Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập dàn ý phân tích đoạn trích Chí khí anh hùng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

5 trả lời
Hỏi chi tiết
26.360
23
7
Trinh Le
25/04/2017 21:42:09
I.Mở bài
Cuộc sống con người luôn bị đưa đẩy bởi những oan trái của xã hội phong kiến thối nát. Họ bị chà đạp, bị đẩy đến bước đường cùng nhưng cũng chính vì vậy mà những số phận đó đã gặp được nhau. Thuý Kiều và Từ Hải cũng vậy ,họ thuộc những tầng lớp thấp trong xã hội - một kĩ nữ ,một tướng cướp -nhưng Từ Hải và Thuý Kều đã đến với nhau, đã gắn kết với nhau bởi tình cảm của tri kỉ, tri âm. 

Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo của Kiều và ngược lại Kiều nhận thấy ở Từ Hải có chí khí anh hùng hiếm có trong thiên hạ, đồng thời cũng là người duy nhất có thể giải oan cho nàng. Nhưng dù có yêu thương Từ Hải, Kiều cũng không thể giữchân bậc anh hùng. Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự anh hùng.

II. Thân bài
1.Bố cục được phân thành 3 đoạn:

-Đoạn 1 (4 câu đầu): hoàn cảnh TH 
-Đoạn 2 (10 câu tiếp): lời từ biệt của Thuý Kiều và TH
-Đoạn 3 (còn lại) : hình ảnh TH ra đi

2. Phân tích
* Đoạn 1:
(Những từ ngữ tiêu biểu: trượng phu, động lòng 4 phương, động từ "thoắt")
Tác giả sử dụng từ "trượng phu" để chỉ đây là người đàn ông có chi khí lớn. Mặt khác có thể thấy cụm từ "động lòng 4 phương" cho thấy TH là người anh hùng, là người của đất trời, 4 phương
"trượng phu thoắt đã động lòng 4 phương" : TH là bậc trượng phu anh hùng, chính vì thế dù đang hạnh phúc bên TK nhưng TH vẫn "thoắt" nhớ đến mục đích, chí hướng của đời mình và đã sẵn sàng "lên đường thẳng rong"

(Đoạn văn tham khảo về phân tích 4 đoạn đầu

TH xuất hiện trong tác phẩm, trước hết là một anh hùng cái thế, đầu độitrời, chân đạp đất. Khi cứu K ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng K như một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng K, TH thực sự là người đa tình. Song dẫu đa tình, TH không quên mình là 1 tráng sĩ, 1 người có chí khí mạnh mẽ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vùng vẫy giữa đất trời cao rộng. TH quả là 1 bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế, trong khi đang sống với K những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng TH không quên chí hướng của bản thân. Đương nồng nàn hạnh phúc,chợt "động lòng 4 phương", thế là toàn bộ tâm trí hướng về "trời bể mênh mông, với "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".
Đây là đoạn văn trích từ sách, chỉ tham khảo )

* Đoạn 2,3 
(Tham khảo đoạn 2)
Chữ"tòng" trong đoạn trích ko chỉ có nghĩa "xuất giá tòng phu" mà nó còn hàm ý K muốn chia sẽ những khó khăn thử thách cùng TH, đồng lòng tiếp sức cho TH. 

"Từ rằng.... nữ nhi thường tình" 

TH nói rằng sao K chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình ko có ý than phiền K là gánh nặng mà chỉ là mong K cứng rắn hơn. Chàng vừa mong K hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẽ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng K sẽ vượt qua bịn rịn của 1 nữ nhi thường tình để làm vợ 1 người anh hùng

"bao giờ 10 vạn tinh bình... sẽ rước nàng nghi gia"

quả là lời bi liệt của 1 người anh hùng có chí lớn, ko bịn rịn 1 cách yêú đuối như khi "K chia tay Thúc Sinh". Sự nghiệp anh hùng đối với TH là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có thể làm như vật mới đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của TK

(TK đoạn 3)

2 chữ "dứt áo" trong cụm từ "quyết lời dứt áo ra đi" thể hiện được phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc li biệt

"gió mây = đã đến kì dặm khơi": là 1 hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví TH như chim cỡi gió bay ngoài biển khơi . Ko chỉ thế , trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi thoả chí tung hoành

III. Kết bài
Cảm nghĩ về đoạn trích

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
23
15
Ho Thi Thuy
25/04/2017 22:26:28
Mở bài:
_Giới thiệu đoạn trích. 
_Nêu chủ đề đoạn trích. 

Thân bài: 
_4 câu đầu: lý tưởng anh hùng của Từ Hải. 
+Dù rất thương yêu Thúy Kiều nhưng Từ Hải luôn thèm khát cuộc sống vẫy vùng. 
(trích 4 câu đầu) 
+Phân tích từ "thoắt": sự thức dậy bất ngờ và mạnh mẽ, không thể ngăn cản... 
"thanh gươm yên ngựa": các thứ cần thiết của 1 người anh hùng. 
"lên đường thẳng rong": đi 1 mạch. 

_Còn lại: Chí khí anh hùng của Từ Hải. 
+Kiều không níu kéo, chỉ xin đi theo Từ Hải. Nhưng Từ Hải nói liền 1 mạch, không để Kiều bịn rịn thêm. 
=>Tính cách người anh hùng. 
+Chàng trách Kiều không thoát khỏi sự yếu đuối thường tính của nhi nữ, đồng thời khuyên Kiều vượt lên tình cảm tầm thường để xứng làm vợ 1 anh hùng. 
(Từ rằng....thường tình) 
+Để Kiều yên lòng, Từ Hải hứa với Kiều 1 tương lai tươi sáng. 
(Bao giờ...vội gì) 
=>Là con người tự tin. 
+2 câu cuối: tư thế mạnh mẽ, dứt khóat. 
(trích thơ) 
Đây là hình ảnh ước lệ tượng trưng => khát vọng làm nên sự nghiệpcủa người anh hùng. 

Kết bài: 
_Nghệ thuật: xây dựng hình tượng. 
=>Gửi gắm lý tưởng về người anh hùng của Nguyễn Du.
11
1
Trần Thị Huyền Trang
26/04/2017 09:08:04
A. Mở bài

Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du,giấc mơ anh hùng,giấc mơ tự do và công lý.Cho nên Từ Hải là một người chí khí,một người siêu phàm.Con người ấy đến từ một giấc mơ và ở lại như một huyền thoại.Hiện diện trong “Truyện Kiều” như một nhân cách sử thi,Từ Hải đã làm nên những trang sôi động nhất,hào sảng nhất trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của “Đoạn Trường Tân Thanh”.Đoạn trích “Chí Khí Anh Hùng” là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí anh hùng của Từ Hải.

B.Thân bài

Kiều bị lừa vào lầu xanh lầnthứ 2, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. May sao Từ Hải đột ngột xuất hiện, đã xem Kiều như tri kỉ và chuộc nàng thoát khỏi lầu xanh. Cả 2 đều là những con người thuộc tầng lớp thấp kém (một gái lầuxanh, một tướng giặc) bị xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ ruồng rẫy, coi thường, và họ đã đến với nhau trong 1 tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo của Kiều và ngược lại Kiều nhận ra ở Từ Hải có chí khí anh hùng hiếm có trong thiên hạ, đồng thời cũng là người duy nhất có thể giải thoát cho nàng.Nhưng dù yêu thương,trân trọng Từ Hải, Kiều cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế.Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự anh hùng.Tính cách và chí khí của Từ Hải được biểu hiện qua cách sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt,ngôn ngữ bình dân,dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố,điển tích.Đặc biệt nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa.Mọi ngôn từ,hình ảnh và cách miêu tả Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.

“Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”.

“Nửa năm” là khoảng thời gian chung sống của Từ Hải và Kiều,thời gian chưa đủ dài để dập tắt hương lửa nồng nàn của “trai anh hùng,cái thuyền quyên”.Vậy nhưng,Từ Hải vội dứt áo ra đi,Từ không quên mình là một tráng sĩ.Trong xã hội phong kiến,đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa trời đất cao rộng.Tác giả dùng từ “trượng phu” đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và dùng cho nhân vật Từ Hải.”Trượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn.Từ “thoắt” nghĩa là nhanh chóng trong khoảng khắc bất ngờ.Đó là cách xử sự bất thường,dứt khoát của Từ Hải.Nếu là người không có chí khí,không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng nàn người ta dễ quên những việc khác.Nhưng Từ Hải thì khác,ngay khi đang hạnh phúc,chàng “thoắt” nhờ đến mục đích,chí hướng của đời mình .Tất nhiên chí khí đó phù hợp với bản chất của Từ Hải,hơn nữa,Từ Hải nghĩ thực hiện được chí lớn thì mới xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thúy Kiều dành cho mình .Cụm từ “động lòng bốn phương” theo Tản Đà là “động bụng nghĩ đến bốn phương”cho Từ Hải “không phải người một nhà,một họ,một xóm,một làng mà là người của trời đất,của bốn phương”(Hoài Thanh).Chính vì thế,chàng hướng về “trời bể mênh mang”,với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng:

“Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”.

Không gian trời bể mênh mang,con đường thẳng đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hai.Tác giả dựng lên hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”rồi mới để cho Từ Hải và Thúy Kiểu nói lời tiễn biệt.Liệu có gì phi lôgic không?Không,vì hai chữ “thẳng dong” có người giải thích là “vội lời”,chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói lời tiễn biệt.Ta có thể hình dung,Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thúy Kiều.Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều lúc chia tay thể hiện rõ rính cách nhân vật.Thứ nhất,Từ Hải là người có chí khí phi thường,khi chia tay thấy Kiểu nói:

Nàng rằng : “Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Từ Hải đã đáp lại rằng:

Từ rằng : ”Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”.

Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự :

Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”.

Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như Thúc Sinh khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp.

Thứ hai, Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống :

Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì !

Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.

Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi

Hai chữ “dứt áo” thể hiện phong cách mạnh mẽ,phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt.Hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”là một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và đầy ý nghĩa.Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao,bay xa ngoài biển lớn.Không chỉ thể trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thỏa chí tung hoành “diễn tả một cách khoái trá trong giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt”.Chia li và hội ngộ,hội ngộ và chia li,hai sự kiện trái ngược và nối tiếp chia cái đời thường của mỗi người ra thành những chặng đường giàu ý nghĩa hơn.Phải,nếu không có chia li và hội ngộ,cuộc sống chỉ là một dòng chảy đơn điệu và tẻ nhạt.Nếu hội ngộ là sướng vui,hạnh phúc thì chia li là sầu muộn,đau buồn.Có lẽ vì thế mà thơ ca viết về chia li nhiều hơn,thấm thía hơn?Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã ba lần khắc họa những cuộc chia biệt.Đó là Kiều tiễn Kim Trọng về quê hộ tang chú,ở đó có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm.Đó là cuộc chia tay Thúc Sinh để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được làm vợ lẻ,hi vọng gặp lại mong manh.Cuộc chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thỏa chí vẫy vùng bốn biển.Do vậy tính chất ba cuộc chia biệt là hoàn toàn khác hẳn nhau.Vậy nhưng,bằng tài hoa của một người nghệ sĩ bậc thầy,Nguyễn du đã khắc họa thành công chân dung nhân vật Từ Hải với những dấu ấn riêng biệt.

C.Kết bài

Dưới hình thức một cuộc chia li,đoạn trích “Chí khí anh hùng” mang chở khát vọng tự do,công lí của Nguyễn Du.Từ Hải như một con đại bàng vỗ cánh làm xáo động cả đất trời.Chỉ có đôi cánh ấy mới che chở được những nạn nhân sống dưới gần trời tăm tối của thể giới “Truyện Kiều”.
4
2
Lynlyn
26/04/2017 14:57:22
I.Mở bài
Cuộc sống con người luôn bị đưa đẩy bởi những oan trái của xã hội phong kiến thối nát. Họ bị chà đạp, bị đẩy đến bước đường cùng nhưng cũng chính vì vậy mà những số phận đó đã gặp được nhau. Thuý Kiều và Từ Hải cũng vậy ,họ thuộc những tầng lớp thấp trong xã hội - một kĩ nữ ,một tướng cướp -nhưng Từ Hải và Thuý Kều đã đến với nhau, đã gắn kết với nhau bởi tình cảm của tri kỉ, tri âm. 

Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo của Kiều và ngược lại Kiều nhận thấy ở Từ Hải có chí khí anh hùng hiếm có trong thiên hạ, đồng thời cũng là người duy nhất có thể giải oan cho nàng. Nhưng dù có yêu thương Từ Hải, Kiều cũng không thể giữchân bậc anh hùng. Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự anh hùng.

II. Thân bài
1.Bố cục được phân thành 3 đoạn:

-Đoạn 1 (4 câu đầu): hoàn cảnh TH 
-Đoạn 2 (10 câu tiếp): lời từ biệt của Thuý Kiều và TH
-Đoạn 3 (còn lại) : hình ảnh TH ra đi

2. Phân tích
* Đoạn 1:
(Những từ ngữ tiêu biểu: trượng phu, động lòng 4 phương, động từ "thoắt")
Tác giả sử dụng từ "trượng phu" để chỉ đây là người đàn ông có chi khí lớn. Mặt khác có thể thấy cụm từ "động lòng 4 phương" cho thấy TH là người anh hùng, là người của đất trời, 4 phương
"trượng phu thoắt đã động lòng 4 phương" : TH là bậc trượng phu anh hùng, chính vì thế dù đang hạnh phúc bên TK nhưng TH vẫn "thoắt" nhớ đến mục đích, chí hướng của đời mình và đã sẵn sàng "lên đường thẳng rong"

(Đoạn văn tham khảo về phân tích 4 đoạn đầu

TH xuất hiện trong tác phẩm, trước hết là một anh hùng cái thế, đầu độitrời, chân đạp đất. Khi cứu K ra khỏi lầu xanh, là vì việc nghĩa, là vì trọng K như một tri kỉ. Nhưng khi kết duyên cùng K, TH thực sự là người đa tình. Song dẫu đa tình, TH không quên mình là 1 tráng sĩ, 1 người có chí khí mạnh mẽ. Trong xã hội phong kiến, đã làm thân nam nhi phải có chí vùng vẫy giữa đất trời cao rộng. TH quả là 1 bậc anh hùng có chí lớn và có nghị lực để đạt mục đích cao đẹp của bản thân. Chính vì thế, trong khi đang sống với K những ngày tháng thực sự êm đềm, hạnh phúc nhưng TH không quên chí hướng của bản thân. Đương nồng nàn hạnh phúc,chợt "động lòng 4 phương", thế là toàn bộ tâm trí hướng về "trời bể mênh mông, với "thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".
Đây là đoạn văn trích từ sách, chỉ tham khảo )

* Đoạn 2,3 
(Tham khảo đoạn 2)
Chữ"tòng" trong đoạn trích ko chỉ có nghĩa "xuất giá tòng phu" mà nó còn hàm ý K muốn chia sẽ những khó khăn thử thách cùng TH, đồng lòng tiếp sức cho TH. 

"Từ rằng.... nữ nhi thường tình" 

TH nói rằng sao K chưa thoát khỏi thói nữ nhi thường tình ko có ý than phiền K là gánh nặng mà chỉ là mong K cứng rắn hơn. Chàng vừa mong K hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẽ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng K sẽ vượt qua bịn rịn của 1 nữ nhi thường tình để làm vợ 1 người anh hùng

"bao giờ 10 vạn tinh bình... sẽ rước nàng nghi gia"

quả là lời bi liệt của 1 người anh hùng có chí lớn, ko bịn rịn 1 cách yêú đuối như khi "K chia tay Thúc Sinh". Sự nghiệp anh hùng đối với TH là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có thể làm như vật mới đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của TK

(TK đoạn 3)

2 chữ "dứt áo" trong cụm từ "quyết lời dứt áo ra đi" thể hiện được phong cách mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong lúc li biệt

"gió mây = đã đến kì dặm khơi": là 1 hình ảnh so sánh thật đẹp đẽ và đầy ý nghĩa. Tác giả muốn ví TH như chim cỡi gió bay ngoài biển khơi . Ko chỉ thế , trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi thoả chí tung hoành

III. Kết bài
Cảm nghĩ về đoạn trích
2
0
Ni Lin
22/04/2021 22:09:20

Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai là không biết đến. Có một truyện thơ mà hơn 200 năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc vài câu hay vài đoạn. Người ấy, thơ ấy đã từng được Tố Hữu ngợi ca:

“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu”

Không ai khác đó chính là Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều. Mỗi một đoạn, mỗi câu thơ đều là “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” mà thi gia dầy công chắp bút. Đằng sau số phận cuộc đời nhân vật đều được gửi gắm biết bao giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là niềm trân trọng nâng niu ước mơ khát vọng con người. Đó là tiếng nói lên án tố cáo những thế lực xấu xa đứng đằng đằng sau. Và hơn thế nữa nó phản ánh chân thực giấc mơ tự do công lí mà đoạn trích – bài thơ “Chí khí anh hùng” chính là tiêu biểu nhất cho điều này.

Sau tháng ngày ân ái bên Thúc Sinh, Kiều lại một lần nữa sa thân vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, một lần nữa quay trở lại với Tú Bà để sống thân phận của người kĩ nữ hèn mọn. Cứ tưởng rằng, cuộc đời nàng đã đặt một dấu chấm hết trong tối tăm và đầy rẫy những bất hạnh. Thế nhưng, giữa cơn phong ba, Từ Hải bỗng dưng “vụt đến như một ngôi sao lạ chiếu sáng một đoạn đời nàng” (Hoài Thanh). Chàng chuộc Kiều ra, trả lại cho Kiều sự tự do xứng đáng. Hai người họ đến bên nhau với tấm lòng của những bậc tri kỉ giữa “trai anh hùng’’ và “gái thuyền quyên”. Nhưng hạnh phúc chưa được bao lâu, thì cái “thói vẫy vùng” của bậc giang hồ lại được dịp sục sôi,cái khát khao dựng nên nghiệp lớn bỗng thúc dục mạnh mẽ bước chân người anh hùng. Đoạn trích chính là miêu tả cảnh Từ Hải từ biệt Thúy Kiều để ra đi. Khác với Thanh Tâm Tài Nhân trong “Kim Vân Kiều truyện” chỉ thuật lại trong đôi ba dòng ngắn ngủi “Từ Hải sắm một căn nhà ở với Kiều được năm tháng rồi từ biệt ra đi” thì Nguyễn Du với bút xuất chúng của mình đã dựng nên một cảnh li biệt giữa đôi trai gái để hoàn thiện giấc mộng anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” lớn nhất của cuộc đời mình.

Bốn câu thơ đầu khắc họa thật đậm, thật rõ nét hình ảnh của Từ Hải trước lúc lên đường:

“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Nguyễn Du đã làm khó bậc anh hùng khi đặt chàng trong hai khoảng không gian đối lập nhau. Một bên là không gian khuê phòng với “hương lửa đương nồng” với tình cảm lứa đôi đầy những cám dỗ, có thể níu kéo bất kì một người đàn ông nào. Trái lại, một bên là không gian vũ trụ bao la có sức vẫy gọi mãnh liệt. Đường đường là đấng “trượng phu” Từ không một phút níu kéo giằng xé hay do dự mà khẳng khái đưa ra quyết định của chính mình. Chàng vốn sinh ra không phải là con người của những đam mê thông thường mà là người của những sự nghiệp vĩ đại- sự nghiệp của bậc anh hùng. Hiểu thấu được khát khao ấy, Nguyễn Du đã trân trọng gọi nhân vật của mình bằng hai tiếng “trượng phu” – người đàn ông có trí lớn .Rõ ràng, hai chữ này chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong truyện Kiều và dành riêng cho Từ. Thứ tình cảm vợ chồng giản đơn đâu thể nào níu giữ bước chân người anh hùng thêm nữa. Tiếng gọi của lí trí thúc dục chàng đi theo đuổi và thực hiện hoài bão của cuộc đời. Cái ánh mắt trông vào “trời bể mênh mang” là ánh nhìn hướng đến một khoảng không gian xa hơn rộng hơn nơi mà bậc hào kiệt thỏa sức vẫy vùng với những đam mê, lí tưởng. Hình ảnh cuối cùng “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong” không chỉ tái hiện hình ảnh con người mạnh mẽ, hào hùng đặt trên nền kì vĩ của không gian mà còn mở ra tâm thế nhân vật không hề có một chút nào là do dự luôn hành động thật dứt khoát, quả quyết. Đến đây, ta chợt bắt gặp những điểm tương đồng trong thơ Nguyễn Du với các nhà thơ cùng thời. Là hình ảnh chinh phu oai hùng trước buổi ra trận:

“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao”

Hay như:

“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc binh đao
Dã nhà đeo bức chiến hào
Thét roi cầm vị ào ào gió thu”

( Chinh phụ ngâm_ Đoàn Thị Điểm)

Cả Nguyễn Du và Đoàn Thị Điểm đều mượn hình ảnh vốn của thiên nhiên vũ trụ để nâng cao tầm vóc, kích thước nhân vật anh hùng của mình. Thế nhưng, nếu “chí làm trai” trong những câu thơ của “chinh phụ ngâm” là lập nên sự nghiệp là lưu danh, lập công với núi sông thì với “chí anh hùng” lập nên sự nghiệp lại là để yên bề gia thất. Có thể nói đúng như những lời nhận định của Hoài Thanh “Từ Hải hiện ra trong bốn câu đầu không phải người của một nhà, một họ, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương…” chỉ bằng ngòi bút xuất thần của thi nhân cùng với cái nhìn đầy trân trọng ngưỡng mộ dành cho nhân vật. Lời thơ tuy ít mà ý thơ thì trải ra đến vô cùng.

Lẽ thường, cuộc chia tay nào cũng đầy nước mắt, cũng đọng những dùng dằng chẳng nỡ của kẻ ở với người đi. Với Từ và Kiều cũng không phải là ngoại lệ. Nàng không muốn một thân một mình, giường đơn gối chiếc trong căn nhà lạnh lẽo, nàng một mực muốn được sẻ chia, được gánh vác sự nghiệp với Từ Hải. Lời lẽ nghe sao mà tha thiết thế:

Nàng rằng: “ Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cùng một lòng xin đi”

Kiều một lòng xin đi theo âu cũng là hợp tình hợp lí với đạo Nho truyền thống. Nho giáo viết đã phận nữ nhi “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phụ tử tòng tử”. Thế nhưng, trái với những mong mỏi của nàng, Từ ngay lập tức đáp lại:

Từ rằng: “Tam phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”

Mới nghe qua thì cứ nghĩ là một lời trách cứ nhưng đằng sau đó lại là lời động viên người tri kỉ của mình biết vượt lên những tình cảm thông thường để sánh cùng trí lớn của người anh hùng. Vì vậy, sau này khi nói về nỗi nhớ nhung da diết của Thúy Kiều dành cho Từ Hải, Nguyễn Du viết:

“Cánh hồng bay bổng tuyệt vời
Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm”

Nàng hướng con mắt về phương trời xa không chỉ để tìm kiếm một dáng hình thân thuộc khi xưa, đó còn là sự ngóng đợi vào sự nghiệp lớn lao mà Từ Hải đã dốc lòng dựng xây:

“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng cây rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”

Ngày chàng hoàn thành xong nghiệp lớn cũng sẽ chính là ngày chàng trở về đón nàng trong tư cách là một người chủ tướng chỉ huy mười vạn tinh binh với chiêng chống dậy đất, cờ quạt dậy đường. Những lời thốt lên từ người anh hùng không hề mang tính chất khoa trương mà đầy quả quyết chắc chắn thể hiện sự tự tin tuyệt đối của nhân vật vào cơ đồ mà mình tạo dựng. Niềm tin mãnh liệt của Từ truyền sang cho Kiều và lan tỏa ra khắp tất thảy bạn đọc.

Đoạn trích kết lại với hai câu thơ gây ấn tượng sâu đậm bở hình ảnh ước lệ:

“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

Trong thơ ca trung đại cổ điển ,hành động “dứt áo ra đi” không phải là quá xa lạ, nó mang tính chất lưu luyến bịn rịn chẳng nỡ rời xa. Thế nhưng, đặt trong đoạn trích và đặt trong hình tượng Từ Hải thì đó lại thể hiện sự mạnh mẽ, quyết đoán của bậc nam nhi. Phải chăng vì thế mà Nguyễn Du đã không chút do dự nâng nhân vật của mình lên, ví hình ảnh chàng lúc lên đường với hình ảnh chim bằng cất cánh bay vào muôn trùng dặm khơi? Hình ảnh đó phần nào thể hiện cái nhìn lãng mạn và khát vọng thoát khỏi thời đại mình- một tư tưởng tiến bộ vượt bậc so với những người đương thời.

Đoạn trích “Chí khí anh hùng” xây dựng hình tượng Từ Hải bằng bút pháp ước lệ hóa kết hợp với lối ngôn ngữ giàu sức gợi đã khẳng định rõ phẩm chất cốt lõi của người anh hùng không để tình cảm riêng rằng buộc chí lớn luôn luôn hành động đề hướng tới sự nghiệp cao cả, vĩ đại. Nhờ đó mà nhân vật có một sức sống đậm sâu trong lòng bạn đọc muôn đời.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư