Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đánh giá vai trò ý nghĩa của sự ra đời các quốc gia cổ đại phong kiến Việt Nam?

1. Đánh giá vai trò ý nghĩa của sự ra đời các quốc gia cổ đại phong kiến Việt Nam?
2. Phân tích biểu hiện, phát triển kinh tế nước ta thời Lí, Trần, Lê
3. Đánh giá ý nghĩa sự phát triển kinh tế dưới sự phát triển xã hội thời phong kiến
4. Rút ra bài học về truyền thống yêu nước trong việc chống ngoại xâm (X-XV)
Mong mọi người giúp em, em cảm ơn.
 

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
612
1
1
Mai Nguyễn
28/03/2021 11:56:00
+5đ tặng
2.

Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê?


Bài làm:

Thủ công nghiệp:

Trong nhân ân, các nghề thủ công như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ ươm tơ dệt lụa tiếp tục phát triển, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Đồ gốm men tráng ngọc, men xanh độc đáo, in hình người, hình thú, hình lá… được trao đổi khắp nơi. Gạch trang trí hoa, rồng được bán và phục vụ xây dựng. Các nghề tô tượng, chạm khắc đá, làm đồ vàng bạc, trang sức, làm giấy nhuộm vải đề phát triển.

Nhà nước Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đều thành lập các xưởng thủ công để rèn đúc vũ khí, tiền, đóng thuyền bè, may áo mũ cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, chùa chiền, đền đài.

Thương nghiệp:

Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp, hàng hóa phong phú. Các chợ làng, chợ huyện được hình thành. Một sứ giả nhà Nguyên sang nước ta đã viết: “Trong xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm thứ, bày la liệt”.

Trên vùng biên giới Việt Trung, từ thời Lý đã hình thành các địa điểm trao đổi hàng hóa. Lái buôn hai nước đem đủ thứ lụa vải, vải vóc, ngà voi, giấy, ngọc, vàng…đến trao đổi. Thuyền buôn các nước phong Nam cũng thường qua lại mua bán ở các cửa biển Đông – Bắc. Năm 1149, nhà Lý cho lập trang Vân Đồn làm vùng hải cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Lạch Trường (Thanh Hóa) cũng là một vùng hải cảng buôn bán.

Lịch sử quốc gia dân tộc Việt Nam từ khi ra đời tới nay là lịch sử dựng nước và giữ nước gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Gonduc
28/03/2021 11:56:09
+4đ tặng

Ra đời trong đấu tranh dẹp loạn, Nhà nước Đại Cồ Việt do Đinh Bộ Lĩnh sáng lập, xuất hiện trên vũ đài lịch sử với ngọn cờ thống nhất đất nước. Mặc dù chỉ kéo dài 12 năm (968 - 980), trải qua 02 đời vua, nhưng trong quá trình tồn tại, bằng tổ chức quản lý và hoạt động cụ thể, Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh đã có những đóng góp lớn lao về mọi mặt, giữ vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

 

Một là, Nhà nước Đại Cồ Việt ra đời vào năm 968 đã chấm dứt tình trạng phân tán, cát cứ kéo dài, mà “loạn 12 sứ quân” chỉ là một hiện tượng điển hình; cùng với đó, quốc gia dân tộc được thống nhất với cương vực lãnh thổ riêng.

Tình trạng phân tán với xu hướng tách khỏi sự ràng buộc của bộ máy quản lý nhà nước tập trung chính là di sản nặng nề do quá khứ để lại, buộc dân tộc ta vào thế kỷ X phải từng bước loại trừ để cùng nhau tồn tại và phát triển. Vì vậy, sự xuất hiện của Đinh Bộ Lĩnh với vai trò dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, thành lập Nhà nước Đại Cồ Việt là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của quốc gia dân tộc. Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh, từ quá trình ra đời đã giáng một đòn quyết định, chặn đứng mọi âm mưu chia rẽ đất nước của các thế lực phân tán tồn tại dai dẳng từ trước, hướng tới thống nhất, tập quyền, phù hợp với yêu cầu của lịch sử. Đồng thời, Nhà nước Đại Cồ Việt thời Đinh đại diện cho lợi ích và sức mạnh của cộng đồng các giáp, xã… tượng trưng cho sự đoàn kết, tập hợp các lực lượng vì mục đích độc lập, tự chủ và thống nhất.

