Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trắc nghiệm

Trắc nghiệm

Câu 1. Đâu không phải nguyên nhân các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh quá trình xâm lược Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?  

A. Đông Nam Á có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên.  

B. Nhu cầu nguyên liệu, nhân công, thị trường của các nước phương Tây.  

C. Chính trị các nước Đông Nam Á đang khủng hoảng.  

D. Các nước Đông Nam Á tiến hành cải cách không thành công.

Câu 2. Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu- Mĩ đã có động thái gì đối với Nhật Bản?  

A. Xâm chiếm Nhật Bản làm thuộc địa.  

B. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật.  

C. Tiến hành xâu xé Trung Quốc.  

D. Can thiệp vào Nhật Bản, đòi “mở cửa”.

Câu 3. Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản có điểm gì khác so với hầu hết các nước châu Á?  

A. Bị các nước đế quốc phương Tây nhòm ngó, âm mưu xâm lược.  

B. Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng.  

C. Nhà nước thực hiện chính sách "bế quan toả cảng".  

D. Giai cấp thống trị sớm nhận thức vai trò của cải cách và đã tiến hành cải cách đất nước.

Câu 4. Nhân tố nào đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

A. Sự phát triển không đều về kinh tế.

B. Sự khác biệt về diện tích thuộc địa.

C. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.

D. Sự khác biệt về thể chế chính trị.

Câu 5. Sự kiện nào chứng tỏ sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới trong thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Các Đảng Cộng sản được thành lập ở nhiều nước.

B. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

C. Phe Hiệp ước giành thắng lợi trên các mặt trận.  

D. Cách mạng Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kì thành công.

Câu 6. Vì sao Đức là kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh nhưng lại có ít thuộc địa.  

B. Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ.  

C. Nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Châu Âu.  

D. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác.

Câu 7. Đến trước cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917, Nga vẫn là một nước

A. quân chủ lập hiến.  

B. quân chủ chuyên chế.  

C. cộng hòa tổng thống.  

D. cộng hòa đại nghị.

Câu 8. Sau Cách mạng tháng Hai (1917), ở Nga đã xuất hiện hiện tượng gì đặc biệt?

A. Chính quyền phong kiến và tư sản cùng tồn tại.  

B. Chính phủ tư sản và công nhân cùng tồn tại.  

C. Chính phủ tư sản lâm thời và Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính cùng tồn tại.  

D. Chính quyền công nhân và nông dân cùng tồn tại.

Câu 9. Nội dung chủ yếu của “ Chính sách kinh tế mới” về nông nghiệp là gì?
A. Trưng thu lương thực thừa.
B. Bãi bỏ trưng thu lương thực.
C. Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay bằng chế độ thi thuế lương thực.
D. Thực hiện chế độ thu thuế các sản phẩm sản xuất nông nghiệp.

Câu 10. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại hậu quả nghiêm trọng gì đối với các nước tư bản châu Âu?

A. Xuất hiện một số quốc gia mới.

B. Các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.

C. Sự khủng hoảng về chính trị.

D. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
129
1
0
Vũ Nguyệt
02/12/2021 19:22:44
+5đ tặng
1 D
2 D
3 D
4 A
5 B
6 A
7 A
8 C
9 A
10 B

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×