Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi: Làm trai cho đáng nên trai, Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng. Nêu định nghĩa của ca dao hài hước? Bài ca dao trên phê phán loại người nào trong xã hội?

Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:
Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
C1: Nêu định nghĩa của ca dao hài hước.
C2: Bài ca dao trên phê phán loại người nào trong xã hội?
Tiếng cười bật ra nhờ biện pháp nghệ thuật nào?
C3: Các từ ngữ : Làm trai, sức trai, gánh 2 hạt vừng cho ta thấy tác giả có thái độ gì đối với loại đàn ông đó trong xã hội?
C4: Viết đoạn văn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ của bản thân từ những điều rút ra từ bài ca dao trên.
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.811
6
3
#Ntnm
18/11/2018 09:55:08
1.thể loại:ca dao châm biếm
2.Tác dụng:Câu ca dao như đã tái hiện, đã vẽ nên một bức chân dung thật hài hước và thú vị bằng nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập.TỪ đó tỏ rõ thái độ châm biếm và chê trách của người xưa trước những hành động xấu của người con trai như lười biếng, dày ăn mỏng làm,…
3.Làm trai cho đáng sức trai, Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng. Câu ca dao phản ánh những kẻ siêng ăn, biếng làm, châm biếm một anh chàng có thể trạng yếu ớt, chẳng làm được việc gì ra hồn. Câu ca dao vẽ nên một bức chận dung thật hài hước và thú vị bằng nghệ thuật phóng đại kết hợp với thủ pháp đối lập. Người xưa thường ngợi ca sức trẻ, sức trai dời non lấp bể. Trẻ con hay hát bài đồng dao: Gánh gánh gồng gồng, gánh sông gánh chợ. Cao hơn nữa, phận sự của các trang nam nhi là gánh nợ nước non. Vậy mà ở đây chàng trai yếu ớt một cách bất thường. Trong cuộc đời, có thể có những chàng trai yếu đuối nhưng không ai lại yếu đến mức chi gánh nổi có… hai hạt vừng. Hài hước ở chỗ là anh ta phải khom lưng chống gối, có nghĩa là phải ráng hết sức mới có thể gánh được. Tiếng cười vang lên từ những chi tiết đối lập ngoài sức tưởng tượng như thế.Qua giọng điệu, ta có thể hiểu nội dung của câu ca dao theo hai nét nghĩa. Một là thể trạng ốm yếu của anh chàng là do cha mẹ sinh ra, nhưng anh ta không chịu rèn luyện để có được một thân thể cường tráng, khỏe mạnh. Hai là chàng trai này quá lười biếng, nhu nhược, không có dũng khí trong cuộc sống, không dám gánh vác những trọng trách lớn lao trong gia đình và ngoài xã hội. Hạng đàn ông như vậy chỉ là gánh nặng cho mọi người mà thôi

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
4
Nguyễn Thị Nhung
18/11/2018 10:12:45
Câu 1: Định nghĩa của ca dao hài hước: Là những bài ca dao trong đó có sử dụng yếu tố gây cười, yếu tố hài hước. Qua đó thể hiện quan niệm sống, triết lí sông lạc quan yêu đời của người dân lao động.
Câu 2;
- Phê phán loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai " khom lưng chông gối, gánh hai hạt vừng"
- Tiếng cười bật ra nhờ những thủ pháp đối lập và thậm xưng kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo nên cách nói di dỏm, nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa châm biếm lại sâu sắc
 
4
1
Quỳnh Anh Đỗ
18/11/2018 16:09:28
C2:
Chế giễu loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai. Bài ca dao sử dụng biện pháp khoa trương, phóng đại cùng với thủ pháp đối lập đã tạo nên một tiếng cười hài hước, châm biếm. Tính hài hước là ở chỗ, bài ca dao xây dựng hình ảnh một chàng trai đang cố gắng hết sức (khom lưng chống gối) chỉ để “gánh hai hạt vừng”.
C1:
Ca dao hài hước là một bộ phận quan trọng trong kho tàng ca dao Việt Nam. Bằng nghệ thuật trào lộng thông minh, hóm hỉnh, ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm tin vào cuộc sống của nhân dân lao động cho dù cuộc đời còn nhiều gian truân.
1
1
Quỳnh Anh Đỗ
18/11/2018 16:15:18
C3: Thái độ của tác giả đối với thể loại đàn ông đó:
Trong cuộc đời, có thể có những chàng trai yếu đuối nhưng không ai lại yếu đến mức chi gánh nổi có… hai hạt vừng. Hài hước ở chỗ là anh ta phải khom lưng chống gối, có nghĩa là phải ráng hết sức mới có thể gánh được. Tiếng cười vang lên từ những chi tiết đối lập ngoài sức tưởng tượng như thế.Qua giọng điệu, ta có thể hiểu nội dung của câu ca dao theo hai nét nghĩa. Một là thể trạng ốm yếu của anh chàng là do cha mẹ sinh ra, nhưng anh ta không chịu rèn luyện để có được một thân thể cường tráng, khỏe mạnh. Hai là chàng trai này quá lười biếng, nhu nhược, không có dũng khí trong cuộc sống, không dám gánh vác những trọng trách lớn lao trong gia đình và ngoài xã hội. Hạng đàn ông như vậy chỉ là gánh nặng cho mọi người mà thôi
3
2
Quỳnh Anh Đỗ
18/11/2018 16:19:02
C4:
Đây là một bài ca dao rất thú vị về người đàn ông trong gia đình. Từ bản chất của những người yêu lao động, người bình dân phê phán và chế giễu những kẻ lười biếng mà huênh hoang. Ý nghĩa hài hước toát ra từ hình ảnh đối nghịch : sức dài vai rộng mà lại khom lưng chống gối chỉ để gánh hai hạt vừng. Động tác kia chẳng khác nào mô phỏng hình ảnh các vị chức sắc quan lại chỉ giỏi khom lưng luồn cúi, chống gối quì lụy để tiến thân. Với nghệ thuật đối lập, phóng đại “khom lưng, chống gối >< gánh hai hạt vừng”, người bình dân đã phê phán, chế giễu những người đàn ông mang tiếng là gánh vác sơn hà nhưng thực tế chẳng khác nào những kẻ yếu hèn, vô công rỗi nghề ăn bám người khác. Thật bất hạnh cho những người vợ lấy phải một ông chồng như thế!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×