Đây là thành tựu được các sử gia nhìn nhận và đánh giá rất cao. Thậm chí, đối với sử gia phong kiến, vấn đề “thống nhất quốc gia” còn là một tiêu chí để xem xét tính “chính thống” của một triều đại. Chính vì vậy, sự kiện thành lập Nhà nước Đại Cồ Việt được coi là mở nền chính thống cho thời đại phong kiến độc lập, tự chủ của dân tộc ta (“chính thống thuỷ”). Do đó, các bộ chính sử, từ Đại Việt sử ký toàn thư (thế kỷ XV), Đại Việt sử ký tiền biên (thếkỷ XVIII) đến Khâm định Việt sử thông giám cương mục (thế kỷ XIX) đều xác định: Triều đại nhà Đinh với sự thành lập Nhà nước Đại Cồ Việt là mốc mở đầu phần Bản kỷ hoặc Chính biên.

Hai là, với việc thiết lập triều đình riêng do một hoàng đế đứng đầu, có niên hiệu riêng, quản lý một lãnh thổ riêng biệt, sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước Đại Cồ Việt chính là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập, tự chủ của đất nước vừa mới được khôi phục sau một thiên niên kỷ lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc.

Đối với Việt Nam, một nước nhỏ bé ở bên cạnh một đế chế hùng mạnh, rộng lớn như Trung Hoa, thì việc đặt tên nước, xưng đế hiệu, định niên hiệu mang một ý nghĩa lớn về ý thức tự tôn, tự cường dân tộc.

Trong lịch sử dân tộc, trước Đinh Tiên Hoàng, có 2 vị vua nổi dậy khởi nghĩa thời kỳ Bắc thuộc, khi thành công cũng xưng Đế. Đó là Lý Bí, sử gọi là Lý Nam Đế (544-548) và Mai Thúc Loan, sử gọi là Mai Hắc Đế (713-722); tuy nhiên, ngay sau đó, đấtnước ta lại bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Tiếp đó, vào những thập niên đầu thế kỷ X, kể từ Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ đến Ngô Quyền, mặc dù đã giành được quyền tự chủ, nhưng để giữ sự hòa hiếu với phương Bắc, chỉ xưng là Tiết độ sứ hoặc xưng Vương.

Do đó, việc đặt quốc hiệu “Đại Cồ Việt”, rồi xưng đế (được bề tôi dâng tôn hiệu “Đại Thắng Minh Hoàng Đế”) thể hiện một cách rõ ràng ý đồ của Đinh Bộ Lĩnh khi so sánh, đặt mình ngang với các Hoàng đế Trung Hoa; phủ nhận những tên gọi nước ta trước đó mà triều đình phong kiến phương Bắc đặt cho, như: An Nam, Giao Châu… Tiếp đó, việc Đinh Tiên Hoàng bỏ không dùng niên hiệu của các Hoàng đế Trung Hoa nữa, định niên hiệu mới là Thái Bình (năm 970) mang một ý nghĩa lớn lao; biểu hiện ý chí độc lập, tự chủ, không muốn lệ thuộc vào Trung Quốc ngày đó.

Như vậy, với việc đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, xưng Hoàng đế và định niên hiệu là Thái Bình, một lần nữa khẳng định sự tự tin vào sức mạnh dân tộc, khát vọng về một đất nước thái bình, hưng thịnh của vua Đinh Tiên Hoàng.

0
0
Duongthanhhuong
28/03/2021 11:56:51
+3đ tặng
4)Sức mạnh Việt Nam là kết quả tổng hợp của sự hy sinh phấn đấu trực tiếp của đồng bào miền Nam, cộng với sự hy sinh phấn đấu của nhân dân miền Bắc trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện mọi mặt cho cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào miền Nam. Dưới ngọn cờ của Đảng hơn bao giờ hết truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc từng bước được bồi đắp qua hàng ngàn năm lịch sử nay càng được phát huy mạnh mẽ, phong phú và sáng tạo, đã lập được những kỳ tích vĩ đại, vẻ vang vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Từ phong trào Đồng Khởi Bến Tre, chiến thắng ấp Bắc, qua chiến thắng Vạn Tường, chiến thắng hai mùa khô 1965-
Tiêu Dao Du
Dạ câu hỏi là thế kỉ X đến thế kỉ XV ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×