Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hóa học? Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hữu cơ

Giải giúp em với đề thi học kỳ bọn em
12 trả lời
Hỏi chi tiết
719
1
0
doan man
11/12/2018 19:28:03
câu 1.
Đặc điểm:
+ Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lê chất dinh dưỡng cao, ví dụ (NH4)2CO chỉ có một loại chất dinh dưỡng là đạm, chứa tới 46% N nguyên chất.
+ Dễ tan (trừ lân) nên dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh.
+ Không có tác dụng cải tạo đất, bón nhiều đạm và kali đất bị chua
Cách sử dụng:
+ Do có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên phân đạm, kali dùng để bón thúc là chính. Phân đạm, kali cũng có thể bỏ lót nhưng phải bón với lượng nhỏ
+ Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót, để có thời gian cho phân bón hòa tan
+ Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
11/12/2018 19:29:40
câu 2. Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân hữu cơ
Trả lời:
+ Đặc điểm
- Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ từng nguyên tố thấp và không ổn định.
- Chất dinh dưỡng không dùng được ngay phải qua quá trình khoáng hoá nên hiệu quả chậm.
- Có tác dụng cải tạo đất, tạo ra mùn, giúp hình thành kết cấu viên cho đất.
+ Cách sử dụng
Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính, nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục.
0
1
Vân Cốc
11/12/2018 19:29:53
Câu 1:
Đặc điểm và cách sử dụng phân hóa học:
+ Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lê chất dinh dưỡng cao, ví dụ (NH4)2CO chỉ có một loại chất dinh dưỡng là đạm, chứa tới 46% N nguyên chất.
+ Dễ tan (trừ lân) nên dễ hấp thụ, hiệu quả nhanh.
+ Không có tác dụng cải tạo đất, bón nhiều đạm và kali đất bị chua
_ Cách sử dụng:
+ Do có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên phân đạm, kali dùng để bón thúc là chính. Phân đạm, kali cũng có thể bỏ lót nhưng phải bón với lượng nhỏ
+ Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót, để có thời gian cho phân bón hòa tan
+ Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc
1
0
doan man
11/12/2018 19:30:50
câu 3.
Nêu đặc điểm và cách sử dụng phân vi sinh vật.
Trả lời:
- Đặc điểm
+ Phân vi sinh vật chứa vi sinh vật sống
+ Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng
+ Bón phân vi sinh vật không làm hại đất.
_ Cách sử dụng:
+ Phân vi sinh có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng
+ Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất.
0
1
Vân Cốc
11/12/2018 19:31:44
Câu 3:
- Đặc điểm
+ Phân vi sinh vật chứa vi sinh vật sống
+ Mỗi loại phân chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng
+ Bón phân vi sinh vật không làm hại đất.
_ Cách sử dụng:
+ Phân vi sinh có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng
+ Phân vi sinh vật có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích cho đất.
1
0
doan man
11/12/2018 19:33:24
câu 4. vì sao phân hữu cơ cẩn phải ủ trước khi bón
trả lời
Trong phân hữu cơ thường có các vi khuẩn, vi nấm, trửng các loại ký sinh trùng gây bệnh cho người, gia súc, cho cây. Phân thường có mùi khó chịu, chứa rất nhiều các chất cao phân tử như xen lu lô, he mi xen lu lô, tinh bột, pro tê in, mở... Khi ủ phân đúng cách nhiệt độ đống ủ làm chết hầu hết các loại vi khuẩn, vi nấm, trửng các loại ký sinh trùng, phân mất mùi khó chịu, các chất cao phân tử như xen lu lô, he mi xen lu lô, tinh bột, pro tê in, mở... bị phân hủy thành các chất có cấu tạo phân tử nhỏ hơn nên cây dễ hấp thu hơn như xen lu lô, he mi xen lu lô, tinh bột bị biến thành các loại tinh bột có phân tử thấp; pro tê in biến thành các ami nô a xit mà các sản phẩm sau quá trình ủ là nguồn thức ăn, môi trường tốt cho sự phát triển của các loại vi sinh có ích như các vi sinh cố định đạm...
1
0
Vân Cốc
11/12/2018 19:33:26
Câu 8:
Lợi ích: Chất hữu cơ hay phân hữu cơ là 1 nền tảng của đất. Các nhà khoa học đánh giá 1 loại đất tốt thì buộc phải giàu hữu cơ. Chất hữu cơ và phân hữu cơ đem đến nhiều lợi ích cho đất và cây trồng. Một là cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Trong phân hữu cơ có đầy đủ dưỡng chất, tuy hàm lượng không nhiều nhưng cây trồng có thể hấp thụ hoàn toàn trong thời gian dài, bền vững. Thứ hai là phân hữu cơ giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước, và giúp cho bộ rễ phát triển tốt, bền lâu và giúp cho đất xốp. Đặc biệt phân hữu cơ giúp cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ. Một loại đất tốt nếu không có vi sinh vật hoạt động trong đó thì lâu ngày chắc chắn cũng sẽ bị hủy diệt. Do đó chúng tôi khuyến khích bà con nông dân nên sử dụng phân hữu cơ để giúp cho đất ngày càng tốt lên. Đất tốt lên theo cả mặt hóa học, sinh học lẫn lý học. Đây là 1 nền tảng cơ bản để cây trồng phát triển bền vững.
Những loại phân hữu cơ vi sinh như phân trùn quế, ngoài việc giúp kích thích hệ vi sinh vật trong đất, còn cung cấp thêm 1 lượng vi sinh cho đất. Hệ vi sinh vật có lợi càng dồi dào, càng đẩy lùi được những vi sinh vật bất lợi cho đất và cây trồng, giúp hạn chế được những loại bệnh do vi sinh vật có hại gây ra, những loại nấm bệnh gây hại cho rễ. Đây là tác dụng rất “lợi hại” của phân hữu cơ vi sinh mà bà con nên tận dụng.
1
0
Vân Cốc
11/12/2018 19:37:01
Câu 7:
Nguyên lí sản xuất phân vi sinh vật:
Nhân giống chủng vi sinh vật đặc hiệu sau đó trộng với chất nền(than bùn)
-> Từ đây có thể sản xuất được các loại phân vi sinh vật
1
0
doan man
11/12/2018 19:37:05
câu 7. 
nguyên lí sản xuất phân vi sinh :
nhân giống chủng vi sinh vật đặc hiệu ,sau đó trộn với chất nền(than bùn) 
Từ đây có thể sản xuất được các loại phân vi sinh
1
0
doan man
11/12/2018 19:39:06
câu 5. khi bón đạm và Kali đều phải bón với lượng nhỏ chứ không được bón một lượng lớn cùng lúc đặc biệt là khi cây còn ở giai đoạn cây con. Đạm và Kali là hai loại nguyên tố rất dễ hòa tan, dễ hấp thụ vào trong cây. Bón nhiều hai loại này sẽ có những tác hại nhất định, cụ thể là:
1, bón đạm nhiều
* Bón đạm nhiều làm cho nồng độ ion nitrat trong đất cao hơn trong cây trồng, như vậy sẽ có sự thấm ngược trở ra của nước trong thân cây trồng thông qua hệ rễ. Điều đó gây khó khăn không nhỏ cho việc hút nước và muối khoáng của cây và cây sẽ chết. Một số loại cây trồng có phản ứng rất rõ với việc bị ngộ độc nitrat.
* Bón đạm nhiều sẽ làm cho cây trồng phát triển quá mức, lượng nước trong cây lớn dẫn đến cây yếu, sức chống chịu kém nên dễ bị sâu bệnh hại làm năng suất giảm.
2, Bón nhiều kali
* Kali là một trong ba nguyên tố đa lượng mà khi bón với lượng lớn cũng không ảnh hưởng đến cây trồng, điều quan trọng nhất là chúng ta bị thiệt hại về kinh tế. Kali là nguyên tố đa lượng không có biểu hiện khi thừa, ta chỉ cần bón với lượng vừa đủ để bảo đảm hiệu quả kinh tế!
1
0
Vân Cốc
11/12/2018 19:39:20
Câu 6:
Ứng dụng công nghệ vi sinh là:
Công nghệ vi sinh nghiên cứu khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật để tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống và phát triển kinh tế xã hội.
Ứng dụng công nghệ vi sinh, các nhà khoa học đã tạo ra các loại vi sinh vật cố định đạm, chuyển hóa lân và phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ.
1
0
doan man
11/12/2018 19:41:23
câu 9.
1. Cày, bừa để làm lộ lên mặt đất những con nhộng, trứng, sâu non qua đông của các loài sâu bệnh hại. Khi đó chúng sẽ chịu tác động mạnh hơn từ các yếu tố tự nhiên và dễ chết do sức sống ở những giai đoạn này của các loài sâu bệnh hại đều yếu.
2. Ngâm đất, phơi đất vừa giúp tiêu diệt trứng sâu, sâu non và nhộng vừa có tác dụng tăng cường oxy trong đất, tạo độ xốp, độ thoáng khí cho các sinh vật hiếu khí phát triển và phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất để tạo mùn.
3. Phát quang bờ ruộng để cho các loài sâu bệnh hại không còn ký chủ trung gian để tồn tại khi chúng ta thu hoạch cây trồng chính, do đó có thể hạn chế được nguồn bệnh cho vụ tiếp theo.
4. Vệ sinh đồng ruộng: Các tàn dư thực vật thường chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh với mức độ nguy hiểm khác nhau cho cây trồng. Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư sẽ giúp hạn chế nguồn bệnh ban đầu, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rủi ro cho cây con của loại cây trồng tiếp theo.
5. Xứ lý hạt giống trước khi gieo giúp loại bỏ các loại vi sinh vật ký sinh ngay từ giai đoạn đầu, do đó sẽ hạn chế được sự phát triển của các loài sâu bệnh hại ở các giai đoạn sau đó. Từ đó có thể giảm lượng thuốc hóa học sử dụng, giảm chi phí cho nền nông nghiệp sạch.
6. Sử dụng giống cây trồng sạch và kháng sâu bệnh hại là biện pháp quan trọng trong hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nhất và đôi khi là duy nhất để phòng chống sự phát sinh phát triển của sâu bệnh hại. Các đối tượng dịch hại thường không thể hoặc có thể gây bệnh ở mức độ nhẹ, yếu trên các giống kháng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư