Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đặc điểm về hình thức và phương thức tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người?

Đặc điểm về hình thức phương thức tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
531
1
1
HoangNguyen
10/12/2020 22:09:11
+5đ tặng
Ống tiêu hóa: Miệng – Thực quản – Dạ dày – Ruột non – Ruột già (Sắp xếp từ trên xuống dưới)
Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người
  • Quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng

Quá trình tiêu hóa thức ăn bắt đầu từ miệng, nhưng trước đó, khi khứu giác cảm nhận được mùi vị của thức ăn, thậm chí là xảy ra trong suy nghĩ thì tuyến nước bọt được sản xuất. Khi miệng tiếp nhận thức ăn sẽ nghiền xé và kết hợp cùng với nước bọt để nhào trộn tạo thành viên nuốt. Vì hành động nuốt là tự nhiên nên khi ăn chúng ta cần phải nhai kỹ tránh bị nghẹn

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng

Về cơ bản, quá trình tiêu hóa ở miệng gồm 2 hành động là nhai và nuốt. Đây là một trong những quá trình tiêu hóa thức ăn ở người tại khoang miệng. Để làm được điều này cần có sự kết hợp của dịch tiêu hóa – ở miệng gọi là nước bọt. Trong nước bọt có chứa các chất nhầy, men amylase, men khử khuẩn và số ít men maltase. Men amylase có nhiệm vụ biến tinh bột chín thành đường maltriose, dextrin và maltose. Men maltase  thì có tác dụng biến lactose thành glucose. Quá trình này mang lại kết quả như sau: Lipid và Protid chưa được phân giải, 1 phần tinh bột chín được phân giải thành maltose. 

Do thời gian thức ăn lưu lại ở miệng là rất ngắn, sự tiêu hóa là không đáng kể nên chưa có hiện tượng hấp thụ.

  • Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người tại dạ dày

Trong dạ dày có chứa nhiều men tiêu hóa như Renin (chymosin, presure), men pepsin tiêu hoá protid, chúng có tác dụng biến đổi caseinogen thành casein, kết hợp với canxi tạo thành váng sữa. Loại men này rất có lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Ngược lại thì người lớn rất ít xảy ra quá trình biến đổi này.

Với men lipase tiêu hóa lipid, loại này thích nghi với môi trường kiềm, nhưng vì trong dạ dày là môi trường toàn, nên khả năng hoạt động của men lipase tiêu hóa lipid là yếu. Nếu có thì chúng chỉ có tác dụng thủy phân lipid của sữa, lòng đỏ trứng để biến đổi thành chất acid béo, glycerol và monoglycerid.

Trong dạ dày còn chứa acid HCL, chúng có tác dụng làm trương protid giúp quá trình phân giải thức ăn dễ dàng hơn. Đây là hợp chất Acid không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa thức ăn ở người. Ngoài ra, loại men này cũng góp phần kích thích nhu động dạ dày hoạt động, sát khuẩn, chống thối, cũng như tham gia vào cơ chế đóng mở ở hậu môn.

Dạ dày gồm 2 loại chất nhầy đó là hòa tan và không hòa tan. Sự kết giữa hai loại chất nhầy này cùng bicacbonat tạo thành lớp màng phủ kín hành tá tràng và niêm mạc dạ dày. Từ đó mang tới tác dụng trung hòa acid, che chở, bảo vệ cũng như ngăn chặn sự phá hủy của pepsin và acid lên thành dạ dày.

Quá trình tiêu hóa ở dạ dày giúp thức ăn được biến đổi thành 1 chất có tên gọi là vị trấp. Trong đó gồm, 10% protid biến thành polypeptid, 1 nửa lipid đã nhu hóa phân giải thành acid béo và monoglycerid. Do trong dạ dày không có men tiêu hóa, nên hầu như glucid vẫn chưa được tiêu hóa. Bởi vậy, quá trình tiêu hóa thức ăn ở người tại dạ dày cũng chỉ là bước đệm cho giai đoạn tiêu hóa ở ruột non.

  • Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non

Quá trình tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất. Nhờ tác dụng của các dịch tiêu hóa như dịch mật, dịch tụy, dịch ruột, thức ăn sẽ được phân giải tới mức đơn giản nhất để có thể đào thải chất thừa ra cơ thể dễ dàng. 

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người tại ruột non

Dịch tụy tiêu hóa lipid, protid, glucid, khi thiếu những chất này, cơ thể sẽ phản ứng và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa trầm trọng. 

Acid mật là chất duy nhất có tác dụng tiêu hóa. Chất này tồn tại dưới dạng kali và natri, nên thường gọi chung là muối mật.

Muối mật có tác dụng nhũ hóa lipid, tăng khả năng tiếp xúc lipid với men lipase. Điều này giúp cho quá trình tiêu hóa lipid có trong thức ăn dễ dàng hơn.

Ngoài ra, mật còn tạo ra môi trường kiềm ở ruột, từ đó giúp ức chế vi khuẩn lên men, kích thích nhu động ruột hoạt động. Trong ruột có đủ các loại dịch làm tăng quá trình tiêu hóa thức ăn ở người, biến đổi chất dinh dưỡng còn sót lại ở ruột thành và hấp thụ. 

Quá trình tiêu hóa ở ruột non mang lại kết quả như sau: Thức ăn biến đổi thành dạng sệt, protid thủy phân hoàn toàn biến đổi thành dlycerol, chất béo và các loại chất khác, Glucid thủy phân phần lớn thành glucose, fuctose và galactose. Tất cả các hoạt chất này đều hấp thụ được. Còn chất xơ, lõi tinh bột,… không tiêu hóa được sẽ chuyển xuống ruột già.

Tóm lại, quá trình tiêu hóa thức ăn ở người là quá trình phức tạp nhưng nó quan trọng. Vì nhớ quá trình này, thức ăn mới được chuyển hóa thành dinh dưỡng, từ đó tạo ra năng lượng nuôi sống cơ thể. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về cơ thể của mình!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Anh Minh
10/12/2020 22:09:13
+4đ tặng
Đặc điểm của hệ tiêu hóa

      Ống tiêu hóa

 

  • Miệng:

Đây là phần đầu tiêu của ống tiêu hóa, chứa đựng nhiều cơ quan có chức năng quan trọng về tiêu hóa và phát âm như răng, lưỡi, tuyến nước bọt.

 

Miệng thực hiện các hoạt động đầu tiên của hệ tiêu hóa, đó là nhai và nuốt thức ăn.

 

  • Họng (Hầu)

Họng là điểm đến tiếp theo của thức ăn, từ đây thức ăn di chuyển đến thực quản.

 

  • Thực quản

Thực quản là một ống cơ nối hầu với dạ dày. Thực quản có chiều dài khoảng 25 - 30cm, có hình dẹt vì các thành áp sát vào nhau. Trong trường hợp đang nuốt thức ăn thì thực quản có hình ống.

 

Bộ phận này tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẻo. Ở cổ thì thực quản nằm ở phía sau khí quản, đi xuống vùng trung thất sau nằm ở phía sau tim và trước động mạch chủ ngực, xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày.

 

Thực quản có chức năng chính là đưa thức ăn từ họng xuống dạ dày. Cơ trong họng co lại, cùng với sự nâng lên của thực quản sẽ đẩy thức ăn từ miệng xuống thực quản. Tiếp theo là các cơ ở miệng thực quản sẽ giãn ra để đón nhận lượng thức ăn này.

 

Đối với những thức ăn lỏng dễ tiêu hóa thì tự rơi xuống dạ dày. Còn những chất đặc hơn, khó tiêu hóa hơn thì sẽ được di chuyển trong thực quản nhờ sóng nhu động chậm của thực quản, kết hợp với trọng lượng của thức ăn.

 

  • Dạ dày

Dạ dày (còn gọi là bao tử) là đoạn phình ra của ống tiêu hóa giống hình chữ J, một tạng trong phúc mạc nằm ở tầng trên mạc treo kết tràng ngang ở vùng thượng vị và ô dưới hoành trái. Phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối tá tràng qua lỗ môn vị. Có chức năng dự trữ, nghiền thức ăn thấm dịch vị nhờ sự co bóp cơ trơn và phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa dịch vị với độ PH phù hợp ở lớp niêm mạc.

 

Dạ dày liên kết phức tạp với các bộ phận khác trong khoang bụng được cấu tạo bởi lớp cơ chắc chắn và liên kết chặt chẽ nên có khả năng co bóp mạnh và chứa khoảng 4,6- 5,5 lít nước.

 

Cấu tạo của dạ dày gồm: Tâm vị, Đáy vị, Thân vị, Môn vị, Thành trước dạ dày, Thành sau dạ dày, Bờ cong vị bé, Bờ cong vị lớn.

 

Dạ dày có 2 chức năng chính, đó là co bóp nghiền trộn cho thức ăn thấm acid dịch vị và chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

 

 

 

 

 

  • Ruột non

Ruột non dài khoảng 5-9m, trung bình 6.5m, là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, đi từ môn vị của dạ dày đến góc tá- hỗng tràng. Ruột non gồm ba phần là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng.

 

  • Tá tràng:

+ Tá tràng nằm ở vị trí tiếp giáp giữa dạ dày và ruột non. Cụ thể, tá tràng bắt đầu từ môn vị của dạ dày tới góc tá tràng – hỗng tràng. Nói cách khác, tá tràng là đoạn ruột đầu của ruột non.

 

+ Chức năng của tá tràng là trung chuyển thức ăn giữa dạ dày và ruột non. Ngoài ra, bộ phận này còn làm nhiệm vụ trung hòa acid của dịch mật và tụy trước khi nó xuống hỗng tràng và hồi tràng của ruột non.

 

  • Hỗng tràng và hồi tràng:

Hỗng tràng và hồi tràng dài khoảng 6-7m, 4/5 đoạn ở trên gọi là hỗng tràng, ranh giới hai phần không rõ ràng. Chúng uốn thành 14-16 quai hình chữ U bắt đầu từ nơi hỗng tràng liên tiếp với phần trên của tá tràng và tận hết ở chỗ hồi tràng đổ vào manh tràng. Ở trên, các quai chữ U nằm ngang, ở dưới các quai thường nằm dọc. Hỗng tràng và hồi tràng được treo vào thành lưng bởi mạc treo ruột non.

 

  • Đại tràng:

Đại tràng hay còn gọi là ruột già. Đây là phần gần cuối trong hệ thống tiêu hóa, gắn liền với phần cuối cùng của hệ tiêu hóa là ống hậu môn.

 

Chức năng của đại tràng:

+ Tiêu hóa thức ăn

Dạ dày, ruột non và ruột già đều làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, xét về cấp độ thì dạ dày ở cấp độ 1 – tiêu hóa thức ăn ban đầu. Ruột non ở cấp độ 2 và giữ vai trò chủ yếu. Ruột già thuộc cấp độ 3 với nhiệm vụ đảm bảo chắc chắn rằng thức ăn đã được tiêu hóa hết.

 

Ruột già sẽ xử lý một số chất xơ, đạm và mỡ mà dạ dày và ruột non không xử lý được hết. Điểm đặc biệt là ruột già không có các enzyme tiêu hóa thức ăn mà xử lý các chất này nhờ vào hệ vi khuẩn phong phú sống trong ruột già.

 

+ Hấp thụ chất dinh dưỡng và khoáng chất

 

Các thức ăn sau khi đã được hấp thu từ ruột non, sẽ được đổ xuống ruột già và hấp thụ lại dinh dưỡng thêm một lần nữa. Ngoài ra, ruột già còn là nơi hấp thụ muối khoáng và các nguyên tố khác. Các chất này sẽ được đưa vào máu, cùng với dinh dưỡng mà ruột non hấp thụ để nuôi sống cơ thể.

 

+ Hấp thụ nước, đóng khuôn chất bã

 

Đại tràng chia làm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ruột non thông với ruột già tại ranh giới giữa manh tràng và kết tràng. Giữa ruột non và ruột già có van hồi manh tràng giữ cho các chất trong ruột già không chảy ngược lại lên ruột non.

 

  • Manh tràng

Hình dạng giống một chiếc túi hình tròn, vị trí của nó nằm ở ngay phía dưới của hỗng tràng được đổ vào bên trong ruột già. Manh tràng được liên kết với ruột thừa – di tích còn sót lại của quá trình tiến hóa ở con người và vượn người. Trong ruột thừa có chứa các tế bào lympho B và lympho T là những tế bào đặc biệt có tác dụng tiêu diệt các tế bào lạ và vi khuẩn có hại đối với cơ thể.

 

  • Kết tràng

Là thành phần chính của đại tràng, được chia làm 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và cuối cùng là kết tràng xích-ma.

 

  • Trực tràng

Sau khi uốn cong 2 lần, kết tràng xích ma nối tiếp với trực tràng là một ống thẳng, dài khoảng 15cm và kết thúc ở hậu môn mở ra ngoài cơ thể. Gồm 2 cơ vòng để kiểm soát hoạt động đóng mở của hậu môn trực tràng nằm sau bàng quang ở nam và sau tử cung ở nữ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư