩu, đa dạng hoá các hình thức thu hút đầu tư nhằm khuyến khích các nguồn vốn cả trong và ngoài nước tham gia vào phát triển các khu kinh tế cửa khẩu.
Thứ tư, xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trong khu kinh tế cửa khẩu. Huy động tổng hợp các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng trong khu kinh tế cửa khẩu. Huy động tối đa nguồn lực của địa phương, kết hợp sự hỗ trợ của trung ương theo mục tiêu và thực hiện lồng ghép các chương trình, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Sử dụng các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất tại các khu kinh tế cửa khẩu để tạo nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và giải phóng mặt bằng các khu kinh tế cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
Giải pháp đặc thù đối với một số khu kinh tế cửa khẩu
Bên cạnh các giải pháp phát triển chung, tác giả đề xuất một số giải pháp đặc thù đối với một số khu kinh tế cửa khẩu như sau:
Đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giáp Trung Quốc:
- Xây dựng và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu thành trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng trung du và miền núi phía Bắc, đầu mối của hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh, Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam và Hà Nội - Móng Cái - Phòng Thành; Đẩy mạnh hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh và Hải Phòng - Hà Nội - Lạng Sơn - Nam Ninh, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ; Khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và vị thế của từng khu kinh tế cửa khẩu trong phát triển giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu;
- Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu gắn với việc hình thành hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn biên giới và gắn với bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư các xã biên giới; Quy hoạch phát triển các tuyến trục giao thông nối liền các khu kinh tế cửa khẩu với nội địa và với các cửa khẩu và khu kinh tế cửa khẩu của Trung Quốc, để thúc đẩy phát triển và liên kết các khu kinh tế cửa khẩu trong vùng với các vùng trong cả nước và quốc tế.
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong các khu kinh tế cửa khẩu theo quy hoạch phát triển và quy hoạch chung của khu kinh tế cửa khẩu; Tập trung ưu tiên đối với các khu kinh tế cửa khẩu là đầu mối hành lang kinh tế liên vùng, quốc tế như cửa khẩu Móng Cái, Lào Cai và Lạng Sơn.
Đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giáp Lào:
Xây dựng và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của miền Tây các tỉnh miền Trung; Đẩy mạnh hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây và hợp tác phát triển trong Tiểu khu vực Mê Kông mở rộng; Phát triển thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ qua cửa khẩu; Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển theo quy hoạch hệ thống giao thông liên vùng nối khu kinh tế cửa khẩu với các nơi khác như: Quốc lộ 279 nối Tây Trang với thành phố Điện Biên Phủ; quốc lộ 4D từ Lào Cai tới Ngã 3 Pa So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu; quốc lộ 8, 9, 12, 14, 14D, 49 nối các khu kinh tế cửa khẩu miền Trung tới các cảng biển…
Đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới giáp Campuchia:
Hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia và hành lang kinh tế đường xuyên Á; Từng bước đầu tư xây dựng theo quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu.
Đồng thời, nhanh chóng xây dựng đường quốc lộ N1 nối liền các tỉnh có biên giới với khu kinh tế cửa khẩu theo quy hoạch giao thông của Bộ Giao thông - Vận tải; Tiếp tục đầu tư phát triển 8 khu kinh tế cửa khẩu đã được thành lập như khu kinh tế cửa khẩu đường 19 ở tỉnh Gia Lai; Bonuê ở tỉnh Bình Phước; Mộc Bài, Xa Mát ở tỉnhTây Ninh; Đồng Tháp; An Giang và Khánh Bình ở tỉnh An Giang; Hà Tiên ở tỉnh Kiên Giang; Tập trung ưu tiên đối với các khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
NGUYỄN THANH THỦY ...
18/10/2019 21:21:19
- Cửa khẩu Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai .
- Cửa khẩu Hữu Nghị thuộc tỉnh Lạng Sơn .
- Cửa khẩu Cẩu Treo thuộc tỉnh Hà Tĩnh .
- Cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh Quảng Trị .

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư