Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Mắt có những tật nào? Nêu nguyên nhân dẫn đến mắt mắc các bệnh đó? Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?

Câu 1:Mắt có những tật nào ?nêu nguyên nhân dẫn đến mắt mắc các bệnh đó
Câu 2:Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết (về cấu tạo và chức năng
Câu 3:Có những tuyến nội tiết nào? Kể tên hoocmon do mỗi tuyến nội tiết tiết ra. Tác dụng của mỗi loại hoocmon đó
Câu 7:Thụ tinh là gì?
Thụ thai là gì?
Nếu trứng không được thụ tinh sẽ xảy ra hiện tượng gì ?giải thích
Tại sao mỗi trứng chỉ có một tinh trùng được thụ tinh
5 trả lời
Hỏi chi tiết
502
2
0
Nguyễn Tấn Hiếu
09/05/2018 08:33:30
Câu 1
  • Cận thị
Cận thị là bệnh lý về mắt, bạn bị cận thị khi mà bạn khó hoặc không thể nhìn thấy các vật ở xa. Chưa có kết quả chính thức của nghiên cứu về nguyên nhân gây ra cận thị, nhưng qua thực tế có thể thấy cận thị bị dẫn đến do mắt phải hoạt động quá nhiều, ví dụ như xem tivi, đọc sách quá gần hay dùng điện thoại nhiều, … Bệnh cận thị có thể do sinh hoạt hằng ngày gây ra nhưng cũng có thể do yếu tố di truyền, thường cha mẹ bị cận thì con cũng rất dễ bị cận thị. Để điều trị cho căn bệnh này, bạn có thể đeo kính mắc hoặc kính áp tròng để tránh sự tăng độ cận. Hiện nay đã có các phương pháp mổ mắt để chữa cận thị, tuy nhiên giá cả không rẻ và khiến mắt trở nên yếu hơn so với người bình thường. Cận thị có thể luyện tập để chữa trị bằng cách làm các bài tập luyện mắt.
  • Bệnh về võng mạc
Nguyên nhân của bệnh này là do có các dịch lỏng hoặc nước mắt có trng võng mặc khiến võng mạc bị tách khỏi các lớp phía ngoài của mắt, biểu hiện bởi những đốm đen sung lên hoặc đốm sáng lóe khiến thị lực của mắt trở nên yếu dần và có thể bị mù. Bên cạnh đó, những người bị bệnh tiểu đường có thể bị bệnh màng lưới do hậu quả của tiểu đường gây ra phá hủy các mạnh máu trong võng mạc. Các bệnh về võng mạc thường gặp ở những người bị tiểu đường, phụ nữ bị cận nặng hoặc đã trải qua phẫu thuật về đục thủy tinh thể hoặc các gia đình có di truyền về bệnh. Bệnh này chỉ có thể điều trị bằng cách phẫu thuật.
  • Tăng nhãn áp
Đây là một trong các bệnh về mắt có thể dẫn đến mù lòa, do sự gia tăng chất dịch lỏng ở nhãn cầu, sản xuất nhiều mà rút thoát chậm khiến phá hủy dây thần kinh thị giác. Có hai loại bệnh tăng nhãn áp, là tăng nhãn áp góc độ mở và tăng nhãn áp góc độ đóng. Tăng nhãn áp góc độ mở nguy hiểm hơn do không có triệu chứng gì đến khi vào giai đoạn cuối, còn góc độ đóng sẽ có các biểu hiện mắt bị đau, đỏ và bị nôn. Bệnh thường gặp ở người trung niên và người già.
  • Đục thủy tinh thể
Bệnh là hậu quả từ quá trình cơ thể lão hóa hoặc do ảnh hưởng của các tia cực tím hay bệnh lý khác gây ra. Khi bị bệnh này sẽ nhìn mọi thứ xung quanh trở nên mờ đi do thủy tinh thể bị đục khiến ánh sáng vào mắt bị cản lại. Thông thường bệnh gặp ở phụ nữ, khoảng từ 55 tuổi trở lên, tuy nhiên không nên chủ quan về các bệnh về mắt. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Tấn Hiếu
09/05/2018 08:51:30
Câu 2 :
* giống nhau:
_ Cấu tạo: tế bào tuyến cùng tiết ra chất tiết.
_ Chức năng: tham gia điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.
* khác nhau
_ Cấu tạo:
+ Ngoại tiết: tế bào tuyến lớn, chất tiết nhiều nhưng đặc tính sinh học không cao, chất tiết đổ vào ống dẫn chất tiết đến cơ quan tác động.
+ Nội tiết: tế bào tuyến nhỏ, chất tiết ít nhưng đặc tính sinh học rất cao, chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích.
_ Chức năng:
+ Ngoại tiết: tham gia quá trình biến đổi thức ăn, điều hoà thân nhiệt, ....
+ Nội tiết: chất tiết tham gia điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể( trao đổi chất, chuyển hóa cật chất và năng lượng trong tế bào, ...)
vô trang mình 5 sao nha
2
0
Nguyễn Tấn Hiếu
09/05/2018 09:09:51
Câu 3 :
Hệ nội tiết bao gồm các tuyến nội tiết cơ bản: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến cận giáp và tuyến sinh dục, nhưng gần như tất cả các cơ quan và mô đều sản xuất nội tiết đặc trưng riêng (hoóc môn). Các hoóc môn nội tiết phục vụ như là các tín hiệu từ một bộ phận của cơ thể tới bộ phận khác liên quan đến một mảng lớn các trạng thái và tạo ra một loạt các thay đổi trong chức năng. Nghiên cứu về hệ thống này gọi là nội tiết học. 
Hormon thùy trước tyến yên 
(1) Growth hormone (hormon sinh trưởng): làm tăng quá trình phát triển của hầu hết các tế bào và các mô bào. 
(2) Adrenocorticotropin (hormon kích thích vỏ thượng thận): làm tăng quá trình tiết của miền vỏ tuyến thượng thận 
(3) Thyroid-stimulating hormone (hormon kích thích tuyến giáp): làm tăng quá trình tiết thyroxine và triiodothyronine. 
(4) Follicle-stimulating hormone: kích thích nang trứng phát triển trong buống trứng trước giai đoạn rụng trứng ở nữ hay kích thích quá trình hình thành tinh trùng trong dịch hoàn nam giới . 
(5) Luteinizing hormone: Đóng vai trò quan trọng trong quá trình rụng trứng và kích thích quá trình tiết hormon sinh dục của buồng trứng và dịch hoàn. 
(6) Prolactin: Kích thích quá trình phát triển của tuyến vú và tiết sữa. 
Hormon thùy sau tuyến yên: 
(1) Hormone kháng niệu (antidiuretic hormone) còn gọi là vasopressin: Làm giảm quá trình thải nước của thận dẫn đến tăng giữ lại nước trong cơ thể. Nồng độ hormon này trong máu cao sẽ làm co mạch máu dẫn đến tăng huyết áp. 
(2) Oxytocin làm tăng co bóp tử cung trong quá trình đẻ và có tác dụng hỗ trợ trong quá trình đẩy thai ra ngoài khi đẻ; tăng có bóp biểu mô ống dẫn sữa của mẹ khi trẻ bú.
Hormon vỏ thượng thận: 
(1) Cortisol: Có nhiều chức năng trong điều khiển quá trình trao đổi protein, carbohydrate và chất béo. 
(2) Aldosterones: Làm giảm quá trình bài tiết natri và tăng bài tiết kali của thận.
Hormon tuyến giáp 
(1)&(2): Thyroxine và triiodothyronine: Làm tăng cường các phản ứng hóa học tại hầu hết các tế bào dẫn đến tăng cường trao đổi chất. 
(3) Calcitonin: Tăng quá trình lắng đọng canxi trong xương và giảm nồng độ canxi trong dich ngoài tế bào. 
Các đảo tuỵ (đảo Langerhans): 
(1) Insulin: Kích thích tế bào hấp thu glucose và có tác dụng điều khiển trao đổi carbohydrate. 
(2) Glucagon: Làm tăng quá trình tiết glucose từ gan vào các dich thể tuần hoàn.
Buồng trứng(ovaries) 
(1) Các estrogen: Kích thích quá trình phát triển của cơ quan sinh dục nữ, tuyến vú và kích thích quá trình hình thành các đặc điểm sinh dục cấp hai ở nữ. 
(2) Progesterone: Kích thích các tuyến nội mạc tử cung tiết ra "sữa tử cung" - "uterine milk" và kích thích tuyến vú phát triển. 
Tinh hoàn (testes)tiết testosterone: Kích thích cơ quan sinh dục nam và các đặc điểm sinh dục cấp II ở nam giới. 
Tuyến cận giáp (parathyroid gland) 
(1) Parahormone: Điều khiển nồng độ ion canxi của dịch ngoài tế bào thông qua ảnh hưởng đến: (a) hấp thu canxi trong ruột, (b)bài tiết canxi của thận và (c) giải phóng canxi từ xương. 
Nhau thai (placenta) 
(1) Kích dục tố nhau thai người (human chorionic gonadotropin, HCG): Kích thích quá trình hình thành thể vàng (hay hoàng thể) và tiết estrogen, progesteron của thể vàng. 
(2) Các estrogens: Tăng quá trình phát triển cơ quan sinh dục cơ thể mẹ và một số mô bào của bào thai. 
(3)Progesteron: Có thể làm tăng cường phát triển một số mô bào của bào thai; kích thích tuyến sữa của mẹ. 
(4) Human somatomammotropin: Có khả năng kích thích mô bào của bào thai và tuyến vú của mẹ. 
1
0
Nguyễn Tấn Hiếu
09/05/2018 09:15:52
Câu 7 :
- thụ tinh là quá trình tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử.
- thụ thai là quá trình hợp tử sau khi thụ tinh sẽ vừa di chuyển, vừa phân chia và làm tổ ở lớp niêm mạc tử cung để phát triển thành thai.
- Nếu trứng không được thụ tinh sẽ xảy ra hiện tượng kinh nguyệt. Lớp niêm mạc bị bong ra gây chảy máu. Là dấy hiệu nhận biết ở tuổi dậy thì của nữ đã có khả năng sinh con.
2
0
Nguyễn Tấn Hiếu
09/05/2018 09:18:47
Câu 7 : Vì :
- Khi một tinh trùng vừa lọt vào trong tế bào trứng, lập tức quá trình thụ tinh xảy ra, trứng sẽ tiết ra một số chất ngăn chặn sự gia nhập của các tinh trùng tiếp theo.
- Mặt khác, khi quá trình thụ tinh xảy ra, các tinh trùng không chui được vào trứng sẽ bắt đầu yếu đi, khong còn sức công phá lớp vỏ trứng nữa.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư