Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nếu muốn đảm bảo sức khỏe và hiệu quả điều trị, chúng ta không nên lạm dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc kháng sinh đúng liều lượng đem lại những lợi ích to lớn, đầu tiên đó là giữ tính hiệu quả, công dụng vốn có của thuốc kháng sinh. Nhờ vậy, bạn ngăn ngừa, hạn chế nguy cơ bị kháng kháng sinh. Đồng thời, việc tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra giúp chúng ta tránh khỏi một số tác dụng phụ không mong muốn trong suốt quá trình điều trị bệnh.
2. Thế nào là hiện tượng kháng kháng sinhNhiều người cho rằng, thuốc kháng sinh có công dụng hết sức tuyệt vời, chúng có thể điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Chính vì thế, họ sử dụng bừa bãi, không đúng liều lượng và chưa thực sự hiểu về cách dùng. Về lâu về dài, bạn có thể đối mặt với tình trạng kháng thuốc kháng sinh, vậy hiện tượng này được hiểu như thế nào?
Cụ thể, khi bị kháng kháng sinh, thuốc sẽ không có khả năng tiêu diệt, loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân là do mầm bệnh, vi khuẩn có thể tự chống lại hoạt động của thuốc kháng sinh. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, chúng đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và khả năng điều trị bệnh.
Nếu không may rơi vào tình trạng kháng thuốc, việc chữa trị bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn thời gian hơn so với bình thường. Cách khắc phục vấn đề này đó là đổi sang loại kháng sinh khác. Thực sự, đây không phải là cách tối ưu nhất, trong nhiều trường hợp, chúng gây ra tình trạng tốn kém tiền bạc.
Hiểu được mức độ nghiêm trọng của hiện tượng trên, các y bác sĩ đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang ngày một diễn ra phức tạp hơn, diễn biến nhanh chóng và khó kiểm soát hơn rất nhiều.
3. Nguyên nhân nào gây tình trạng kháng kháng sinh?Chắc hẳn mọi người luôn thắc mắc không biết tại sao lại có hiện tượng kháng kháng sinh, chúng xảy ra do những nguyên nhân nào? Trên thực tế, có nhiều lý do dẫn tới tình trạng trên, khi đã nắm cụ thể, bạn sẽ biết cách để hạn chế vấn đề kháng thuốc.
3.1. Vi khuẩn kháng thuốc
Các loại vi khuẩn gây bệnh thường biến đổi không ngừng để thích nghi và làm mất tác dụng của thuốc điều trị. Trong đó, chúng có thể đột biến gen, tạo ra enzyme phân hủy hoặc tạo ra những thay đổi trong cấu trúc của thuốc kháng sinh. Cụ thể, thuốc kháng sinh nhóm Betalactam có nguy cơ bị mất tác dụng dưới tác động của men Beta Lactamase.
Bên cạnh đó, một số vi khuẩn có khả năng làm giảm nồng độ thuốc kháng sinh có trong tác bào hoặc làm thay đổi đích tác động của thuốc. Không thể phủ nhận rằng, chúng có khả năng đột biến nhanh chóng nhằm đối phó tác động của thuốc.
3.2. Sử dụng thuốc kháng sinh chưa đúng cáchPhần đa bệnh nhân rơi vào tình trạng kháng kháng sinh là do chưa có hiểu biết đầy đủ, sử dụng thuốc không đúng cách. Ngày nay, nhiều người tự ý dùng thuốc kháng sinh khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, ngay cả những triệu chứng đơn giản họ cũng lạm dụng thuốc. Thực sự, vấn đề dùng kháng sinh bừa bãi tại Việt Nam rất đáng báo động, người dân cần được trang bị kiến thức cơ bản trước khi quyết định dùng thuốc.
Ngay cả khi đã được bác sĩ kê đơn cụ thể, chúng ta vẫn có quan niệm sai lầm rằng nếu không còn triệu chứng thì sẽ dừng thuốc. Thực tế, vi khuẩn có thể vẫn đang tồn tại trong cơ thể chúng ta và có thể biến đổi, thích nghi và chống lại tác dụng của thuốc bất cứ lúc nào.
Chính vì vậy, đối với tình trạng nhiễm khuẩn nhẹ, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc trong vòng 7 - 10 ngày. Trong khi đó, tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn cần tích cực điều trị trong một thời gian dài thì mới thu được hiệu quả rõ rệt.
4. Kháng thuốc kháng sinh để lại những hậu quả gì?Ngày nay, số lượng người bị kháng kháng sinh có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng, đây là vấn đề đáng lo ngại của bản thân người bệnh và các y bác sĩ. Nếu con số này càng tăng lên, chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng có thể giảm sút nghiêm trọng.
Nếu không may rơi vào tình trạng kháng thuốc kháng sinh, bạn có thể đối mặt với những vấn đề hết sức nghiêm trọng. Trước mắt, tình trạng bệnh có thể diễn biến nặng hơn, phức tạp hơn rất nhiều, bệnh nhân mất rất nhiều thời gian để bình phục sức khỏe.
Không những vậy, chúng ta không thể điều trị bệnh dứt điểm, chúng có nguy cơ tái phát nhiều lần và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Để cải thiện tình hình, các bác sĩ buộc phải sử dụng các phương pháp phức tạp hơn, tốn nhiều chi phí hơn so với bình thường.
Đặc biệt, nếu bạn không tìm được phương pháp, loại thuốc điều trị hiệu quả, bệnh sẽ diễn biến phức tạp và đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bạn. Đó là lý do vì sao chúng ta không thể chủ quan, sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi.
5. Nên làm gì để hạn chế nguy cơ kháng kháng sinhMột vấn đề được mọi người quan tâm đó là nên làm gì để hạn chế nguy cơ kháng kháng sinh? Nguyên tắc bạn cần biết khi dùng thuốc kháng sinh đó là chỉ điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra và dùng chúng khi thực sự cần thiết, được bác sĩ đồng ý. Trên thực tế, loại thuốc này không có hiệu quả trong việc điều trị bệnh cúm hay cảm lạnh, bởi vì nguyên nhân chính gây bệnh đó là vi rút.
Thuốc kháng sinh có nhiều loại khác nhau, bạn nên lựa chọn dược phẩm phù hợp với tình trạng bệnh, chủng vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, chúng ta không thể chia sẻ thuốc với bất cứ ai.
Như vậy, kháng kháng sinh là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng mà chúng ta không nên chủ quan. Tốt nhất, mỗi người cần có ý thức sử dụng thuốc phù hợp, theo chỉ định của bác sĩ. Nếu sau một thời gian điều trị bạn không thấy hiệu quả, hãy đi tái khám và nhận tư vấn từ bác sĩ.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |