Câu 1 : Ở đậu, B quy định thân cao trội hoàn toàn so với b quy định thân thấp.
Muốn F1 xuất hiện toàn thân thấp, kiểu gen của P là:
A. BB x BB B. Bb x bb
C. Bb x Bb D. bb x bb
Câu 2: Tính trạng là
A. những biểu hiện của kiểu gen thành kiểu hình
B. kiểu hình bên ngoài cơ thể sinh vật.
C. các đặc điểm bên trong cơ thể sinh vật.
D. những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ thể.
Câu 3. Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung:
1. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
2. Lai các dòng thuần và phân tích các kết quả F1, F2, F3, …
3. Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
4. Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.
Thứ tự thực hiện các nội dung trên là:
A. 4 – 2 – 3 – 1. B. 4 – 2 – 1 – 3.
C. 4 – 3 – 2 – 1. D. 4 – 1 – 2 – 3.
Câu 4: Trong sơ đồ lai, F3 là kí hiệu của:
A. Thế hệ con của P.
B. Thế hệ con của F1.
C. Thế hệ con của F2.
D. Thế hệ con của F3.
Câu 5: Quy luật phân li độc lập của Menđen góp phần giải thích hiện tượng nào sau đây?
A. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể
B. Các gen phân li và tổ hợp trong giảm phân
C. Sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào
D. Biến dị tổ hợp phong phú ở loài giao phối
Câu 6: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do
A. Một nhân tố di truyền quy định.
B. Một cặp nhân tố di truyền quy định.
C. Hai nhân tố di truyền khác loại quy định.
D. Hai cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 7: Đối tượng nghiên cứu di truyền học trong quy luật phân li và phân li độc lập của Men đen là:
A. Đậu bắp B. Đậu Hà lan
C. Ruồi giấm D.Ngô
Câu 8: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?
A. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
C. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được.
D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
Câu 9: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1). Kiểu hình là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
(2) Gen là tổ hợp toàn bộ các kiểu gen của cơ thể.
(3). Mỗi tính trạng trên cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.
(4). Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau là 1A : 1a.
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 10: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Theo định luật phân li của Menđen, khi lai giữa các cá thể khác nhau về … và …, thế hệ lại thứ … xuất hiện cả tính trạng của bố và mẹ theo tỉ lệ …”
A. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; hai; 3 trội : 1 lặn.
B. Hai cặp tính trạng; thuần chủng; hai; 3 trội : 1 lặn.
C. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; nhất; 3 trội : 1 lặn.
D. Một cặp tính trạng tương phản; thuần chủng; hai; xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
Câu 11: Quy luật phân li được Menđen phát hiện trên cơ sở thí nghiệm là gì?
A. Phép lai một cặp tính trạng.
B. Phép lai nhiều cặp tính trạng.
C. Phép lai hai cặp tính trạng.
D. Tạo dòng thuần chủng trước khi đem lai.
Câu 12: Điền vào chỗ trống: “Khi lai hai bố mẹ khác nhau về … cặp tính trạng thuần chủng tương phản … với nhau cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng … các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó”.
A. hai; di truyền độc lập; tích.
B. một; di truyền độc lập; tích.
C. hai; di truyền; tích.
D. hai; di truyền độc lập; tổng.
C. kiểu hình khác bố mẹ do sự phân li độc lập của các cặp tính trạng.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 13: Biến dị tổ hợp xuất hiện khá phong phú ở những loài có hình thức sinh sản nào sau đây?
A. Sinh sản hữu tính (giao phối).
B. Sinh sản vô tính.
C. Sinh sản trinh sinh.
D. Sinh sản hữu tính và vô tính.
Câu 14. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?
A. Aa x Aa
B. AA x AA
C. aa x aa
D. Aa x aa
Câu 15: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?
A. Toàn cây hạt vàng B. 1 hạt vàng : 3 hạt xanh
C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh D. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh
Câu 16: Những loại giao tử có thể tạo được từ kiểu gen AaBb là
A. AB, Ab, aB, ab B. AB, Ab
C. Ab, aB, ab D. AB, Ab, aB
Câu 17: Cặp tính trạng nào sau đây là cặp tính trạng tương phản:
A. Tóc xoăn và tóc nâu B.Da vàng và tóc xoăn
C.Mắt xanh và tóc nâu D.Mắt xanh và mắt đen
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của tương quan trội - lặn?
Top of Form
A. Tương quan trội lặn khá phổ biến trên cơ thể sinh vật.
B.Thông thường các tính trạng trội là các tính trạng tốt, các tính trạng lặn là các tính trạng xấu.
C. Thông thường các tính trạng đều là các tính trạng tốt.
D.Trong sản xuất, người ta phải chọn vật nuôi, cây trồng thuần chủng để làm giốngBottom of Form
Câu 19. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành nội dung quy luật phân li: “Trong quá trình phát sinh …….(1)……, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền …….(2)….. về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể ……(3)….. của bố mẹ.”
A. (1) giao tử; (2) phân li ; (3) thuần chủng
B. (1) kiểu hình; (2) phân li ; (3) ban đầu
C. (1) kiểu hình; (2) phân li ; (3) ban đầu
D. (1) kiểu gen; (2) độc lập; (3) giống với
Câu 20: Biến dị tổ hợp là :
A. sự tổ hợp lại những tính trạng đã có ở bố mẹ.
B. làm thay đổi những kiểu hình đã có
C. tạo ra những biến đổi hàng loạt
D. tạo ra một số cá thể bất thường
giúp tui vớiBằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |