LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Suy ngẫm về triết lí sống của nhà thơ Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh trăng?

BT1: suy ngẫm về triết lí sống của nhà thơ Nguyễn Duy qua bài thơ ánh trăng
BT2: cảm nhận vẻ đẹp của anh thanh iên qua đoạn trích 'anh hạ giọng,nửa tâm sự..............mỗi người viết một vẻ
6 trả lời
Hỏi chi tiết
3.085
6
3
mỹ hoa
03/01/2019 08:24:23
1/
Mỗi người sinh ra đều có nguồn cội và gốc rễ của mình, đó là điều không ai có thể chối bỏ. Bàn về vấn đề đã cũ, đã quen nhưng Nguyễn Duy qua bài thơ “Ánh Trăng” đã mang đến một cách diễn đạt thật mới mẻ, tân kì, gửi gắm những triết lí sống lớn lao nhưng không hề khô khan và cứng đơ thất khớp. Bài thơ đã gợi cho người đọc những chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ sống tình nghĩa, thủy chung giữa con người với cội nguồn, quá khứ của chính mình.
Từ việc người lính ở chiến khu gian khổ coi vầng trăn là tri kỉ thì khi về đến thành phố, quen ánh điện, cửa gương và những sang trọng, văn minh tiện nghi khác mà ngỡ vầng trăng như người dưng qua đương, vô tình và giật mình lo sợ về sự lãng quên và lòng ân nghĩa của chính mình. Từ đó, gợi ra cho người đọc triết lí sống tình nghĩa, thủy chung với quá khứ đã qua, với cội nguồn của chính mình. Sống tình nghĩa thủy chung là không quên quá khứ, tổ tiên và những kỉ niệm của cảnh và người đã gắn bó sâu sắc với ta trong một hành trình dài gian khổ. Tình nghĩa thủy chung là vấn đề cốt lõi, căn bản là gốc nhân tính bền chặt trong tâm hồn mỗi con người.
Chúng ta cần phải sống tình nghĩa, thủy chung. Bởi, cuộc sống luôn luôn vận động và phát triển không ngừng dẫn đến sự giao thoa, chính vì vậy cần giữ cho mình một cội rễ bền chặt cả về văn hóa, lịch sử để làm nền tảng sống, làm chân giá trị của tồn tại chung con người. Cần phải vịn vào những gì tuy chỉ thuộc về quá khứ nhưng chúng sẽ là hành trang nhắc nhở ta về thái độ sống và tâm thế sống trong tương lai một cách đầy đủ và sâu sắc nhất. Mỗi người đều có những quá khứ, nguồn cội riêng, nó sẽ là hành trang để níu giữ họ với những gì đang không ngừng đổi thay và họ bị cuốn vào sự phức tạp và phong phú ấy. Người biết sống tình nghĩa thủy chung sẽ biết phát huy giá trị văn hóa, đạo đức cội nguồn dân tộc, sống nhân văn và thấu hiểu nhân tình thế thái hơn. Hơn nữa, có quá khứ mới có hiện tại và tương lai, cần biết gìn giữ và phát huy bởi suy cho cùng đó cũng là cách thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc mạnh mẽ và mãnh liệt.
Để sống thủy chung cần lắm một tấm lòng kiên trung, bền vững. Biết hòa nhập nhưng không hòa tan, biết lắng mình xuống để tìm về với văn hóa, lịch sử hào hùng của cha ông một thuở để tìm thấy sự giao thoa, tiếp nối giữa hai thời kì xưa và nay. Để sống mãi cùng hồn thiêng và linh khí của nón sông. Để thể hiện kín đáo lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Người sống thủy chung luôn biết nhìn nhận và thấu tỏ những vấn đề của một thời vang bóng, vừa biết hòa nhập để phát triển văn hóa và trí tuệ bản thân, đó là con người mà thế kỉ 21 này đang tìm kiếm. Ngược lại với những người sống vô ơn, bội nghĩa thì chắc chắn sẽ bị cộng đồng ruồng bỏ, vì như vậy là họ đang đánh mất dần bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc, cội nguồn và gốc rễ sâu xa của chính mình. Như vậy, họ chắc chắn sẽ không nhận được sự ủng hộ, tin tưởng và ngưỡng mộ từ người khác khi ngay cả những chân giá trị vĩnh hằng cũng chà đạp và coi thường.
Chúng ta đang sống trong những ngày của văn minh, hiện đại của sự giao thoa và cách tân, những hãy là một nốt trầm trong bản hòa ca xao xuyến của cuộc đời bằng cách lắng mình xuống để hòa nhập với những nét rất riêng, rất dân tộc, rất nhân văn bạn nhé.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
mỹ hoa
03/01/2019 08:27:10
2/
Mở bài:
- Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long.
- Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó có đoạn trích được dẫn ở đề bài mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận về nhân vật anh thanh niên.
Thân bài:
- Phần 1 : Cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích
+ Một người yêu mến công việc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm. Cho nên với anh: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?
+ Một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?.
+ Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Sống một mình trên đỉnh núi, anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc, ngoài lúc phải chăm sóc vườn hoa, đàn gà, anh dành thời gian để đọc sách. Khi cô kĩ sư, ông họa sĩ… đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cái cách đọc sách của anh tinh tế, nghiêm túc và đúng đắn biết bao.
+ Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân – phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó.
+ Nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.
+ Vì thế, hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung.
- Phần 2: Nó gợi đến hình ảnh những người như cô Phương Định, Nho, Thao trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).
+ Những cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt và đầy nguy hiểm.
+ Nhưng họ là những người rất lạc quan, thích đùa tếu, mỗi người một vẻ. Trong đó tiêu biểu nhất là Phương Định. Đó là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, có tâm hồn nhạy cảm, lao động và chiến đấu gan góc, dũng cảm và cũng là người có ý thức, có tình cảm đẹp về tình đồng đội của những người thanh niên: Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ / Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
- Phần 3: So sánh hai hình ảnh đã nêu trên
+ Họ là những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm văn học khác nhau. Họ khác nhau về giới tính, về môi trường sống, về công việc cụ thể. Nhưng họ là những người thanh niên của cùng một thời kì chiến tranh, cùng thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy khốc liệt của Tổ quốc và cùng để lại những ấn tượng sâu đậm đối với người đọc ở các giai đoạn sau.
Kết bài:
Đây là một đoạn văn ngắn nhưng biểu hiện được những nét tiêu biểu cho nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, của nhân vật anh thanh niên. Tác giả Nguyễn Thành Long đã thành công trong việc khắc họa nét đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh cũng như trong giai đoạn hiện nay.
0
0
Đức Duy Nguyễn Peter
03/01/2019 08:29:02
2
Khi nói đến cái lặng im và lặng lẽ của Sa Pa thì người ta sẽ nghĩ ngay đến việc nghỉ ngơi. Nhưng Nguyễn Thành Long lại cho ta biết về những con người đang âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho đất nước, để rồi ông viết nên Lặng lẽ Sa Pa. Anh thanh niên trong truyện ngắn này là người tiêu biểu, đại diện cho lớp người lao động thầm lặng ấy.
Anh không xuất hiện từ đầu tác phẩm, không trực tiếp nhận xét về bản thân mình. Nguyễn Thành Long đã cho anh thanh niên – nhân vật chính của tác phẩm – tự bộc lộ vẻ đẹp của mình. Qua lời giới thiệu của bác lái xe: anh sống cô độc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét, làm công tác khí tượng kiêm vật ụ địa cầu, sống giữa rừng xanh, mây trắng, bốn bề chỉ toàn là cỏ cây. Dường như người đọc không thể hình dung một cách cụ thể con người của anh. Nhưng khi anh xuất hiện, ông họa sĩ sau khi nghe lời giới thiệu thì bỗng như đứng sững sờ, xúc động khi thấy “người con trai bé nhỏ, nét mặt rạng ngời”. Anh thanh niên quả là một người đầy bản lĩnh, có như thế thì mới dám sống và làm việc ở một nơi thiếu bóng người như thế.
Cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp đã đưa người đọc đến gần hơn tâm hồn và tính cách của anh thanh niên. Hàng ngày, anh thanh niên làm việc với đủ loại máy đo mưa, máy nhập quang kí đo ánh sáng mặt trời, cái máy đo gió và cái máy đo chấn động của vỏ trái đất. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng và báo về “nhà” bằng máy bộ đàm. Công việc ấy cần phải chính xác và đúng giờ.
Anh còn bảo: “Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Công việc tuy vất vả nhưng anh thanh niên đã vượt qua tất cả và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cuộc sống của anh hòa vào cuộc sống của mọi người. Anh rất vui và tự hào khi mình đã góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta bắn hạ máy bay của Mĩ. Những công việc tưởng chừng như đơn giản và thầm lặng ấy của anh đã góp phần rất lớn trong việc đự báo thời tiết để sản xuất. Nhờ hăng say trong công việc, anh không thấy cô đơn khi làm việc một mình ở vùng cao hẻo lánh và cảm thấy vui khi hoàn thành tốt công việc của mình.
Anh còn là một người hiếu khách: rót nước mời ông họa sĩ và cô kĩ sư, cắt hoa tặng cô gái và tặng một làn trứng cho bác lái xe, ông họa sĩ và cô gái trẻ. Những món quà ấy tuy không đáng là bao nhưng thấm đượm tình nghĩa, giàu lòng hiếu khách. Anh thanh niên không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, quan tâm đến người khác, anh còn có một lối sống ngăn nắp, mẫu mực. Bác họa sĩ lấy làm ngạc nhiên khi bước vào nhà của anh. Trước khi đến đây, bác đã tưởng tượng ra một căn nhà chưa kịp quét, một tấm chăn chưa kịp gấp nhưng hiện ra trước mắt bác lại là một căn nhà ba gian sạch sẽ, tất cả mọi thứ được để ngăn nắp. Anh hái hoa tặng khách. Hoa anh trồng đang khoe sắc. Nào hoa đơn, thược dược, và các loại rau. Điều đó đã làm những vị khách mới này bất ngờ. Ngoài những công việc này anh còn nghiên cứu sách báo. Anh có thể dùng số tiền mua sách vở cho việc sắm sửa các vật dụng khác phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhưng anh mừng quýnh lên với những cuốn sách anh nhờ bác lái xe mua hộ. Và anh không hề cảm thấy cô đơn vì đã có sách làm bầu bạn. Anh nói với cô kĩ sư trẻ: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà”. Bởi vậy, anh không cảm thấy cô đơn khi sống một mình ở vùng cao hẻo lánh.
Anh khiêm tốn khi thấy ông họa sĩ vẽ mình, anh thấy mình chưa xứng đáng để được vẽ nên anh đã giới thiệu cho ông họa sĩ một số người khác thích hợp hơn mình. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, luôn tìm cách thụ phấn cho su hào để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Không chỉ giới thiệu ông kĩ sư, anh còn cho ta biết về anh cán bộ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu riêng bản đồ sét cho nước ta. Anh luôn nghĩ cho mọi người. Chính vì thế nên ông họa sĩ phải thốt lên: “Chao ôi, bắt gặp được một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác”.
Dù được nhìn qua suy nghĩ của ông họa sĩ, cô kĩ sư nhưng chúng ta cũng hình dung được những nét đẹp đáng quí ở anh thánh niên. Anh có một cuộc sống thật đáng sống và một tâm hồn phong phú. Anh luôn tạo ra cái đẹp ở quanh mình, dù đó là vùng cao xa xôi. Anh thanh niên là một hình tượng điển hình cho chúng ta học tập. Qua câu chuyện, Nguyễn Thành Long muốn nhắn nhủ chúng ta hãy biết sống vì mọi người và sống hữu ích cho cuộc đời. Hãy làm những thanh niên tình nguyện, những cán bộ tình nguyện công tác ở vùng cao, đem tài năng của mình để phục vụ đất nước. Đây là vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống.
0
2
Đức Duy Nguyễn Peter
03/01/2019 08:31:14
1. Đời người là chuỗi dài những ghềnh thác mà cũng có khi phẳng lặng như ao thu. Và đôi khi trong những khoảng lặng như vậy, con người dễ lãng quên những ghềnh thác để rồi khi chợt nhận ra nó không khỏi có những day dứt ám ảnh.
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là tiếng lòng, là sự suy ngẫm, là một lần “giật mình” của nhà thơ trước điều vô tình dễ có ấy. Nó có ý nghĩa như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở chúng ta đừng quên đi những gì đẹp đẽ đã gắn bó với con người trong quá khứ.
Nguyễn Duy như thủ thỉ với chúng ta câu chuyện về một người bạn thân quen đã cùng đi suốt những chặng hành trình từ quá khứ đến hiện tại.
Bài thơ mở đầu bằng dòng hoài niệm, nhịp thơ trầm lắng chậm rãi.Câu chuyện về quá khứ hiện lên đẹp đẽ trong một giọng điệu tâm tình :
Hồi nhỏ sống ở đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ.
Không gian bao la: với đồng, sông, biển trải dài theo theo thời gian quá khứ ấu thơ, có hình ảnh trăng gắn bó với con người mọi lúc mọi nơi.
Dòng chảy thời gian lại tiếp nối với những năm tháng chiến tranh ở rừng, vẫn có hình ảnh trăng luôn gắn bó cùng với sự trưởng thành của con người. Trăng đã được nhân hóa để trở thành người bạn tri kỉ. Tri kỉ là bạn thân, hiểu biết nhau, cùng chia ngọt sẻ bùi trong những gian lao và hạnh phúc. Kí ức về một tình bạn cao đẹp trong những năm tháng chiến tranh thật đáng giữ gìn trân trọng.
Mỗi lần nhớ đến quá khứ ấy, hình ảnh trăng hiện ra không chỉ có hồn mà còn mang vẻ đẹp hoang sơ mộc mạc:
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
Trần trụi gợi lên sự thành thật, tô vẽ, chan hòa với thiên nhiên không một chút ngần ngại, không có gì phải che giấu. Hình ảnh so sánh “hồn nhiên như cây cỏ” thể hiện một cách sống thanh thản lại gợi lên vẻ đẹp bình dị, hiền hậu, tình cảm chân thành. Cả hai đến với nhau bằng sự tương giao, tương cảm, nguyên sơ, trong sáng.
Có lẽ cái không gian mênh mông ở đồng, sông, biển, rừng đã khiến cho trăng và người có nhiều cơ hội để gắn bó với nhau hơn. Trong mấy dòng thơ đầu mà có đến ba từ với diễn tả niềm sung sướng của con người được sống trong những mối quan hệ giữa con người với xung quanh – không chỉ có thiên nhiên mà còn có cả nghĩa tình với quê hương, đồng đội, bạn bè. Vì vậy khi quá khứ đã đi qua, chỉ còn đọng lại trong con người cái tình nghĩa ấy :
“ ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa ”
Câu thơ âm vang như bài ca “tôi không thể nào quên, tôi không thể nào quên…” gợi mở nhiều vấn đề khiến ta suy ngẫm.
Câu chuyện về những biến thiên của con người và cuộc đời được tác giả tiếp tục bộc bạch.
Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ Nguyễn Duy đã dùng thủ pháp đối lập để nói về những đổi thay: không gian tràn ngập hình ảnh thiên nhiên với đồng, sông, bể, rừng đã được thay bằng không gian thành phố với ánh điện, cửa gương. Hình ảnh vầng trăng tri kỉ, nghĩa tình năm xưa nay đã trở thành kẻ xa lạ:
“ vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
Cuộc sống giữa thế giới vật chất hiện đại, tiện nghi, khép kín trong “ánh điện, cửa gương” đã khiến con người trở nên thu mình, tâm hồn xơ cứng dễ trở thành vô tình vô cảm. Người bạn năm xưa nay như người dưng qua đường; thật đau xót biết bao!
Chính sự lãng quên ấy đã phá vỡ tình bạn, làm mất đi sợi dây nối liền giữa quá khứ và hiện tại. Câu thơ thật nhức nhối xót xa bởi sự quay lưng ở đây không chỉ với quá khứ, với đồng đội mà còn với chính bản thân mình.
Tất cả sẽ diễn ra trong dòng chảy của cuộc sống như một qui luật khách quan nhưng tâm lí con người cũng có những qui luật của nó, nhất là khi có bước ngoặt…
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn đinh tối om
Tình huống bất ngờ xảy ra, đẩy dòng tự sự lên cao trào. Trong phút giây “thình lình” ấy, con người “vội bật tung cửa sổ” như một phản xạ bản năng thì chợt nhận ra “đột ngột vầng trăng tròn”. Một lần nữa, nhà thơ Nguyễn Duy lại sử dụng thủ pháp đối lập giữa cái tối om của gian phòng và cái ánh sáng của hiền dịu của vầng trăng tròn.
Hoá ra con người lãng quên trăng nhưng trăng không hề quên người. Trăng vẫn theo người ở đâu đó ngoài ngõ, bên cửa sổ… Trăng vẫn nguyên vẹn thuỷ chung như xưa. Trăng đã soi rọi cái góc tối, đánh thức sự lãng quên của con người.
Văng trăng ấy rất vị tha và khoan dung, lúc nào cũng sẵn lòng đón nhận người tri kỉ trong cảm xúc chan chứa trào dâng.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng?
“Ngửa mặt lên nhìn mặt” không còn là hành động ngắm trăng mà đó là phút giây tác giả đối diện với người bạn cũ, đối diện với chính mình và nhận ra“Có cái gì rưng rưng?” làm vỡ òa bao ký ức xa xăm có đồng, bể, sông, rừng …
Lời thơ bộc bạch chân thành, nhịp thơ hối hả dâng trào như con người đang hạnh phúc vì gặp lại cố nhân. Trăng vẫn tròn đầy viên mãn như xưa, nay lại thêm tấm lòng đầy bao dung, không mảy may oán trách:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Trăng bao dung nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc trong thái độ “im phăng phắc” hay đó là sự nghiêm khắc của tác giả với chính mình, sự nghiêm khắc của một con người có lương tâm, biết giật mình phản tỉnh.
Cái giật mình ở cuối bài thơ mang một ý nghĩa sâu sắc đậm chất triết lý nhân bản. Giây phút đối diện với trăng là thời khắc nhà thơ ngộ ra lẽ sống và hoàn thiện mình.
Hegel nói: Cần phải nhìn vào bản thể bằng con mắt của tinh thần, vì nhìn bằng con mắt của nhục thể thì không thể thấy được chân lý và chiều sâu nhân bản. Câu chuyện Ánh trăng của Nguyễn Duy đã giúp chúng ta có được cái nhìn như thế.
Ánh trăng vừa mang ý nghĩa thực vùa có ý nghĩa biểu tượng. Hình tượng ánh trăng và nhân vật trữ tình được đặt trong một hệ trục đối lập gồm nhiều phương diện, từ bề nổi ngôn ngữ đến mạch ngầm tư tưởng: thời gian quá khứ - thời gian hiện tại, không gian tự nhiên – không gian hiện đại, ánh sáng – bóng tối, hướng ngoại – hướng nội… Những yếu tố nghệ thuật ấy góp phần tích cực để tạo sự vận động của mạch thơ để từ cảm xúc đến lí trí mà rút ra bài học mang ý nghĩa thẩm mỹ và triết lí nhân sinh.
Cái triết lý ấy giản dị nhưng sâu sắc như một chân lí, dễ nhớ như bài học đạo đức của con người: “Uống nước nhớ nguồn” - nhưng thật đáng tiếc là giữa đời sống này, có biết bao người hờ hững, lãng quên đến mức vong bản, vong thân.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
03/01/2019 16:32:07
1. Sống trong sự đầy đủ con người ta thường vô tình quên đi sự thiếu thốn và những lúc cơ hàn. Cũng như việc có đôi lúc vô tình vì nhịp sống bon chen bạn quên đi những thứ tình cảm đã theo mình suốt những ngày tháng nghèo đói. Bài thơ ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy chính là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng thái độ của con người với quá khứ. Nỗi ám ảnh đủ khiến cho người ta giật mình và thảng thốt không thôi.
Bao trùm bài thơ Ánh trăng đó chính là những nỗi niềm cảm xúc bàng hoàng bất chợt khi bắt gặp người bạn tri kỉ sau bao năm "bỏ quên". Đó cũng như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng thái độ của con người về thái độ sống ân tình chung thủy.
Trong cuộc đời này chỉ cần bạn còn tồn tại trên trái đất thì dù ở bất cứ đâu bạn cũng có bắt gặp ánh trăng. Nó thậm chí đã trở thành người bạn tri kỉ của rất nhiều người. Và với tác giả cũng không hề ngoại lệ:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
Vầng trăng gắn bó với nhà thơ từ những năm tháng tuổi thơ nghèo khó đến cho những năm tháng chiến tranh phải ở rừng. Một quãng thời gian đủ dài để con người xây dựng nên một thứ tình cảm bền chặt và thâm tình. Để có thể trở thành tri kỉ của nhau thì phải đòi hiểu sự hiểu biết, ăn ý, đồng điệu đến tuyệt đối. Và chẳng phải khó hiểu khi chính nhà thơ coi vầng trăng trở thành tri kỉ của mình. Tuy năm tháng thì trải dài thế nhưng nhà thơ chỉ gói gọn nó trong bốn câu thơ. Dường như ẩn sâu trong những câu chữ ấy là những nỗi lòng khắc khoải của tác giả nó chỉ trực trào lên. Một bầu trời kí ức hiện lên khiến ông không khỏi xúc động không thôi.
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Đến đây nhà thơ bỗng cho ta thêm nhiều cảm nhận mới mẻ. Đó là mối quan hệ mật thiết giữa con người với thiên nhiên, gắn bó chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Từ ngỡ chia ý thơ theo một hướng khác. Nó mang ta đến những điều mà không thể đoán trước được.
Thế nhưng sau những năm tháng gắn bó tưởng chừng không thể tách rời ấy hoàn cảnh thay đổi đã khiến cho con người thay đổi:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Sau chiến tranh nhà thơ không trở về với đồng với ruộng nữa mà thay vào đó là cuộc sống nơi phồn hoa đô thị với ánh điện cửa gương. Ánh trăng vô tình cũng trở nên lu mờ bởi ánh đèn điện. Và vô tình nó đã trở thành "người dưng qua đường". Có lẽ ánh trăng cũng cảm nhận được sự đổi thay trong đó nên nó cũng trở nên buồn. Vì con người sao dễ dàng quên đi những năm tháng cơ hàn cực khổ, quên đi tình nghĩa bên nhau? Có thể không bộc lộ trực tiếp ý trách móc xong nó lại khiến con người ám ảnh không thôi.
Cuộc hội ngộ bất ngờ giữa vầng trăng và người xưa khiến cho tác giả như trầm tư:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ánh trăng bao nhiêu năm vẫn vậy vẫn tỏa sáng dịu dàng và hiền hòa. Thế nhưng chỉ đến khi đèn điện tắt thì người ta mới cảm nhận được sự hiện diện của nó. Từ láy "thình lình" mang ý nghĩa đột ngột thể hiện sự bất ngờ không lường trước. Hoàn cảnh đó khiến cho nhà thơ cũng giật mình bàng hoàng không thôi.
Thấy người bạn tri kỉ kí ức của nhà thơ như dội về những tình cảm mãnh liệt những kỉ niệm về một thời cơ hàn nghèo khó.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
Ánh trăng hiện giờ không phải chỉ là vật vô tri vô giác nữa mà nó hiện hữu như là con người. Có lẽ có quá nhiều thứ vào lúc này khiến cho nhà thơ không thể nói hết được chỉ cảm thấy nó rưng rưng. Một cảm giác khó diễn tả vừa mừng vừa tủi, vừa xấu hổ lại vừa hối hận. Nó thức dậy cả tâm hồn của con người.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Không hề có sự trách móc hay tủi hờn ở đây nhưng ta cảm thấy có gì đó gờn gợn. Ánh trăng vẫn vậy chung thủy dõi theo từng bước của con người., Hiền hòa và bao dung đến lạ. Chính điều đó càng khiến cho nhà thơ cảm thấy mặc cảm và nhận mình là kẻ vô tình. Không hẳn là vô tình với quá khứ quên đi những năm tháng cơ hàn mà có lẽ cuộc sống sự xô bồ và gánh nặng lo toan cơm áo gạo tiền để khiến chúng ta đôi lúc xao nhãng đi những thứ xung quanh. Cái giật mình cuối bài đâu phải chỉ là riêng của nhà thơ mà đôi khi nó còn chính là cái giật mình thức tỉnh đầy mãnh liệt đối với mỗi chúng ta.
Bài thơ Ánh trăng là một trong những bài thơ vô cùng thấm thía mà nhà thơ muốn gửi gắm đến độc giả. Một triết lí sâu sắc về làm người. Con người không ngừng lao theo những thứ vật chất phù phiếm nên thường bỏ qua những thứ giản dị mộc mạc gắn bó với mình. Vì thế hãy sống thủy chung với quá khứ bởi nó chính là sợi dây kết nối mãnh liệt với hiện thực và đời sống con người trong hiện thực và tương lai.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
03/01/2019 16:34:20
2.
Cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp đã đưa người đọc đến gần hơn tâm hồn và tính cách của anh thanh niên. Hàng ngày, anh thanh niên làm việc với đủ loại máy đo mưa, máy nhập quang kí đo ánh sáng mặt trời, cái máy đo gió và cái máy đo chấn động của vỏ trái đất. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng và báo về “nhà” bằng máy bộ đàm. Công việc ấy cần phải chính xác và đúng giờ.
Anh còn bảo: “Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Công việc tuy vất vả nhưng anh thanh niên đã vượt qua tất cả và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cuộc sống của anh hòa vào cuộc sống của mọi người. Anh rất vui và tự hào khi mình đã góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta bắn hạ máy bay của Mĩ. Những công việc tưởng chừng như đơn giản và thầm lặng ấy của anh đã góp phần rất lớn trong việc đự báo thời tiết để sản xuất. Nhờ hăng say trong công việc, anh không thấy cô đơn khi làm việc một mình ở vùng cao hẻo lánh và cảm thấy vui khi hoàn thành tốt công việc của mình.
Anh còn là một người hiếu khách: rót nước mời ông họa sĩ và cô kĩ sư, cắt hoa tặng cô gái và tặng một làn trứng cho bác lái xe, ông họa sĩ và cô gái trẻ. Những món quà ấy tuy không đáng là bao nhưng thấm đượm tình nghĩa, giàu lòng hiếu khách. Anh thanh niên không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, quan tâm đến người khác, anh còn có một lối sống ngăn nắp, mẫu mực. Bác họa sĩ lấy làm ngạc nhiên khi bước vào nhà của anh. Trước khi đến đây, bác đã tưởng tượng ra một căn nhà chưa kịp quét, một tấm chăn chưa kịp gấp nhưng hiện ra trước mắt bác lại là một căn nhà ba gian sạch sẽ, tất cả mọi thứ được để ngăn nắp. Anh hái hoa tặng khách. Hoa anh trồng đang khoe sắc. Nào hoa đơn, thược dược, và các loại rau. Điều đó đã làm những vị khách mới này bất ngờ. Ngoài những công việc này anh còn nghiên cứu sách báo. Anh có thể dùng số tiền mua sách vở cho việc sắm sửa các vật dụng khác phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhưng anh mừng quýnh lên với những cuốn sách anh nhờ bác lái xe mua hộ. Và anh không hề cảm thấy cô đơn vì đã có sách làm bầu bạn. Anh nói với cô kĩ sư trẻ: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà”. Bởi vậy, anh không cảm thấy cô đơn khi sống một mình ở vùng cao hẻo lánh.
Anh khiêm tốn khi thấy ông họa sĩ vẽ mình, anh thấy mình chưa xứng đáng để được vẽ nên anh đã giới thiệu cho ông họa sĩ một số người khác thích hợp hơn mình. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, luôn tìm cách thụ phấn cho su hào để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Không chỉ giới thiệu ông kĩ sư, anh còn cho ta biết về anh cán bộ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu riêng bản đồ sét cho nước ta. Anh luôn nghĩ cho mọi người. Chính vì thế nên ông họa sĩ phải thốt lên: “Chao ôi, bắt gặp được một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư