Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vẻ đẹp của người phụ nữ trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương

3 trả lời
Hỏi chi tiết
402
1
1
doan man
24/06/2019 09:18:20
Hình ảnh người phụ nữ luôn là đề tài quen thuộc của văn học dân gian. Mảng đề tài đầy cảm hứng nhân văn này đã làm nên giá trị của nền văn học nói chung, gương mặt của các tác giả nói riêng. Tiêu biểu là Hồ Xuân Hương với “Tự tình” (II) và Tú Xương với “Thương vợ”.
Đúng như vậy, hai bài thơ với hai người phụ nữ đều khát khao một mái ấm gia đình. Xong cuộc đời lại lắm éo le trắc trở. Họ phải chịu đựng số phận hẩm hiu chế độ phong kiến mục nát. Cái chế độ mà khi nhắc tới ai ai cũng thấy bất bình tĩnh. Là phụ nữ thì sao chứ? Chẳng lẽ phụ nữ không phải con người trong xã hội? Hà cớ gì cứ phải bắt người phụ nữ làm những thứ họ không muốn từ những hủ tục lạc hậu: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có quyền hành gì trong gia đình.
Trước hết, thơ của Hồ Xuân Hương là những lời than thân từ nỗi niềm riêng của một cá thể, chất chứa những vấn đề mang tầm phổ quát của thân phận người phụ nữ. Hay nói cách khác, bằng việc viết lên tiếng nói cá nhân. Hồ Xuân Hương làm sống lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa. “Tự tình” (II) nằm trong chùm thơ tự tình gồm ba bài viết bằng chữ Nôm. Đó là sự đau khổ vì không là chủ được thân phận mình. Trong khung cảnh lúc nửa đêm nổi bật chỉ là âm thanh “văng vẳng” của trống canh dồn, tiếng trống dồn dập, gấp gáp như hối thúc dội vào lòng người . Âm thanh văng vẳng không chỉ đơn thuần là sự cảm nhận bằng thính giác mà còn là cảm nhận của xúc giác về thời gian. “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”. Nhức nhối một tâm sự “trơ cái hồng nhan với nước non”. vẻ đẹp của người phụ nữ trong đêm trơ trọi, im ắng, gợi lên hình ảnh “hồng nhan” trở nên rẻ rúng, không có giá trị. Chắc hẳn ai trong tình cảnh của Hồ Xuân Hương cũng cảm thấy quạnh hiu, đau nhói, buồn phiền. Hình ảnh “cái hồng nhan” với “nước non” càng cho thấy tâm trạng bẽ bàng tủi hổ của người phụ nữ. Cùng với nỗi buồn đè nặng lên con người nhỏ bé trong xã hội, đè lên thân phận của họ. Hồ Xuân Hương là con người rất mạnh mẽ, bà không cam chịu và muốn thoát khỏi. “Chén rượu hương đưa” là một phương tiện giải sầu, tuy không phải phương tiện duy nhất nhưng là tốt nhất vào lúc này. Tìm quên trong chén rượu, say rồi lại tỉnh, càng uống càng nhận thức mọi thứ rõ ràng hơn. Nó như một vòng luẩn quẩn khiến người phụ nữ ấy nhận ra sự cô đơn trĩu nặng hơn. Hướng tới vầng trăng mong tìm người bạn tri âm tri kỉ giữa đất trời nhưng “khuyết chưa tròn” lại còn “bóng xế”. Ngoại cảnh và con người g đây như một. Người phụ nữ tự hỏi đến bao giờ trăng mới tròn. đến bao giờ người mới có được tình yêu cho mình. Trăng đã sắp tàn mà vẫn chưa tròn, tuổi xuân qua đi mà nhân duyên chưa tới. Người phụ nữ đang chơi vơi giữa một thế giới mênh mông, hoang vắng, muốn thoát khỏi nhưng bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi với chính mình.
Đến với Tú Xương là đến với những bài thơ tràn đầy tình yêu thương, cảm động viết về người vợ đang còn sống. Bài thơ “Thương vợ” thể hiện tâm thế và vị thế của một người mẹ, một người vợ đảm đang. Bà Tú có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Vì chồng, thương con mà cam chịu cuộc sống khó khăn vất vả. Quanh năm suốt tháng, ngày này qua ngày khác không có lấy một ngày nghỉ, ngày mưa cũng như ngày nắng Bà Tú lam lũ buôn bán trên một mảnh đất nhô lên ở lòng sông. Cái nơi bấp bênh, gập ghềnh hiện lên hình ảnh tần tảo, tất bật ngược xuôi của bà Tú. “Quanh buôn bán ở mom sông”. Cái nền không gian, thời gian ấy, cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú được ông Tú phác họa. “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Hình ảnh “thân cò” là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Ông Tú đã dùng hình ảnh đó để nói về nỗi vất vả của bà Tú, đồng thời cũng gợi lên số kiếp, nỗi đau thân phận. Thân cò “lặn lội” trong một khoảng không gian “khi quãng vắng” vừa chỉ ra cái rợn ngợp của thời gian, vừa chỉ ra cái rợn ngợp của không gian. Hình ảnh bà Tú trở nên rõ nét hơn về sự vật lộn với cuộc sống. “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Cảnh bươn trải, chen chúc nhau của những người buôn bán rất khó khăn. “Buổi đò đông” đâu có giống như “khi quãng vắng”. Nó không chỉ có những lời cãi cọ, mè nheo, sự chen lấn xô đẩy mà còn có những bất trắc nguy hiểm. Biết là vậy nhưng bà Tú vẫn đi trên chuyến đò đó để dành miếng cơm manh áo cho chồng con. Dù vắng hay đông bà Tú cũng thui thủi một “thân cò”.
Tuy rằng số phận dằng buộc họ nhưng nhờ đó những phẩm chất cao quý của người phụ nữ được hiện diện.
Dù đau đớn thế nào, dù yếu ớt đến đâu thì trong sâu thẳm trái tim Hồ Xuân Hương cũng ánh lên ngọn lửa khao khát, hi vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên đấu tranh thay đổi cuộc sống của mình. “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám./Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”. Tâm trạng con người như muốn nói lên nỗi phẫn uất, ngang ngạnh, bướng bỉnh. Thiên nhiên trong mắt Hồ Xuân Hương tiềm ẩn một sức sống đang bị đè nén và đang vươn lên mạnh mẽ. “Rêu”, “đá” chỉ là những vật nhỏ bé, hèn mọn nhưng không hề yếu đuối bởi rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây. Điều đó càng chứng tỏ Hồ Xuân Hương muốn bứt phá rào cản để đi tìm hạnh phúc cho mình, muốn giải thoát số phận hoàn cảnh, thể hiện cá tính táo bạo của nữ sĩ. Tuy lòng đầy canh cánh nhưng bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời. Yêu đời là thế, sức sống là thế mà cuộc đời riêng thì vẫn “xuân đi xuân lại lại”. Cái vòng quẩn quanh đáng ghét của cuộc đời không thể tránh khỏi tiếng thở than chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một “mảnh tình” nhỏ vụn đã vỡ nhưng nay vẫn bị sẻ đi sẻ lại. Đối với trái tim thiết tha yêu thương kia, điều đó như một vết thương cứa sâu đau nhức nhối, khao khát một tình yêu trọn vẹn.
Dù có vất vả, đau xót, chán chườm đến thế nào thì người phụ nữ Việt Nam xưa vẫn là những con người có phẩm chất đẹp đẽ. Không chỉ vẻ bề ngoài mà còn cả bên trong. Đó là lòng yêu thương, lòng nhân hậu, một lòng một dạ vì chồng vì con. “Nuôi đủ năm con với một chồng”. “Nuôi đủ năm con” là việc hiển nhiên của một người mẹ nhưng còn chồng, cớ sao lại phải đếm “một chồng”? Là vì chồng, bà Tú cũng phải nuôi và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết cho ông Tú. Bà Tú phải thắt lưng buộc bụng nuôi dưỡng năm đứa trẻ vất vả, vậy mà phải nuôi thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng đè lên đôi vai nhỏ của bà tăng gấp đôi. Sự khéo léo. đảm đang của bà thể hiện ở việc lựa chọn ông Tú mà sống, khéo léo chiều sự khó tính khó nết của ông để trong ấm ngoài êm. Bà Tú nhẫn nhục chịu đựng cái nợ đời như một sự tất yếu không thể không chấp nhận. “Một duyên hai nợ âu đành phận”. Điều kì diệu là người mẹ, người vợ này không hề ý thức rằng đó là sự hi sinh. Sự vất vả “năm nắng mười mưa” càng thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con mà bà đâu “dám quản công” một lời. Bà tự nguyện gánh vác trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Dù vất vả trăm điều nhưng bà vẫn âm thầm chịu đựng. Phải chăng đó chính là đức hi sinh – vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam?
Hai người phụ nữ đẹp đều tìm thấy sức mạnh, ý chí để vượt lên hoàn cảnh. Nhưng trong cuộc thoát thân họ còn cô đơn quá, vì thế mà thất bại. Một người muốn bứt phá, thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt. Một người cam chịu , nhẫn nại để làm tròn bổn phận một người mẹ, một người vợ. Một người được đồng cảm, sẻ chia. Một người cô đơn một mình, buồn đau trước số phận hẩm hiu. Chỉ khi những người phụ nữ biết đoàn kết, biết đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng họ mới có thể thay đổi được số phận, làm chủ được cuộc đời mình.
Người phụ nữ thời xưa phải chịu nhiều thiệt thòi, bất công, ngang trái và bị hạn chế bởi xã hội phong kiến. Còn người phụ nữ ngày nay được quyền bình đẳng, quyền học tập, quyền lựa chọn tình yêu và quyền làm chủ cuộc đời. Họ không còn bị đối xử như trước nữa. Tuy người phụ nữ ngày xưa có cuộc đời éo le nhưng hình ảnh sâu thẳm trong họ không bao giờ bị mất đi. Dù hoàn cảnh có ra sao thì tâm hồn cao đẹp của họ vẫn sáng lên. Và điều đó khiến ta luôn tự hào về người phụ nữ Việt Nam.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
❤白猫( shiro neko )❤
24/06/2019 09:19:13
Hình ảnh người phụ nữ luôn là đề tài quen thuộc của văn học dân gian. Mảng đề tài đầy cảm hứng nhân văn này đã làm nên giá trị của nền văn học nói chung, gương mặt của các tác giả nói riêng. Tiêu biểu là Hồ Xuân Hương với “Tự tình” (II) và Tú Xương với “Thương vợ”.
Đúng như vậy, hai bài thơ với hai người phụ nữ đều khát khao một mái ấm gia đình. Xong cuộc đời lại lắm éo le trắc trở. Họ phải chịu đựng số phận hẩm hiu chế độ phong kiến mục nát. Cái chế độ mà khi nhắc tới ai ai cũng thấy bất bình tĩnh. Là phụ nữ thì sao chứ? Chẳng lẽ phụ nữ không phải con người trong xã hội? Hà cớ gì cứ phải bắt người phụ nữ làm những thứ họ không muốn từ những hủ tục lạc hậu: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có quyền hành gì trong gia đình.
Trước hết, thơ của Hồ Xuân Hương là những lời than thân từ nỗi niềm riêng của một cá thể, chất chứa những vấn đề mang tầm phổ quát của thân phận người phụ nữ. Hay nói cách khác, bằng việc viết lên tiếng nói cá nhân. Hồ Xuân Hương làm sống lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa. “Tự tình” (II) nằm trong chùm thơ tự tình gồm ba bài viết bằng chữ Nôm. Đó là sự đau khổ vì không là chủ được thân phận mình. Trong khung cảnh lúc nửa đêm nổi bật chỉ là âm thanh “văng vẳng” của trống canh dồn, tiếng trống dồn dập, gấp gáp như hối thúc dội vào lòng người . Âm thanh văng vẳng không chỉ đơn thuần là sự cảm nhận bằng thính giác mà còn là cảm nhận của xúc giác về thời gian. “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”. Nhức nhối một tâm sự “trơ cái hồng nhan với nước non”. vẻ đẹp của người phụ nữ trong đêm trơ trọi, im ắng, gợi lên hình ảnh “hồng nhan” trở nên rẻ rúng, không có giá trị. Chắc hẳn ai trong tình cảnh của Hồ Xuân Hương cũng cảm thấy quạnh hiu, đau nhói, buồn phiền. Hình ảnh “cái hồng nhan” với “nước non” càng cho thấy tâm trạng bẽ bàng tủi hổ của người phụ nữ. Cùng với nỗi buồn đè nặng lên con người nhỏ bé trong xã hội, đè lên thân phận của họ. Hồ Xuân Hương là con người rất mạnh mẽ, bà không cam chịu và muốn thoát khỏi. “Chén rượu hương đưa” là một phương tiện giải sầu, tuy không phải phương tiện duy nhất nhưng là tốt nhất vào lúc này. Tìm quên trong chén rượu, say rồi lại tỉnh, càng uống càng nhận thức mọi thứ rõ ràng hơn. Nó như một vòng luẩn quẩn khiến người phụ nữ ấy nhận ra sự cô đơn trĩu nặng hơn. Hướng tới vầng trăng mong tìm người bạn tri âm tri kỉ giữa đất trời nhưng “khuyết chưa tròn” lại còn “bóng xế”. Ngoại cảnh và con người g đây như một. Người phụ nữ tự hỏi đến bao giờ trăng mới tròn. đến bao giờ người mới có được tình yêu cho mình. Trăng đã sắp tàn mà vẫn chưa tròn, tuổi xuân qua đi mà nhân duyên chưa tới. Người phụ nữ đang chơi vơi giữa một thế giới mênh mông, hoang vắng, muốn thoát khỏi nhưng bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi với chính mình.
Đến với Tú Xương là đến với những bài thơ tràn đầy tình yêu thương, cảm động viết về người vợ đang còn sống. Bài thơ “Thương vợ” thể hiện tâm thế và vị thế của một người mẹ, một người vợ đảm đang. Bà Tú có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Vì chồng, thương con mà cam chịu cuộc sống khó khăn vất vả. Quanh năm suốt tháng, ngày này qua ngày khác không có lấy một ngày nghỉ, ngày mưa cũng như ngày nắng Bà Tú lam lũ buôn bán trên một mảnh đất nhô lên ở lòng sông. Cái nơi bấp bênh, gập ghềnh hiện lên hình ảnh tần tảo, tất bật ngược xuôi của bà Tú. “Quanh buôn bán ở mom sông”. Cái nền không gian, thời gian ấy, cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú được ông Tú phác họa. “Lặn lội thân cò khi quãng vắng”. Hình ảnh “thân cò” là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Ông Tú đã dùng hình ảnh đó để nói về nỗi vất vả của bà Tú, đồng thời cũng gợi lên số kiếp, nỗi đau thân phận. Thân cò “lặn lội” trong một khoảng không gian “khi quãng vắng” vừa chỉ ra cái rợn ngợp của thời gian, vừa chỉ ra cái rợn ngợp của không gian. Hình ảnh bà Tú trở nên rõ nét hơn về sự vật lộn với cuộc sống. “Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Cảnh bươn trải, chen chúc nhau của những người buôn bán rất khó khăn. “Buổi đò đông” đâu có giống như “khi quãng vắng”. Nó không chỉ có những lời cãi cọ, mè nheo, sự chen lấn xô đẩy mà còn có những bất trắc nguy hiểm. Biết là vậy nhưng bà Tú vẫn đi trên chuyến đò đó để dành miếng cơm manh áo cho chồng con. Dù vắng hay đông bà Tú cũng thui thủi một “thân cò”.
Tuy rằng số phận dằng buộc họ nhưng nhờ đó những phẩm chất cao quý của người phụ nữ được hiện diện.
Dù đau đớn thế nào, dù yếu ớt đến đâu thì trong sâu thẳm trái tim Hồ Xuân Hương cũng ánh lên ngọn lửa khao khát, hi vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên đấu tranh thay đổi cuộc sống của mình. “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám./Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”. Tâm trạng con người như muốn nói lên nỗi phẫn uất, ngang ngạnh, bướng bỉnh. Thiên nhiên trong mắt Hồ Xuân Hương tiềm ẩn một sức sống đang bị đè nén và đang vươn lên mạnh mẽ. “Rêu”, “đá” chỉ là những vật nhỏ bé, hèn mọn nhưng không hề yếu đuối bởi rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây. Điều đó càng chứng tỏ Hồ Xuân Hương muốn bứt phá rào cản để đi tìm hạnh phúc cho mình, muốn giải thoát số phận hoàn cảnh, thể hiện cá tính táo bạo của nữ sĩ. Tuy lòng đầy canh cánh nhưng bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời. Yêu đời là thế, sức sống là thế mà cuộc đời riêng thì vẫn “xuân đi xuân lại lại”. Cái vòng quẩn quanh đáng ghét của cuộc đời không thể tránh khỏi tiếng thở than chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một “mảnh tình” nhỏ vụn đã vỡ nhưng nay vẫn bị sẻ đi sẻ lại. Đối với trái tim thiết tha yêu thương kia, điều đó như một vết thương cứa sâu đau nhức nhối, khao khát một tình yêu trọn vẹn.
Dù có vất vả, đau xót, chán chườm đến thế nào thì người phụ nữ Việt Nam xưa vẫn là những con người có phẩm chất đẹp đẽ. Không chỉ vẻ bề ngoài mà còn cả bên trong. Đó là lòng yêu thương, lòng nhân hậu, một lòng một dạ vì chồng vì con. “Nuôi đủ năm con với một chồng”. “Nuôi đủ năm con” là việc hiển nhiên của một người mẹ nhưng còn chồng, cớ sao lại phải đếm “một chồng”? Là vì chồng, bà Tú cũng phải nuôi và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết cho ông Tú. Bà Tú phải thắt lưng buộc bụng nuôi dưỡng năm đứa trẻ vất vả, vậy mà phải nuôi thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng đè lên đôi vai nhỏ của bà tăng gấp đôi. Sự khéo léo. đảm đang của bà thể hiện ở việc lựa chọn ông Tú mà sống, khéo léo chiều sự khó tính khó nết của ông để trong ấm ngoài êm. Bà Tú nhẫn nhục chịu đựng cái nợ đời như một sự tất yếu không thể không chấp nhận. “Một duyên hai nợ âu đành phận”. Điều kì diệu là người mẹ, người vợ này không hề ý thức rằng đó là sự hi sinh. Sự vất vả “năm nắng mười mưa” càng thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con mà bà đâu “dám quản công” một lời. Bà tự nguyện gánh vác trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Dù vất vả trăm điều nhưng bà vẫn âm thầm chịu đựng. Phải chăng đó chính là đức hi sinh – vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam?
Hai người phụ nữ đẹp đều tìm thấy sức mạnh, ý chí để vượt lên hoàn cảnh. Nhưng trong cuộc thoát thân họ còn cô đơn quá, vì thế mà thất bại. Một người muốn bứt phá, thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt. Một người cam chịu , nhẫn nại để làm tròn bổn phận một người mẹ, một người vợ. Một người được đồng cảm, sẻ chia. Một người cô đơn một mình, buồn đau trước số phận hẩm hiu. Chỉ khi những người phụ nữ biết đoàn kết, biết đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng họ mới có thể thay đổi được số phận, làm chủ được cuộc đời mình.
Người phụ nữ thời xưa phải chịu nhiều thiệt thòi, bất công, ngang trái và bị hạn chế bởi xã hội phong kiến. Còn người phụ nữ ngày nay được quyền bình đẳng, quyền học tập, quyền lựa chọn tình yêu và quyền làm chủ cuộc đời. Họ không còn bị đối xử như trước nữa. Tuy người phụ nữ ngày xưa có cuộc đời éo le nhưng hình ảnh sâu thẳm trong họ không bao giờ bị mất đi. Dù hoàn cảnh có ra sao thì tâm hồn cao đẹp của họ vẫn sáng lên. Và điều đó khiến ta luôn tự hào về người phụ nữ Việt Nam.
1
1
(•‿•)
24/06/2019 11:48:16
Người phụ nữ hiện đại dường như được gán cho rất nhiều trọng trách nặng nề, vừa phải phát triển sự nghiệp vừa chăm lo cho tổ ấm. Thế nhưng nhiều khi họ vẫn gặp phải nhiều rào cản và tranh cãi của dư luận. Đâu là tiêu chí chính xác để người phụ nữ Việt hiện đại nương theo? Những nét văn hóa cổ truyền nào người phụ nữ hiện đại cần duy trì và gìn giữ?
Trong suốt chiều dài 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, người phụ nữ đã đóng góp rất nhiều vào công cuộc dựng xây, bảo tồn, trau dồi, kế thừa, phát huy những phẩm chất đạo đức tốt đẹp từ đời này sang đời khác. Sự đóng góp không tên và thầm lặng của họ đã đúc kết nên những giá trị đạo đức truyền thống: anh hùng, đảm đang, yêu nước, nhân ái, thủy chung, nghĩa tình, giàu đức hy sinh.
Người phụ nữ Việt không chỉ đơn giản người mang sinh linh nhỏ bé đến thế giới này. Họ còn đóng góp to lớn trong việc hình thành nhân cách của thế hệ sau, rộng hơn nữa là tinh thần, nếp sống của cả một dân tộc. Đúng như nhiều triết gia từng nói: “Giáo dục một người đàn ông thì được một gia đình tốt nhưng giáo dục người phụ nữ thì được cả một thế hệ tốt”. Câu nói đó có thể xem như một lời ngợi khen đối với phụ nữ nhưng cũng cho thấy trọng trách nặng nề mà mỗi người phụ nữ Việt đang gánh vác trên vai.
Với những thuận lợi về nền tảng kinh tế, xã hội từ những ngày đất nước đổi mới, người phụ nữ ngày càng có điều kiện để phát huy toàn bộ những khả năng tiềm ẩn và những phẩm chất tốt đẹp đã được bồi dưỡng từ khi còn nhỏ và được truyền thụ qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, song song với những thuận lợi, vẫn còn tồn tại rất nhiều mặt trái, khiến cho những chuẩn mực thay đổi mạnh mẽ.
Người Việt Nam từ xưa đến nay đều quá quen thuộc với câu nói “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Người phụ nữ được xem là có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng một nền tảng gia đình bền vững.
Tuy nhiên, người phụ nữ hiện đại, bên cạnh việc xây tổ ấm còn phải gánh vác rất nhiều trọng trách trong công việc. Đôi khi, vì có quá nhiều nghĩa vụ người phụ nữ phải thực hiện, họ cảm thấy bị quá tải và không biết cần phải tuân theo những chuẩn mực nào.
Ngày nay, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam hiện đại được gói gọn trong 4 chữ: “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Trong 4 chữ vàng ấy, có hai tiêu chí điển hình cho thế hệ phụ nữ trẻ, đó là “tự tin”, “tự trọng”, hai tiêu chí còn lại là “trung hậu”, “đảm đang” vốn là truyền thống quý báu của dân tộc được duy trì và gìn giữ cho đến tận ngày nay. Đây đều là những tiêu chí đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ mọi thời đại, có mối quan hệ hữu cơ, bổ sung cho nhau, phẩm chất này nhiều khi là tiền đề, là điều kiện tiên quyết để dẫn đến phẩm chất khác.
“Tự tin” là phẩm chất tiên quyết được đề cao trong xã hội hiện đại. Đây là một điểm mới đối lập với người phụ nữ truyền thống. Trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, hơn 1000 năm bị giặc phương Bắc đô hộ, sống trong thời kỳ phong kiến không chối bỏ chế độ đa thê, người phụ nữ trở nên nhỏ bé, tự tin, nhiều khi bị coi như con tôm, con tép, thấp cổ bé họng, không được quyền lên tiếng, không được quyền phản kháng. Người phụ nữ xưa còn trẻ thì sống phụ thuộc vào gia đình, đặt đâu ngồi đó, lấy chồng thì phải phụ thuộc vào quyết định của chồng, về già thì phải nương nhờ con trai. Đến nay vẫn còn lưu truyền câu nói nổi tiếng về thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Tam tòng tứ đức đã trở thành một trong trong những xiềng xích trói buộc người phụ nữ.
Trái ngược với những rào cản trong thế hệ xưa, ngày nay, người phụ nữ, mặc dù chưa xóa bỏ hết được những rào cản, nhưng đã phần nào có chỗ đứng, tiếng nói và có quyền bình đẳng hơn với nam giới trong công việc, cuộc sống. Phụ nữ ngày nay có quyền tham gia chính trị, quản lý đoàn thể, lãnh đạo,... Họ dám nghĩ, dám làm, tin tưởng vào khả năng của chính bản thân mình. Họ thấu hiểu những khiếm khuyết, tìm cách khắc phục và phát huy hoàn hảo những mặt mạnh, đóng góp không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển nên kinh tế quốc gia. Ngày nay, rất nhiều nữ doanh nghiệp đã được tôn vinh, trở thành điểm sáng về người phụ nữ tự tin trong thời hiện đại.
Tuy nhiên, tự tin không phải là tự cao. Người phụ nữ tự tin đủ để không tự ti, nhưng vẫn giữ được sự khiêm tốn, trân trọng giá trị và thành quả của người khác, luôn nỗ lực học hỏi, trau dồi, rèn luyện các kỹ năng sống, sức khỏe, duy trì và gìn giữ vẻ đẹp từ trong ra ngoài.
Bên cạnh phẩm chất “tự tin”, “tự trọng” là phẩm chất không thể thiếu của người phụ nữ Việt. Lòng tự trọng khiến con người ta biết dừng lại trước những điều xấu, biết chấp hành pháp luật, tạo dựng cho chính mình một thói quen ứng xử có văn hóa, giữ mình trước những cám dỗ thường ngày. Người phụ nữ tự trọng sẽ trân trọng các chuẩn mực đạo đức của xã hội, để không làm những việc trái với thuần phong mỹ tục, không chạy theo những hào nhoáng bề ngoài mà đánh mất giá trị ẩn sâu bên trong. Người phụ nữ tự trọng biết đặt đạo đức nghề nghiệp lên trước lợi ích của bản thân.
Đối lập với những phẩm chất tự tin tự trọng được sinh ra trong thời đại mới, trung hậu là một trong những phẩm chất quan trọng của người phụ nữ Việt hiện đại được hình thành từ xa xưa, lưu truyền cho đến ngày nay bởi những giá trị mà chúng đem lại. Ở Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung, sự thủy chung, tình nghĩa, nhân ái, son sắt, vị tha, bao dung được đề cao trong mọi thời kỳ. Tất cả những đức tính tốt đẹp đó được gói trọn trong phạm vi của hai từ: “trung hậu”. Thủy chung không đơn thuần là ám chỉ tình cảm nam nữ, chúng còn mở rộng ra ở phạm vi dân tộc, quốc gia để nói về tình yêu con người, bạn bè, đồng nghiệp, đất nước, nhân dân, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Người phụ nữ trung hậu là người giàu tình cảm, dám đứng lên đấu tranh cho những điều thiện, cho những người bị ức hiếp. Trung hậu để không vô cảm, để dám lên tiếng vì một thế giới tốt đẹp hơn, sẵn sàng thứ tha, bao dung để khiến lòng mình thanh thản.
Dù ở thời đại nào thì phẩm chất “đảm đang” của người phụ nữ đều được coi trọng, và là một trong những đức tính quý báu được nhân loại đề cao. Nhưng nếu trong xã hội phong kiến, đảm đang mang ý nghĩa gánh vác, lo toan mọi vấn đề liên quan đến công việc nội trợ, một lòng chăm lo, hy sinh vì chồng vì con mà quên đi quyền lợi chính đáng của bản thân mình thì ngày nay, đảm đang đã được khoác một lớp áo mới, mang một định nghĩa mới. Người phụ nữ đảm đang là người biết hài hòa, cân bằng các yếu tố trong cuộc sống như công việc, tình cảm, sức khỏe, gia đình, biết nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng chứ không lao đầu vào công việc ngày đêm. Người phụ nữ Việt đảm đang khi biết khéo léo chia sẻ những khó khăn cùng chồng con, động viên họ cùng tham gia công việc gia đình, biết khi nào cần dừng lại mỗi khi cãi vã, biết dùng lý trí và tình cảm hài hòa trong mọi vấn đề của cuộc sống. Người phụ nữ đảm đang có thể là một người không biết nấu quá nhiều món ngon, nhưng luôn biết cách di dưỡng tinh thần, sức khỏe cho những thành viên trong gia đình, kể cả chính bản thân mình qua những món ăn giàu dinh dưỡng.
Đảm đang còn thể hiện ở một mặt khác rất quan trọng, đó chính là nuôi dạy con cái. “Cha sinh không bằng mẹ dưỡng”, “Đức hiền tại mẹ”, “Phúc đức tại mẫu” chính là sự ngợi ca về sự đảm đang, tình mẫu tử thiêng liêng của người phụ nữ. Thông qua những làn điệu hát ru nhẹ nhàng, tình cảm, khéo léo lồng ghép trong đó những lời giáo huấn, căn dạy độc đáo, người phụ nữ Việt đã mang cả thế giới rộng lớn đến với chiếc nôi nhỏ bé giúp đứa trẻ có được nhân sinh quan hoàn thiện. Muốn xây dựng một thế hệ trẻ có văn hóa chắc chắn không thể thiếu đi nền tảng giáo dục gia đình, đặc biệt là từ người phụ nữ, người mẹ. “Dạy con từ lúc còn thơ”, người mẹ với những hành trang kiến thức được tích lũy qua nhiều năm tháng sẽ là tấm gương tiêu biểu, giáo dưỡng con về cách ứng xử, ăn mặc, đối nhân xử thế để biết yêu thương và quan tâm gia đình, biết báo đáp xã hội, biết sẻ chia và gánh vác trọng trách trong công việc và cuộc sống. Để đứa trẻ lớn lên, trở thành một công dân có ích, một nhân tố góp phần hoàn thiện hơn xã hội và đất nước.
Có thể nói 4 phẩm chất trên chính là sự kết hợp hài hòa giữa những tinh hoa của dân tộc cùng văn minh của nhân loại. Người phụ nữ cần luôn phấn đấu, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình, tự mang lại hạnh phúc cho chính mình, cho gia đình của mình và cho xã hội. Để làm được điều đó, ngoài nỗ lực tự thân, người phụ nữ rất cần đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của những người thân trong gia đình, sự ủng hộ của các đoàn thể, cộng đồng.
Con người lao động đảm đang, con người nội trợ trung hậu, con người chiến sĩ dũng cảm - đấy là hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Những người phụ nữ Việt Nam hiện đại không những mang trong mình truyền thống đó mà còn biết tự giác phát huy, bồi đắp, bổ sung thêm “tự tin”, “tự trọng” để thích ứng với hoàn cảnh và điều kiện mới.
“Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” cũng chính là những phẩm chất cốt lõi khắc tạc nên chân dung người phụ nữ Amadora. Từ họ luôn tỏa ra một thứ khí chất thanh tao, thoát tục, trang nhã, điều mà không phải ai cũng có được.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư