Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hiện nay, giai cấp công nhân đóng vai trò quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước nâng cao năng suất lao động, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm; đóng góp to lớn nâng cao tiềm lực kinh tế đất nước.
Bên cạnh đó, giai cấp công nhân với bản lĩnh cách mạng và tính tích cực chính trị - xã hội thật sự là nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ.
Qua 35 năm đổi mới, hơn 12 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X, giai cấp công nhân Việt Nam đã tăng về số lượng, trưởng thành về chất lượng và khẳng định, phát huy vai trò, địa vị của mình trong thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, tổng số lao động làm công hưởng lương trong các loại hình doanh nghiệp ở nước ta có khoảng 24,5 triệu người, trong đó công nhân, lao động trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 60%, chiếm tỉ lệ khoảng 14% số dân và 27% lực lượng lao động xã hội.
Theo TS Trần Thị Hương - Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hiện nay sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức đã, đang và sẽ thúc đẩy sự hợp tác, liên minh, liên kết của công nhân với trí thức và nông dân.
Trong thực tế, quan hệ giữa công nhân với nông dân và trí thức đã hình thành nên khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác, liên minh, liên kết giữa các giai tầng xã hội. Thông qua đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, số lượng, chất lượng lao động, để tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
TS Trần Thị Hương cho rằng, sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là nhân tố quan trọng để đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Người lao động là những đối tượng trực tiếp làm việc trong các công xưởng, nhà máy, doanh nghiệp, trong các lĩnh vực của ngành kinh tế công nghiệp, trực tiếp tiếp nhận công nghệ tiên tiến đưa vào sản xuất, cải tiến công cụ, quy trình, quản lý... Đó là những người chủ trong ngành công nghiệp, người đi tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Giai cấp công nhân nước ta hiện nay đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng trước đây, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đó là truyền thống tiên phong cách mạng, kiên trì khắc phục và vượt qua khó khăn, gian khổ, quyết liệt, năng động, sáng tạo trong sản xuất.
Theo GS. TS Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, để giai cấp công nhân có thể thật sự thực hiện, phát huy địa vị chính trị, kinh tế, xã hội và quyền làm chủ, Đảng, Nhà nước cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư xây dựng giai cấp công nhân về mọi mặt.
Cần đặc biệt chú trọng đào tạo, đào tạo lại lực lượng công nhân theo hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công nghệ, tác phong công nghiệp, đào tạo công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật theo hướng trí thức hóa công nhân.
Chính vì vậy, GS. TS Phùng Hữu Phú nhấn mạnh, cần chăm lo nhiều hơn phúc lợi xã hội đối với công nhân, giải quyết từng bước, hiệu quả những nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, chế độ chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa..., bảo đảm để công nhân được thụ hưởng lợi ích tương xứn
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |