Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Cơ chế chuyển hóa: đây là cơ chế phổ biến nhất và thường xuất hiện nhất ở dịch hại. Khi hóa chất tiến vào cơ thể côn trùng, dưới tác động của enzym khác nhau và tiến hành liên kết protein, phân hủy, thủy phân, hydro hóa, clo hóa, ankyl hóa,… trở thành chất vô hại đối với côn trùng. Khi lượng hóa chất càng nhiều có thể gây bất hoạt cơ chế chuyển hóa nhưng cũng làm côn trùng quen dần và tạo ra nhiều enzym hơn.
Cơ chế giảm thẩm thấu: tác động chủ yếu trên biểu bì côn trùng. Dịch hại sẽ thay đổi cấu trúc biểu bì, đóng lỗ thở làm giảm tính thẩm thấu, từ đó giảm lượng hóa chất xâm nhập vào cơ thể. Đây là cơ chế tạo tính kháng thấp nhưng nếu kết hợp với các cơ chế tạo ra tính kháng cực cao, do luôn giữ lượng hóa chất trong cơ thể côn trùng ở mức thấp.
Cơ chế hành vi: đây là sự thay đổi tập tính hành động của côn trùng như bay thấp hay cao hơn, nhạy cảm với ẩm độ, vị trí đậu trên mặt lá,… Cơ chế này thường xuất hiện ở các loài có cánh.
Cơ chế biến đổi vị trí đích: sự thay đổi vị trí đích tác động của hóa chất đối với côn trùng làm giảm hiệu lực thuốc. Có 3 cách tạo ra cơ chế này là kháng liên quan kênh Na+, thay đổi men Acetylcholinesterase, Kháng do thay đổi thụ thể GABA.
Cơ chế đa kháng: hiện tượng côn trùng đồng loạt xuất hiện 2 hay nhiều cơ chế khác nhau. Cơ chế được tạo ra khi sử dụng liên tục, không có thời gian nghỉ các lớp hóa chất khác nhau trên cùng loại côn trùng.
Với các cơ chế trên, thêm vào đó, người sản xuất không tuân thủ quy định về mức độ sử dụng, liều lượng, kỹ thuật dẫn đến tình trạng kháng thuốc diễn ra tràn lan.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |