Câu 1. Nói đến “vựa thóc lớn” của nước ta trong thế kỉ XVII là nói đến vùng
A. Gia Định.
B. Thuận Hóa.
C. Nghệ An.
D. Thăng Long.
Câu 2. Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở đâu? Ai là người lãnh đạo trong phong trào Tây Sơn?
A. Phủ Quy Nhơn. Lãnh đạo là Nguyễn Huệ.
B. Tây Sơn hạ đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Nhạc.
C. Tây Sơn trung đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Lữ.
D. Tây Sơn thượng đạo. Lãnh đạo là Nguyễn Huệ.
Câu 3. Tôn giáo nào trước đây bị nhà Lê sơ hạn chế thậm chí cấm đoán, đến thế kỉ XVI – XVIII có điều kiện phục hồi và phát triển?
A. Thiên Chúa giáo.
B. Phật giáo, Thiên Chúa giáo.
C. Nho giáo, Đạo giáo.
D. Phật giáo, Đạo giáo.
Câu 4. Địa danh phát triển thành một đô thị phồn thịnh với 36 phố phường là
A. Hội An.
B. Phố Hiến.
C. Kẻ Chợ.
D. Thanh Hà.
Câu 5. Khi mới hình thành, chữ Quốc ngữ được dùng trong phạm vi hoạt động
A. buôn bán.
B. thi cử.
C. hành chính.
D. truyền giáo.
Câu 6. Kết cục của chiến tranh Trịnh – Nguyễn là
A. không phân thắng bại.
B. chúa Nguyễn giành ưu thế.
C. đất nước bị chia cắt.
D. chúa Trình giành ưu thế.
Câu 7. Ý nào dưới đây không phải biểu hiện sự phát triển hưng thịnh của ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVII?
A. Thương nhân nước ngoài xin lập phố xá, cửa hàng để buôn bán lâu dài.
B. Thương nhân nước ngoài đến buôn bán đông.
C. Nhiều đô thị mới được hình thành và phát triển.
D. Hệ thống chợ làng, chợ huyện, chợ chùa phát triển rộng khắp.
Câu 8. Vì sao nói trong các năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn đã bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước?
A. Lần lượt đánh bại tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh - Lê.
B. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra ở Đàng Trong được nhân dân hưởng ứng.
C. Khởi nghĩa lật đổ chính quyền Lê – Trịnh tồn tại hàng ngàn năm.
D. Cuộc khởi nghĩa đã thu hút các lãnh tụ và người lãnh đạo cả hai Đàng.
Câu 9. Phòng tuyến Tam Điệp ngày nay thuộc tỉnh nào?
A. Nghệ An.
B. Ninh Bình.
C. Thanh Hóa.
D. Hà Nam.
Câu 10. Trận thắng quyết định trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm xâm lược
A. Tốt Động – Chúc Động.
B. Chi Lăng – Xương Giang.
C. Rạch Gầm – Xoài Mút.
D. Ngọc Hồi – Đống Đa.
Câu 11. Chữ Quốc ngữ ra đời do nhu cầu gì?
A. thi cử.
B. sáng tác văn học.
C. buôn bán.
D. truyền đạo.
Câu 12. Ông được coi là nhà bác học của Việt Nam thế kỉ XVIII, người để lại công trình đồ sộ trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông là ai?
A. Lê Quý Đôn.
B. Lê Hữu Trác.
C. La Sơn phu tủ Nguyễn Thiếp.
D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Câu 13.
a. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế năm nào? Ngày 22.12.1788
b. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong năm nào? Năm 1777
c. 5 vạn quân Xiêm sang xâm lược nước ta năm nào? Từ năm 1784
d. Lật đổ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài năm nào? Năm 1786
Câu 14. Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau:
“Hệ thống giáo dục khoa cử được phát triển và ngày càng hoàn thiện quy củ. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, nhà nước phong kiến Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi để……….. Tiếp tục mở rộng giáo dục ……….., nhưng số người đi thi và đỗ đạt không nhiều. Năm …., chúa Nguyễn mở khoa thi đầu tiên ở Đàng Trong.”
A. tuyển chọn quan lại……………. Nho học…………..1545.
B. tuyển chọn người tài…………… Nho học…………..1627.
C. tuyển chọn nhân tài…………… Nho học……………1646.
D. tuyển chọn hiền tài……………Nho học ……………1672.
Câu 15. Cuộc kháng chiến chống Xiêm thắng lợi dưới sự chỉ đạo của
A. nghĩa quân Lam Sơn.
B. nghĩa quân Tây Sơn.
C. vua quan nhà Trần.
D. Lý Thường Kiệt.
Câu 16. Nhà Mạc ra đời trong bối cảnh nào?
A. Các thế lực phong kiến cát cứ nổi lên tranh giành lẫn nhau.
B. Nhà Lê suy yếu, khủng hoảng.
C. Quan lại địa chủ ra sức cướp bóc, bóc lột nhân dân.
D. Các vua ăn chơi sa đọa, không chăm lo triều chính.
Câu 17. Người đã xin vào Nam trấn giữ Thuận Hóa, mở đầu cho sự nghiệp chúa Nguyễn ở Đàng Trong là ai?
A. Nguyễn Kim.
B. Nguyễn Uông.
C. Nguyễn Hoàng.
D. Nguyễn Bảo.
Câu 18. Chiến tranh Nam – Bắc triều kéo dại trong khoảng thời gian nào?
A. 1527 – 1545.
B. 1545 – 1592.
C.1627 – 1672.
D. 1627 – 1771.
Câu 19. Ranh giới chia cắt nước ta do hậu quả của chiến tranh Trịnh – Nguyễn là?
A. Sông Lam.
B. Sông Bến Hải.
C. Sông Gianh.
D. Sông Hương.
Câu 20. Sau khi vua Lê Hiến Tông mất, các vua Lê đã
A. không quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi sa đọa.
B. chăm lo cũng cố và xây dựng đất nước.
C. coi trọng vấn đề bảo vệ an ninh đất nước.
D. quan tâm xây dựng và phát triển kinh tế.
Câu 21. Sự sụp đổ của nhà Lê sơ và sự thành lập của nhà Mạc được đánh dấu bằng sự kiện
A. Mạc Đăng Dung được vua Lê nhường ngôi năm 1527.
B. Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung được nhân dân suy tôn lên làm vua năm 1527.
C. thế lực phong kiến họ Mạc giành được quyền lực vào năm 1527.
D. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi lập ra nhà Mac năm 1527.
Câu 22. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra do
A. mâu thuẫn Lê – Trịnh.
B. mâu thuẫn Trịnh – Nguyễn.
C. mâu thuẫn Lê – Mạc.
D. mâu thuẫn Trịnh – Mạc.
Câu 23. Đất nước Đại Việt bị chia cắt kéo dài hai thế kỉ chứng tỏ
A. đất nước bước vào thời kì khủng hoảng.
B. chế độ phong kiến tập quyền suy yếu.
C. sự suy thoái của giai cấp thống trị.
D. báo hiệu sự suy vong chế độ phong kiến Việt Nam.
Câu 24. Nguyên nhân sa sút nông nghiệp nước ta trong các thế kỉ XV – XVI là
A. ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, quan lại.
B. nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
C. chiến tranh các tập đoàn phong kiến liên mien.
D. thiên tai, mất mùa thường xuyên diễn ra.
Câu 26. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp nước ta dần ổn định từ nửa sau thế kỉ XVII?
A. nhân dân tích cực khai hoang, mở rộng diện tích đất canh tác.
B. nhân dân ra sức tang gia sản xuất, đắp đê điều.
C. nhân dân tạo ra nhiều giống lúa mới có năng suất cao.
D. nhân dân được nhà nước đầu tạo điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp.
Câu 27. Điểm mới văn học nước ta thế kỉ XVI – XVIII là
A. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh.
B. Văn học chữ Hán có phần suy thoái.
C. Trào lưu văn học dân gian phát triển rầm rộ.
D. Văn học phản ánh cuộc sống của nhân dân lao động.
Câu 28. Ông được coi là nhà bác học của Việt Nam thế kỉ XVIII, người để lại công trình đồ sộ trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Ông là ai?
A. Lê Quý Đôn.
B. Lê Hữu Trác.
C. Nguyễn Thiếp.
D. Nguyễn Bỉnh Khiểm