Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đề kiểm tra Vật Lí 8 Học kì 2 (Trắc nghiệm - Tự luận 3) - Đề kiểm tra Học kì 2 Vật Lí 8 (Bài kiểm tra cuối kì)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
618
0
0
Phạm Văn Bắc
07/04/2018 13:00:36

Đề kiểm tra Vật Lí 8 Học kì 2 (Trắc nghiệm - Tự luận 3)

Đề kiểm tra Học kì 2 - Năm học ....

Môn Vật Lí 8

Thời gian làm bài: 45 phút

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Động năng của một vật phụ thuộc vào

A. trọng lượng của vật.

B. độ biến dạng và độ cao của vật.

C. thể tích và hình dạng của vật.

D. khối lượng và vận tốc của vật

Câu 2: Động năng chuyển hóa thành thế năng trong trường hợp nào dưới đây?

A. Bắn bi A vào bi B trên mặt bàn nằm ngang làm bi B chuyển động.

B. Viên đạn đại bác bắn từ dưới đất lên bầu trời

C. Quả bưởi rơi từ trên cây xuống.

D. Nước chảy từ trên đỉnh thác xuống dưới.

Câu 3: Khi vận tốc chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật thay đổi thì đại lượng nào thay đổi?

A. Nhiệt độ của vật

B. Khối lượng của vật

C. Trọng lượng của vật

D. Thể tích nguyên tử tạo nên phân tử

Câu 4: Có hai vật, vật thứ nhất có nhiệt độ 150oC, vật thứ nhất có nhiệt độ 50oC. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Cả 3 đều sai

B. Nhiệt năng của vật thứ nhất lớn hơn vật thứ hai

C. Nhiệt năng của vật thứ nhất lớn gấp 3 lần nhiệt năng vật thứ hai

D. Nhiệt năng vật thứ hai lớn hơn vật thứ nhất

Câu 5: Để làm một khối thép nặng 50kg tăng thêm 2oC thì cần nhiệt lượng 46000J. Còn để làm một lượng rượu có khối lượng 10kg tăng thêm 1oC thì cần 25000J. Nhiệt dung riêng của thép và rượu là:

A. 2500J/kg.K và 2300J/kg.K

B. 460J/kg.K và 2500J/kg.K

C. 920J/kg.K và 2300J/kg.K

D. 460J/kg.K và 920J/kg.K

Câu 6: Trong các vật dưới đây, vật có màu nào sẽ hấp thụ bức xạ nhiệt tốt nhất?

A. Màu trắng

B. Màu bạc

C. Màu đen

D. Màu xanh da trời

Câu 7: Một quả bóng rơi xuống đất rồi nẩy lên, độ cao mà bóng đạt được không bằng lần nẩy lên trước đó. Lý do là vì:

A. Hiệu suất quá trình chuyển hóa giữa thế năng và động năng thấp

B. Do độ đàn hồi của quả bóng không tốt

C. Cả ba đều đúng

D. Do một phần cơ năng đã chuyển thành nhiệt năng

Câu 8: Chọn câu nói không đúng.

A. Nếu vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng, thì nhiệt năng của vật tăng lên.

B. Khi vật tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh, thì nhiệt năng của vật giảm đi.

C. Đưa một vật lên cao thì nhiệt năng của vật tăng lên, vì vật nhận được công.

D. Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.

B. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 9: Một miếng đồng đang ở 25oC nhận được một nhiệt lượng là 152kJ tăng lên đến 75oC. Biết nhiệt dung riêng của miếng đồng là 380J/kg.K. (4 điểm)

a) Khối lượng miếng đồng là bao nhiêu?

b) Thả khối đồng này vào trong 1 bình có chứa 4 lít nước ở nhiệt độ 27oC. Coi như nhiệt lượng mà bình nhận được không đáng kể. Biết ở nhiệt độ 27oC nước có khối lượng riêng là 1000kg/m3. Tính nhiệt độ của nước sau khi cân bằng nhiệt.

Câu 10: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 1,2kg ở nhiệt độ 100oC vào 5 lít nước. Nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt là 30oC. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường xung quanh. Nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kgK, của nước là 4200 J/kgK. (2 điểm)

Đáp án và thang điểm

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D B A A B C D C

Câu 4

Nhiệt độ của một vật cao chưa chắc nhiệt năng của nó đã lớn. Nhiệt năng là tổng động năng của tất cả các phân tử cấu tạo nên vật. Một vật có khối lượng lớn, nhiệt độ tuy không cao thì nhiệt năng của nó vẫn lớn

Câu 5

Q2 = m.c.Δt ⇒ c = Q2 : (m.Δt )

Nhiệt dung riêng của thép là: 46000: (50.2) = 460 (J/kg.K)

Nhiệt dung riêng của nhôm là: 25000 : (10.1) = 2500 (J/kg.K)

Câu 6: Màu tối hấp thụ nhiệt tốt hơn các màu sáng

B. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 9:

a. Đổi 152kJ = 152000J (0.25 điểm)

Qthu = m.c.Δt ⇒ m = Q2 : (c.Δt ) (0.25 điểm)

Khối lượng của miếng đồng là:

m = 152000 : (380.(75 - 25)) = 8 (kg) (1 điểm)

b. Đổi 4 lít = 0,004m3

Khối lượng nước trong bình là: 0,004.1000 = 4(kg) (0.25 điểm)

Gọi t là nhiệt độ của nước sau khi cân bằng nhiệt

Nhiệt lượng do miếng đồng tỏa ra là

Qtỏa = m.c.Δt = 8.380.(75 - t) = 3040.(75 - t) (J) (0.5 điểm)

Nhiệt lượng mà nước nhận vào là:

Qthu = m.c.Δt = 4.4200.(t - 27) = 16800.(t - 27) (0.5 điểm)

Mà Qthu = Qtỏa ⇒ 16800.(t - 27) = 3040.(75 - t) (0.25 điểm)

105 / 19.(t - 27) = 75 – t

105(t - 27) = 19(75 - t)

124t = 6160

t = 49,68oC (1 điểm)

Câu 10:

Nhiệt lượng mà miếng đồng tỏa ra là:

Qtỏa = m.c.Δt = 1,2.380.(100 - 30) = 31920 (J) (0.5 điểm)

⇒ Nhiệt lượng mà nước nhận vào là 31920J

Qthu = m.c.Δt ⇒ Δt = Qthu : (m.c) (0.5 điểm)

Nhiệt độ thay đổi của nước là:

Δt = 31920 : (5.4200) = 1,52oC

Nước nóng lên 1,52oC (1 điểm)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Vật lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư