Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể lại bài Đồng Chí trong vai người lính

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
351
1
0
Nguyễn Diệu Hoài
07/11/2018 19:35:29
Đối với những người lính cách mạng như chúng tôi thì chắc không bao giờ có thể quên được những năm tháng gian lao chống thực dân Pháp. Quên không được là do những nỗi vất vả, đau thương, mất mát đã gây ra bởi chiến tranh, và cũng không thể quên tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn. Tình đồng chí một niềm tự hào để cho tôi nhớ về, kể về khi nhắc đến chín năm kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc Việt Nam
Tôi vốn là một người nông dân xuất thân từ miền núi trung du khô cằn, “ đất cày lên sỏi đá”. Cả đời tôi chưa bao giờ có cơ hội bước ra khỏi lũy tre làng nên tầm nhìn còn thiển cận cứ nghĩ rằng một đời sẽ sống an bình nơi chốn làng quê thanh tịnh. Thế nhưng tất cả sự bình yên của làng tôi nói riêng và cả nước nói chung đã bị phá tan bởi tiếng súng của bọn Pháp tàn ác. Bọn giặc xâm lấn giày xéo tổ quốc ta, khinh thường nhân dân ta. Được Cách mạng giác ngộ, theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, nhiều người nông dân áo vải như tôi đã khăn gói lên đường chiến đấu. Ruộng nương thì gửi cho bạn thân cày,gian nhà xiêu vẹo cũng mặc cho gió lung lay. Người nông dân thời bấy giờ dù một chữ bẻ đôi cũng không có nhưng mang nhiệt tình cách mạng và lòng yêu nước thiết tha.
Lúc nhập ngũ, tôi đã gặp được nhiều người cùng cảnh ngộ với mình. Có một đồng đội cũng là gốc nông dân nghèo khổ như tôi. Quê anh thuộc vùng ven biển “ nước mặn đồng chua”, quanh năm làm lụng vất vả cũng túng thiếu, nghèo khổ . Sự tương đồng về cảnh ngộ khiến chúng tôi càng gắn bó với nhau hơn. Những tháng ngày chiến đấu, cùng chung chiến hào “ súng bên súng, đầu sát bên đầu”, rồi cả những đêm rét chung chăn đã khiến chúng tôi hiểu rõ hoàn cảnh của nhau hơn thành đôi tri kỉ. Tôi nhớ hoài lời anh tâm sự:
-Anh biết không, nơi quê nhà tôi còn cha già,mẹ yếu, vợ dại con thơ.. Nói là mặc kệ, gát lại tất cả để lên đường chiến đấu nhưng tôi nhớ quê làng với giếng nước gốc đa sân đình, gia đình, bạn bè. Chao ôi, nhớ quá!
Lời của anh cũng là lời của tôi , của bao người lính chống Pháp. Anh ơi, tôi cũng thương nhớ lắm quê nhà lắm chứ, nhưng đất nước có chiến tranh thì làm sao đành lòng sống yên phận cho riêng mình. Bác Hồ đã nói bọn giặc rất dã man, ta nhân nhượng chúng càng lấn tới, hạnh phúc cá nhân không còn khi đất nước bị xâm lăng. Rồi tôi cũng sẻ chia với anh những nỗi niềm thầm kín. Tình đồng đội của chúng tôi gắn liền với lí tưởng chiến đấu vì độc lập tự do dân tộccùng đứng chung hàng ngũ cách mạng.. Lúc đó chúng tôi gọi nhau là đồng chí. Ôi, hai tiếng đồng chí thật thật thiêng liêng, nói lên được sự gắn bó của chúng tôi rất nhiều trong cuộc đời người lính.
Người đồng chí của tôi đã cùng tôi vượt qua bao gian khổ, thử thách ở những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Khi tôi nóng sốt do cơn sốt rét rừng hành hạ trong hoàn cảnh thiếu thốn thuốc men, anh đã chăm sóc tôi chu đáo, anh lấy khhăn ướt lau trán cho tôi để hạ sốt. Khi tôi ré runt, anh chẳng ngại nhường chiếc chăn duy nhất của mình cho tôi giữ ấm mình. Rồi anh cũng ngã bệnh vì cơn sốt rét rừng hoành hành ở Việt Bắc, tôi cũng chăm sóc anh bằng cả tấm chân tình..Làm sao có thể quên được những ngày tháng cơ cực ấy! Áo rách vai, quần vài mảnh vá, chân không giày nhưng chúng tôi vẫn mỉm cười vui vẻ, lạc quan. Chúng tôi yêu thương nhau, hiểu nhau thật nhiều. Chỉ cần bàn tay nắm lấy, chúng tôi hiểu mình đã có đồng chí ở bên cạnh cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cảm với mình, cùng đoàn kết chiến đấu. Bàn tay nắm lấy động viên nhau vượt qua gian khổ đối với tôi còn quý hơn lòi nói. Có ai hỏi tôi kỉ niệm nào đáng nhớ nhất của tình đồng chí, tôi không cần phải suy nghĩ Đó là những đêm phục kích nơi rừng hoang sương muối, chúng tôi vẫn đứng cạnh bên nhau chờ giặc đến, tay cầm chắc súng, tinh thần vững mạnh vì cảm thấy có đồng chí bên cạnh. Lúc đó, mũi súng di động quan sát, đầu súng chênh chếch hướng lên trời. Chao ôi! Ánh trăng , vầng trăng nơi núi rừng Việt bắc mới sáng rõ làm sao! Ánh trăng vằng vặc như chiếc đĩa bạc to đang lung linh như treo đầu ngọn súng. Mũi súng hướng dến đâu, trăng cũng theo đến đó. Giữa núi rừng tĩnh mịch chỉ có chúng tôi :“ đôi bạn lính, súng và cả ánh trăng trên cao”. Chúng tôi như được gắn kết với nhau. Thật tuyệt diệu. Tình đồng chí đã tiếp thêm sức mạnh cho chúng tôi chiến đấu, quyết tâm giành thắng lợi về cho Tổ quốc.
Người đồng chí của tôi ơi! Chúng ta đã cùng nhân dân viết nên những trang vàng lịch sử trong quá trình giữ nước.. Từ chiến dịch Việt Bắc thu đông đến chiến dịch Điện Biên Phủ vẻ vang, hai tiếng đồng chí luôn cất lên trên bước đường hành quân của người lính. Quá khứ sẽ qua đi nhưng lịch sử vẫn còn mãi những âm vang hào hùng của một thời chống giặc. Chính tình đồng chí, tình yêu nước đã giúp cho những người lính đa phần gốc nông dân đã làm nên chiến thắng vang dội. Đó là chân lí, là sức mạnh của dân tộc tộc. Tình đồng chí đã được phát huy trong thời chống Mĩ và cả thời hòa bình. Hai tiếng đồng chí thật thiêng liêng, cao đẹp luôn gợi nhiều xúc động trong tôi- người lính đã tham gia cuộc kháng chiến chống giặc Pháp năm xưa...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Anime
07/11/2018 19:36:28

Chín năm là một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng <Tố Hữu>

Tôi là một người lính từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Câu thơ của Tố Hữu đã ghi lại thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Mỗi khi đọc lên mọi cảm xúc lại dậy lại trong lòng khiến tôi bồi hồi khôn xiết. Phải chăng? Tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó là một trong những nguyên nhân góp vào chiến thắng tự hào dân tộc.

Chúng tôi đa số là những anh lính nông dân xuất thân từ những miền quê nghèo khó tôi hỏi bạn:
– Quê anh ở đâu
– Quê tôi ở vùng đồng bằng chiêm trũng ven biển khó làm ăn cày cấy lắm!
– Tôi cũng vậy. Quê tôi ở vùng đồi núi trung du nơi " Chó ăn đá gà ăn sỏi" cây cối xác xơ nghèo khó.

Có lẽ vì vậy mà chúng tôi dễ xích lại gần nhau chăng? Chính sự đồng cảm giai cấp khiến con người trở lên gần gũi dễ cảm thông chia sẻ.

Không chỉ vậy chúng tôi còn chung lí tưởng nhiệm vụ rời bỏ tay cày tay quốc. Chúng tôi cầm súng bảo vệ chính quyền non trẻ, nền độc lập tự do vừa mới giành được. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của bác Hồ kính yêu chúng tôi từ mọi phương trời xa lạ tập hợp trong hàng ngũ quân đội cách mạng…

Ngày ấy cuộc sống khó khăn gian khổ thiếu thốn lắm nhưng chính cái khó khăn gian khổ nắm cơm xẻ nửa chăn xui đắp cùng đã khiến chúng tôi gần gũi thân thiết tự lúc nào chẳng hay. Cái chăn đắp lại tâm sự mở ra thế là thành tri kỉ hiểu bạn hơn hiểu chỉnh mình tất cả gọi nhau là đồng chí, hai tiếng giản dị mà thiêng liêng biết mấy. Nó khẳng định chúng tôi cùng chung đoàn thể tổ chức, lí tưởng nhiệm vụ có sự bình đẳng gắn bó thân thiết có lẽ cách gọi ấy là kết tinh cao độ bậc nhất của mọi tình cảm từ tình giai cấp -> tình bằng hữu và cao hơn hết là tình người.
Ôi! Tiếng gọi thiêng liêng " Đồng chí"!

Là đồng chí của nhau chúng tôi chia sẻ những tâm tư, nỗi niềm nhớ quê hương xuất thân từ giai cấp nông dân, với chúng tôi ruộng nương, gian nhà là những thứ quí giá nhất, giếng nước gốc đa là những gì thân quen nhất vậy mà chúng tôi đều bỏ lại. Tất cả ra đi vì nghĩa lớn. Anh bạn tôi tâm sự: Căn nhà không trống tuếch trồng toàng giờ đây lại thiếu vắng trụ cột gia đình nên càng trống vắng hơn giờ hết. Nhưng anh vẫn dứt khoát ra đi. Còn nước là còn nhà tất cả đều có chung suy nghĩ như vậy chẳng phải là thái độ vô tình bởi nếu vô tình chúng tôi chẳng nhận được nỗi nhớ của quê hương: Mẹ già, vợ trẻ, con thơ.

Là đồng chí của nhau chúng tôi còn chia sẻ những khó khăn thiếu thốn về quân trang quân phục động viên nhau vượt qua bệnh tật đó là những cơn sốt rét rừng tàn phá sức khỏe ghê ghớm lại thiếu thốn thuốc men. Tôi thì áo rách vai, anh thì quần có vài mảnh vá. Tôi thì chân không giày, anh thì đầu không mũ, giữa những cái lạnh của núi rừng Việt Bắc thế mà tất cả vẫn sáng lên nụ cười lạc quan sưởi ấm cả không gian giá buốt.

Đặc biệt hơn nữa, là đồng chí của nhau chúng tôi còn chia sẻ tình cảm bền chặt, chân thành nhất thông qua cái nắm tay thay cho mọi lời nói không ồn ào nhưng cái nắm tay chất chứa bao điều muốn nói: Nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm. Sưởi ấm đôi bàn chân buốt giá, cao hơn là truyền cho nhau nghị lực để vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Và đó còn là lời chào lời hứa hẹn lập công trước lúc vào trận đánh chúng tôi thấu hiểu chẳng cần nói thành lời. Ôi tình cảm keo sơn ấy khiến tôi xúc động mãi.

Nhưng có lẽ kỉ niệm về những đêm sát cánh trong chiến hào phục kích chờ giặc tới in đậm khó phai trong tâm trí tôi nhất. Thời tiết khắc nghiệt vô cùng sương muối giá rét đầu ngón chân ngón tay giá buốt như có kim châm. Thế mà tôi và đồng đội vẫn cầm chắc tay súng chủ động chờ giặc tới, cái tư thế vành đồng vách sắt đã làm mờ đi mọi khó khăn ác liệt. Đêm ấy là một đêm có trăng. Trăng lơ lửng ở trên cao cứ xuống thấp dần thấp dần có lúc tưởng như treo đầu mũi súng.

Chúng tôi chiến đấu để bảo vệ vầng trăng hòa bình trả lại sự bình yên cho dân tộc đất nước. Bên cạnh đồng đội của mình chúng tôi còn một người bạn nữa chính là vầng trăng. Trăng soi rọi bước đường hành quân trăng bầu bạn chia sẻ ngọt bùi. Trước giờ nổ súng vẫn thanh thản nhìn vầng trăng, tôi thấy mình và đồng đội có tinh thần thép cao đẹp biết bao! Và có lẽ Súng, trăng là một cặp đồng chí gợi ra bao liên tưởng thú vị. Súng và trăng là gần và xa là chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ, chất thép chất thơ, chiến tranh và hòa bình, cứng rắn và dịu hiền bổ sung cho nhau khẳng định mục đích cuộc chiến đấu.

Cuộc chiến đã lùi xa hòa bình đã trở lại nhưng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã ghi một mốc son trong lịch sử vàng dân tộc. Mong rằng thế hệ trẻ hiện nay biết kế thừa truyền thống cha ông, học tập tốt xây dựng đất nước hùng cường dũng mạnh cảnh giác trước mọi âm mưu xâm lấn bờ cõi của kẻ thù.

1
0
doan man
07/11/2018 19:41:53
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
Mỗi lần đọc lại câu thơ ấy của Tố Hữu, trong tôi lại ùa về biết bao kỉ niệm của những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng. Tôi nhớ những ngày hành quân ra trận, nhớ những hôm liên hoan cùng bà con đồng bào. Nhưng có lẽ, để lại dấu ấn rõ nét hơn cả là những người đồng đội đã cùng tôi kề vai sát cánh.

Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng nhiều người khác hăm hở lên đường đi đánh giặc. Vốn xuất thân là nông dân, hành trang của tôi chẳng có gì ngoài lòng nồng nàn yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, trong đơn vị cũng có khá nhiều người có xuất thân và hoàn cảnh giống tôi, chúng tôi nhanh chóng làm quen và trở thành thân thiết. Điều đầu tiên chúng tôi trao đổi là về miền quê của mỗi người. Quê hương anh là một vùng chiêm trũng ven biển khó cấy cày làm ăn, còn quê tôi cũng chẳng khá hơn gì, là vùng trung du miền núi “chó ăn đá gà ăn sỏi”. Phải chăng cùng xuất thân từ những miền quê nghèo khó đã giúp chúng tôi xích lại gần nhau hơn? Giữa bọn tôi tồn tại một sợi dây cảm thông kì lạ mặc dù chỉ vừa mới quen biết. Hơn nữa, ngoài có chung hoàn cảnh xuất thân, chúng tôi còn chung cả lí tưởng và mục đích chiến đấu. Những người nông dân vốn xưa nay chỉ quen tay cấy tay cày bỗng giờ phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ ruộng nương nhà cửa, những người thân yêu và miền quê yêu dấu. Nói chúng tôi ra đi mà không lưu luyến là nói dối, nhưng vận nước đang lâm nguy, chẳng một ai có thể ngồi yên chờ đợi. Tôi cùng đồng đội đành phải gác lại tất cả, quyết chí hy sinh vì Tổ quốc.

Tây Bắc vốn nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc. Những cơn sốt rét rừng vẫn còn ám ảnh tôi tới tận bây giờ, khi nghĩ lại vẫn thấy rùng mình ớn lạnh. Ai trải qua rồi mới biết cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi nó như thế nào. Thực tế, số đồng đội tôi chết vì sốt rét còn nhiều hơn cả hy sinh ngoài trận mạc. Khi ấy, có một chiếc chăn đơn mà tận hai người đắp chung. Thế nhưng, chính cái thiếu thốn, gian khổ: “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” ấy đã khiến chúng tôi dễ dàng cảm thông và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Cuộc kháng chiến những ngày đầu vô cùng khó khăn vì phải chờ sự viện trợ từ quốc tế. Những ngày thiếu thốn quân trang quân bị, nhìn cái áo rách vai, cái quần có vài mảnh vá, chúng tôi chỉ biết cười, nắm tay nhau để cùng vượt qua khó khăn. Có cả những hôm hành quân trong rừng mà chân không giày, cộng với cái rét cắt da cắt thịt làm cho cuộc hành quân trở nên gian nan gấp bội phần.

Bên cạnh những khó khăn, gian khổ thường thấy, đời lính cũng không hiếm những phút giây lãng mạn. Những hôm phục kích chờ giặc, bên cạnh đồng đội, tôi còn có vầng trăng trên cao làm bạn. Ngắm nhìn ánh trăng chiếu rọi khắp nhân gian, khu rừng không còn âm u, vắng lặng mà mang nét thơ mộng, trữ tình hiếm có. Đêm càng khuya, vầng trăng càng chếch bóng xuống dần. Có lúc trăng như đang treo lơ lửng trên đầu ngọn súng, tâm hồn người chiến sĩ bỗng chốc biến thành thi sĩ.

Cuộc chiến đã đi qua hơn nửa đời người nhưng mỗi lần nhớ lại những năm tháng ấy, trong tôi dâng lên một niềm xúc động khó tả. Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn chính là sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×