Mỗi quần thể sinh vật được đặc trưng bởi nhiều yếu tô như tỉ lệ giới tính thành phần nhóm tuổi, mật độ...
1. Tỉ lệ giới tính
- Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực: cái của quần thể đó.
- Tỉ lệ này thay đổi tùy thuộc nhóm tuổi và sự tử vong giữa giới cái và đực xảy ra không đồng đều nhau.
Ví dụ: Ở rắn, thằn lằn có tỉ lệ con cái cao hơn đực vào mùa sinh sản. Sau mùa này, tỉ lệ giữa đực và cái tương đương nhau; ngồng và vịt có tỉ lệ đực : cái là 60 : 40.
- Tỉ lệ đực : cái của một quần thể nói lên tiềm năng sinh sản của quần thể.
2/ Thành phần nhóm tuổi
- Tỉ lệ các nhóm tuổi là đặc trưng riêng cho mỗi quần thể, nó biểu thị khả năng phát triển của quần thể đó.
- Những cá thể trong một quần thể được chia thành 3 loại nhóm tuổi gồm
+ Nhóm tuổi trước sinh sản.
+ Nhóm tuổi sinh sản.
+ Nhóm tuổi sau sinh sản.
- Để biểu diễn cho tỉ lệ nhóm tuổi của một quần thể người ta dùng biểu đồ tháp tuổi theo 3 dạng cơ bản sau: Dạng phát triển (A), dạng ổn định (B) và dạng giảm sút (C)
3. Mật độ quần thể:
- Mật độ cá thể trong một quần thể là số lượng cá thể có trong một đơn vị diện tích hoặc một đơn vị thể tích.
Ví dụ: 4 cây bèo Nhật Bản/1 m2 mặt hồ; 2 con nai/1 ha rừng.
- Mật độ của quần thể bị thay đổi phụ thuộc bởi:
+ Nhịp ngày đêm, tuần trăng, mùa, năm và chu kì sống của sinh vật.
+ Các sự cố bất thường như động đất, cháy rừng, bão lũ, dịch bệnh...
+ Nguồn thức ăn dồi dào mật độ sẽ tăng nhanh và ngược lại.