Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" của Lê Hữu Trác

2 trả lời
Hỏi chi tiết
922
1
0
Phương Dung
01/10/2017 13:17:53

Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác không chỉ là một danh y nổi tiếng, mà còn là một tác giả có nhiều tác phẩm văn học có giá trị thời trung đại. Lê Hữu Trác để lại cho đời một sự nghiệp y học đồ sộ, nổi bật hơn cả là bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh được coi là bách khoa toàn thư về y học thế kỉ XVIII. Các tác phẩm của ông không chỉ có giá trị về y học mà còn mang nhiều giá trị văn học sâu sắc vì đã ghi lại cảm xúc chân thật cùng như bộc lộ tâm huyết, đức độ của người thầy thuốc. Thượng kinh kí sự là tập kí sự nổi tiếng trong cuộc đời Lê Hữu Trác. Tác phẩm kể về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực nhà chúa cũng như những điều mắt thấy tai nghe nhân dịp được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh. Đoạn trích vào Trịnh phủ không chỉ miêu tả cuộc sống xa hoa ở phủ chúa, mà còn thể hiện rõ nét tâm hồn và nhân cách của vị lương y tài hoa đức độ này.

Vào Trịnh phủ là đoạn trích kể lại sự việc tác giả được chúa Trịnh Sâm triệu vào chữa bệnh cho Đông Cung Thế tử Trịnh Cán. Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện chân thực bức tranh sinh động về cuộc sống kiêu sa, vương giả và hiện thực cuộc sông nơi phủ chúa. Vào Trịnh phủ là một phần của tập Thượng kinh kí sự, là tác phẩm thuộc thế kỉ. Vì vậy đoạn trích là lời kể mộc mạc và chân thực, có ghi rõ thời gian Mồng 1 tháng 2, sáng tinh mơ và có sự việc: Có thánh chỉ triệu vào cung. Song điều làm cho chúng ta chú ý đó là cảnh vàng son nơi phủ chúa hiện lẽn vô cùng rực rờ qua cái nhìn của tác giả. Ban đầu Lê Hữu Trác được hò chìm trong khung cảnh vườn phủ chúa: Tôi ngẩng đầu lên, đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đung đưa thoang thoảng mùi hương. Cảnh vật ấy khiến cho ta có cảm giác, nơi đây là một khu vườn địa đàng nào đó trên tiên giới trong các truyện cổ tích dân gian, chứ không phải cảnh ở hiện thực mà tác giả nhìn thấy. Tiếp đến tác giả ghi lại những sự việc minh nhìn thấy: Nlìững dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, người qua lại như mắc cửi. Đồng thời tác giả cũng bộc lộ những nét suy nghĩ chân thành khi có việc liên quan được đặt chân vào một nơi mà chính tác già cũng nghĩ mình đang ở trong mơ: Tôi nghĩ bụng: mình vốn con quan... Bước chân đến đây mới hay cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường. Điều này chứng tó thái độ ngỡ ngàng đến bất ngờ của tác giả. Khung cảnh giàu sang đó là ngoài sức tưởng tượng của ông. Đứng trước cảnh đẹp đệ nhất trời Nam ấy, tâm hồn người thầy thuốc tràn ngập một cảm xúc chân thành cứa một tâm hồn nhạy cảm:

Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt

Cả trời Nam sang nhất là đây...

... Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào.

Bản thân vốn là một con người không màng danh lợi, nhưng đứng trước khung cảnh hoành tráng này, Lê Hữu Trác không tỏ ra miệt thị, phản diện trong cách nhìn nơi mà ông không hề muốn đến này. Trái lại ông vẫn ngợi ca, vẫn ngập tràn xúc cảm trước vẻ đẹp tuyệt vời nơi đây, có được điều này là do Lê Hữu Trác là nhà thơ có tâm hồn giàu cảm xúc trước thiên nhiên, tạo vật, thế sự. Có một điều chúng ta nhận thấy rằng ông nhìn và cảm nhận bằng con mắt khách quan, đứng trước cảnh đẹp thì ông ngợi ca, nhưng không hoàn toán ngợi ca tất cả, dường như đằng sau những dòng thơ này vẫn ẩn chứa một nỗi niềm u hoài của tác giả:                                                            

Quê mùa cung cẩm chưa quen

Ông tự coi mình là kẻ quê mùa lạc vào chốn cung đình, có khác gì Đào nguyên lạc vào chốn thần tiên. Cảnh thì đẹp đấy, nhưng lòng người nào có vui gì.

Đoạn trích là những trang kí sự giàu cảm xúc về cảnh giàu sang nơi phủ chúa và bệnh tình của thế tử. Nhưng bên cạnh những dòng hiện thực ấy, người đọc vẫn thấy toát lên trên tất cả là một tâm hồn, một nhân cách cao đẹp của danh y Hải Thượng Lãn Ông. Vốn bản thân không màng công danh, ông đã chọn nơi rừng núi yên tĩnh để sống cuộc sống ẩn dật, lấy chim muông làm bầu bạn, hoa cỏ làm niềm vui. Bởi thế mà Lê Hữu Trác dường như xa lạ trước cuộc sống cung đình. Tuy xa lạ nhưng ông không hề ngơ ngác mà vẫn giữ được cái uy nghi, trầm tĩnh của một ẩn sĩ. Trước hàng ngũ quan lại không hề tỏ ra khúm núm, hay kiêu ngạo khi danh tiếng của mình được nhiều người biết đến. Ngôn ngữ ông dùng thật khiêm nhường: Tôi là kẻ nơi quê mùa, làm sao biết được các vị ở nơi triều đình đông đúc như thế này. Ông còn dũng cảm chỉ ra sự ngu dốt của các quan thái y trong triều, đó là việc ông không nghe theo lời ngụ ý của quan chánh đường mà vẫn hành động theo lương tâm nghề nghiệp của mình, trình đơn thuốc lên thánh thượng. Ông cũng là người thấy được căn bệnh thừa mứa, ngu dốt của bọn ở phù chúa một cách chính xác: Vì Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ... nên phủ tạng yếu đi. Chốn lầu son gác ngọc ấy đã làm cho con người trở nên hao mòn, mất hết nhuệ khí, lại chứa toàn bọn ngu dốt như quan chánh đường và các quan thái y chỉ lo dùng thuốc công phạt theo ý mình. Tỏ ta đây là hiểu biết nhưng chỉ làm cho thế tử ngày càng yếu đi. Thế tử chính là nạn nhân của sự ngu dốt, của sự thừa thãi quá mức nơi phủ chúa. Đó cũng chính là những biểu hiện rõ nét nhất của một triều đại suy đồi đã đến lúc mạt vận, diệt vong, là sản phẩm của một chôn chỉ biết xu nịnh, ăn chơi phè phỡn không lo cho cuộc sống của nhân dân lao động.

Lê Hữu Trác nhanh chóng nhận ra khuyết tật của phủ chúa, phán xét chính xác căn bệnh của thế tử, đồng thời cũng thấy được căn bệnh chung của nơi giàu sang này. Chính vì thế mà có lúc ông đã do dự: Nếu mình làm, sao về núi được nữa, chi bằng ta dùng phương thuốc hòa hoãn, nếu không trúng thì cũng không sai bao nhiêu. Từ xưa đến nay, con người chỉ sợ thất bại, khổ đau. Còn với Lê Hữu Trác thì hoàn toàn ngược lại, ông sợ công danh, sợ uy quyền ràng buộc. Nhưng những suy nghĩ ấy nhanh chóng mất đi, nhường chỗ cho chữ trung, chữ đức cha ông mình đời đời... để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới được. Là một nhà nho chân chính, dù lánh xa danh lợi, nhưng để giữ vững khí tiết của mình, ông vẫn đặt chữ trung lên hàng đầu, dù vị chúa mà ông thờ, triều đại mà ông sống là một xã hội thối nát, suy đồi. Ông có thể làm như suy nghĩ ban đầu, không hại ai, cũng không gây đau khổ cho ai, nhưng vì tấm lòng lương y như từ mẫu cứu người không phân biệt sang hèn, đẳng cấp, Lê Hữu Trác đã làm đúng tâm đức của một thầy thuốc. Tấm lòng ấy đáng được ca ngợi.

Phải có một cái nhìn tinh tế, một tâm hồn và nhân cách cao thượng, tác giả mới có cái nhìn sắc sảo và chân thực về cuộc sống xa hoa mà tàn tạ nơi phủ chúa.

Tóm lại, qua đoạn Vào Trịnh phủ chúng ta đã thấy được khung cảnh giàu có, xa hoa nơi phủ chúa, đồng thời cũng nhận thây một nhân cách cao thượng trong con người của danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Yuo
01/10/2017 14:09:17

Lê Hữu Trác là một nhà y học tài năng đã để lại cho đời sau một sự nghiệp y học đồ sộ. Người ta còn biết đến ông với tư cách là một nhà văn nhà thơ xuất sắc, ông đã đóng góp vào kho tàng văn học dân tộc những tác phẩm văn chương rất quý giá, trong đó phải kể đến đoạn trích vào phủ chúa Trịnh trong tập kí Thượng kinh kí sự của ông.

Thượng kinh kí sự là tập kí viết bằng chữ hác của Hải Thượng Lãn Ông. Tác phẩm ghi chép lại những điều ông mắt thấy tai nghe trong một chuyến đi từ Hương Sơn (Hà Tĩnh), nơi ông sống ẩn dật, đến kinh đô Thăng Long, vào phủ Chúa theo "thánh chỉ" để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Tác phẩm cho ta thấy quang cảnh ở kinh đô, quyền uy thế lực của nhà chúa và cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh, đồng thời cũng cho thấy tâm hồn, nhân cách của một vị danh y tài cao, đức trọng. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là môt trong những đoạn văn thể hiện tập trung tư tưởng này.

Đoạn trích đã miêu tả tỉ mỉ quá trình cũng như khung cảnh tác giả được triệu vào khám bệnh cho thế tử. Thời gian được ghi rõ là ngày "mồng một tháng hai", "sáng tinh mơ"; và nói rõ nguyên cớ sự việc "có Thánh chỉ triệu vào cung: - đó là đặc điểm của thể kí sự. Ở kinh đô được nhìn thấy cảnh giàu sang, xa hoa, Lê Hữu Trác đã tả lại cảnh ấy một cách chân thực bằng cái nhìn khách quan và tâm hồn giàu cảm xúc. Điều đáng lưu ý là cảnh vàng son nơi phủ chúa hiện lên như một thiên đường: "Tôi ngẩng đầu lên đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Người giữ của truyền báo rộn ràng"... Tâm hồn tác giả nhảy cảm, giàu tình yêu thiên nhiên, nhưng với cảnh giàu sang, xa hoa nơi phủ chúa, Hải Thượng Lãn Ông vẫn có môt giọng trào lộng.  Tất cả tâm hồn, tình yêu thiên nhiên, cùng thái độ trào lộng ấy đều được thể hiện rõ nét trong việc miêu tả và tự thuật. Hải Thượng viết: "Tôi nghĩ: Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng từng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa.... mới hay cái cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường".

Đứng trước cảnh cung vua trang hoàng xa hoa lộng lẫy, tác giả đã phải thốt lên thành thơ, và miêu tả lại cảnh đẹp nơi chốn cung đình này:

"Lính nghìn cửa vác đồng nghiêm nhặt

Cả trời Nam sang nhất là đây!

Lầu từng gác vẽ tung mây,

Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.

Quê mùa, cung ấm chưa quen,

Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào!"

Mới đọc những lời thơ trên, người đọc dễ nhầm tưởng rằng tác giả đang cảm động trước vẻ đẹp của cảnh vật, nhưng thực chất, trong việc ca ngợi cảnh vật là sự mỉa mai châm biếm đối với vua quan nơi phủ chúa mà tác giả không thể bộc lộ thẳng thắn được.

Cảnh cung đình thật tráng lệ và đẹp mắt, hiện lên như ở cõi tiên với những "lầu son, gác tía", "hiên ngọc, rèm châu". Tác giả nói mình là "ngư phủ" lạc vào chốn "đào nguyên" theo tích trong Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm. Nói như vậy không rõ là để ngợi ca phủ Chúa hay là để mỉa mai? Rồi tác giả còn miêu tả cặn kẽ hơn các ngôi điếm và cảnh quan cũng theo cái giọng điệu nửa khen nửa chê ấy: "Điếm làm bên cái hồ, có những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ. Trong điếm, cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp. Bằng những ngôn ngữ miêu tả hết sức chính xác và chân thực, tác giả đã khéo léo ngầm ý phê phán. Ông lên ác cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa một cách kín đáo.

Hải Thưởng Lãn Ông nhận thấy cuộc sống của muôn dân thì khổ cực, đói rách, nhưng trong phủ chúa thì sống xa hoa, sung túc. Đó là sản phẩm của sự bốc lột, trái ngược với đời sống của nhân dân. Ông diễn đạt điều này một cách khéo léo là "cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường".

Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc tài giỏi của dân tộc, việc ông được tiến cử chữa bệnh cho thế tử là một cơ hội để tiếng tăm càng nổi hơn, và quan tước sẽ là điều chắc chắn. Song, với Hải Thưởng Lãn Ông tất cả những thứ danh lợi ấy chỉ là phù phiếm. Ông không muốn vướng vào vòng danh lợi, cũng như những bậc ẩn sĩ thời xưa mà Đào Tiềm là một tấm gương.

Ông không màng danh lợi, không ham muốn cuộc sống xa hoa nơi cung điện mà tìm các tránh được việc phải ở lại làm quan. Thực ra thì sự đấu tranh tư tưởng đã diễn ra trong tâm trạng của Hải Thưởng Lãn Ông. Nhưng đó không phải là sự đấu tranh của cái danh lợi với sự trong sạch của tâm hồn, mà là giữa đạo "trung" của kẻ bề tôi với lòng ham "về núi" của kẻ sĩ thời loạn. Và cuối cùng ta thấy lòng ham "về núi" của kẻ sĩ thanh cao đã thắng: ông đã thật sự thoát được khỏi vòng danh lợi, dũng cảm và thông minh để từ chối việc chữa bệnh cho Trịnh Cán, một thế tử trẻ con, ốm yếu, bệnh hoạn...

Khi vào đến phủ chúa, tài năng của ông đã làm cho thái y và quần thần kính nể. Song ông tự nhận thấy rằng, tài năng của ông không được sử dụng để phục vụ cho chốn vua chúa xa hoa, càng không phải để phục vụ việc mưu cầu lợi ích riêng cho mình, mà là để phục vụ cho nhân dân, những người lam lũ và nghèo khổ.

Với tấm lòng vì nước vì dân và tài năng phi thường, qua ngòi bút của mình, Lê Hữu Trác đã tái hiện lại cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa và qua đó, ta thấy hiện lên tâm hồn và nhân cách của Hải Thưởng Lãn Ông: đó là một tâm hồn trong sạch, một nhân cách lớn của một nhà y thuật tài ba và giàu y đức.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư