Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đột biến nhiễm sắc thể - Lý thuyết: Đột biến nhiễm sắc thể

2 trả lời
Hỏi chi tiết
683
1
0
Phạm Văn Phú
07/04/2018 14:29:52

A. Lý thuyết

   I. Đột biến cấu trúc NST

   1. Định nghĩa

   - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của một hoặc một vài NST trong bộ NST.

   - Các dạng đột biến chính: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.

Chuyên đề Sinh học lớp 9

   2. Nguyên nhân và tính chất

   - Đột biến cấu trúc NST xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và bên ngoài đến NST. Nguyên nhân chủ yếu do các tác nhân vật lý, hoá học hoặc sinh học có trong môi trường tác động đến NST làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.

   - Hầu hết các đột biến là có hại. Tuy nhiên, trong thực tế, người ta cũng bắt gặp một số dạng đột biến cáu trúc có lợi.

   Ví dụ: mất 1 đoạn nhỏ của NST 21 ở người gây ra bệnh ung thư máu. Lặp đoạn NST mang gen quy định enzim thuỷ phân tinh bột ở 1 giống lúa mạch làm nâng cao hoạt tính của enzim này.

   II. Đột biến số lượng NST

   1. Thể dị bội

   - Thể dị bội là những cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

   a. Sự phát sinh

   - Do các tác nhân lí hóa của môi trường trong hoặc bên ngoài cơ thể làm rối loạn sự phân li bình thường của một hoặc 1 số cặp NST.

   - Do thoi vô sắc không hình thành nên 1 hoặc 1 và cặp NST không thể phân li trong quá trình giảm phân tạo thành giao tử bất thường, giao tử này kết hợp với các giao tử bình thường hoặc không bình thường khác trong thụ tinh tạo thành đột biến dị bội.

   - Một cá thể của loài có thể gặp nhiều trường hợp dị bội khác nhau, vì hiện tượng dị bội ở mỗi cặp NST khác nhau sẽ cho kiểu hình hoàn toàn khác nhau.

   Ví dụ: một loài có bộ NST 2n = 14 tức là có 7 cặp NST khác nhau như vậy cá thể này có thể có 7 trường hợp thể ba hoàn toàn khác nhau.

   b. Hậu quả, ý nghĩa:

   - Sự tăng hay giảm số lượng của 1 hay vài cặp NST à làm mất cân bằng toàn hệ gen à cơ thể không sống được hay giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản.

   - Đối với tiến hóa: cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

   - Đối với chọn giống: có thể sử dụng các thể không để đưa các NST theo ý muốn vào cây lai.

   - Đối với nghiên cứu di truyền học: sử dụng các lệch bội để xác định vị trí của gen trên NST.

   Ví dụ một số bệnh do lệch bội ở người:

   Hội chứng down (thể ba cặp NST 21), (2n + 1) = 47NST.

   Claiphenter (thể ba cặp giới tính XXY), (2n+1) = 47NST.

   Siêu nữ (XXX), (2n + 1) = 47NST.

   Tocnơ (thể một cặp giới tính XO), (2n - 1) = 45NST.

   2. Thể đa bội

   - Thể đa bội là cơ thể mà trế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).

   - Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào đã dẫn đến tăng cường độ trao đổi chất, làm tăng kích thước tế bào, cơ quan và tăng sức chống chịu của thể đa bội đối với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.

   Sự hình thành thể đa bội.

   - Dưới tác động của tác nhân vật lí và hoá học vào tế bào đang trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng của môi trường trong cơ thể có thể gây ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào.

Bài tập và câu hỏi trắc nghiệm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Nhài
07/04/2018 11:24:34

CHUYÊN ĐỀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Đột biến nhiễm sắc thể

I. Đột biến cấu trúc

   - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu của NST

   - Các dạng đột biến này sắp xếp lại những khối gen trên và giữa các NST nên có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST.

   - Đột biến NST có thể do các tác nhân vật lý, hoá học hay sinh học gây ra.

   - Người ta chia đột biến NST thành các dạng; mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

1. Mất đoạn

   - Là dạng đột biến làm mất 1 đoạn nào đó của NST.

   - Mất đoạn làm giảm số lương gen trên NST, làm mất cân bằng gen nên thường gây chết với thể đột biến.

   - Ứng dụng: người ta chủ động gây ra các đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ các gen gây hại.

2. Lặp đoạn

   - Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó trên NST được lặp lại một hay nhiều lần.

   - Lặp đoạn làm tăng số gen trên NST, làm mất cân bằng gen trong hệ gen.

   - Trong một số trường hợp, lặp đoạn làm tăng số lượng gen và sản phẩm của gen nên cũng có thể được ứng dụng trong thực tế.

   - Lặp đoạn không gây hậu quả nghiêm trọng bằng mất đoạn. Ngoài ra, lặp đoạn NST cũng tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hoá.

3. Đảo đoạn

   - Là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại.

   - Hệ quả: làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST.

   - Sự sắp xếp các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

4. Chuyển đoạn

   - Là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.

   - Đột biến chuyển đoạn làm thay đổi nhóm gen liên kết.

   - Các thể đột biến mang chuyển đoạn NST thường bị giảm khả năng sinh sản.

   - Đột biến chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư