Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích tính cách nhân vật "Chị Dậu" trong đoạn trích "Tức Nước Vỡ Bờ"

phân tích tính cách nhân vật "Chị Dậu" trong đoạn trích "Tức Nước Vỡ Bờ"
giúp với ạ chiều trả bài r.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
47
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong đoạn trích "Tức Nước Vỡ Bờ" của tác giả Nguyễn Huy Tưởng, nhân vật "Chị Dậu" được miêu tả là một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường và quyết đoán.

1. Mạnh mẽ: Chị Dậu là một người phụ nữ có tinh thần mạnh mẽ. Dù đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, chị không bao giờ đầu hàng. Chị Dậu đã tự mình nuôi dạy con cái và làm việc vất vả để kiếm sống. Điều này cho thấy tính cách mạnh mẽ và sự quyết tâm của chị.

2. Kiên cường: Chị Dậu có tính kiên cường và không bao giờ từ bỏ. Dù cuộc sống không mấy thuận lợi, chị luôn cố gắng vượt qua khó khăn và không bao giờ đổ lỗi cho số phận. Chị Dậu không chỉ là người mẹ đơn thân mà còn là người lao động chăm chỉ, không ngại làm việc vất vả để nuôi sống gia đình.

3. Quyết đoán: Chị Dậu là người có tính quyết đoán và biết đặt ra mục tiêu trong cuộc sống. Chị đã quyết định bán nhà để trả nợ cho con trai và tìm kiếm công việc mới để kiếm sống. Chị không ngại đối mặt với những khó khăn và luôn tìm cách giải quyết vấn đề một cách quyết đoán.

Tóm lại, nhân vật "Chị Dậu" trong đoạn trích "Tức Nước Vỡ Bờ" được miêu tả là một người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường và quyết đoán. Tính cách của chị Dậu được thể hiện qua sự mạnh mẽ trong cuộc sống, kiên cường đối mặt với khó khăn và quyết đoán trong việc đặt ra mục tiêu và giải quyết vấn đề.
2
0
Lượng
09/08/2023 09:51:59
+5đ tặng

Ngô Tất Tố đã xây dựng rất thành công người nông dân trước cách mạng tháng tám, những người nông dân nghèo khổ và chịu nhiều cực khổ, họ bị những tên quan lại áp bức bóc lột và áp bức đến tận xương tủy những hình ảnh đó đã thể hiện sâu sắc trong nhân vật chị Dậu trong tức nước vỡ bờ.

Những người nông dân nghèo khổ trong tác phẩm của Ngô Tất Tố đã thể hiện rất sâu sắc nó mang những nỗi thương xót cho số phận của người nông dân lúc bấy giờ, hình ảnh của người nông dân đó đã làm cho chúng ta có những nỗi lòng đồng cảm với họ, họ là những con người đại diện cho những người nghèo khổ và chịu nhiều đau đớn do cái nghèo đói gây ra, nhân vật chị Dậu là nạn nhân và là người bị tác động trực tiếp bởi những cách cai trị tàn bạo của những tên quan lại đó, chúng bắt nhân dân ta nộp sưu cao thuế nặng những hình ảnh đó đã chứng tỏ rằng bọn chúng không lo gì cho cuộc sống của nhân dân cả mà chỉ lo vào thực hiện mực đích của chúng, chị Dậu là một người nông bị nhiều đau đớn và tủi khổ trước cách mạng cả cuộc đời của người vẫn luôn bị đàn áp khổ cực, đó là điều thật đau đớn, nhưng chị là biểu hiện của sức mạnh người nông dân.

Chị dậu là một nhân vật cũng bị ảnh hưởng khá nặng nền khi chị vừa muốn làm tròn nghĩa vụ của một người vợ, một người mẹ nhưng khi chúng đến đánh đập anh Dậu, anh mới ốm dậy vẫn đang ngồi ăn bát cháo chưa kịp ăn thì bọn chúng đã đến và lôi anh ra ngoài đánh, những hành động của bọn chúng như hành động của những bọn không có đạo đức, hành động xấu xa của họ, mang lại cho chúng ta rất nhiều những cảm xúc riêng nó không chỉ dừng lại cho con người nhiều suy nghĩ và cảm xúc còn để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ riêng khi bọn chúng chỉ là những công cụ để thực hiện mực đích của những tên quan lại kia.

Hành động đó cũng thể hiện chúng chỉ là một mực đích và một công cụ để thực hiện, nhiều những hình ảnh hay đã thể hiện được điều đó mang những cung bạc riêng và những điều đó góp phần lớn cho chúng ta thấy rõ được bộ mặt của kẻ thù đó là những kẻ thù xấu xa và mong muốn của chúng để thực hiện mục đích kinh tế và bắt nhân dân dân ta đến tận xương tủy để có tiền nộp sưu thuế cho chúng, những hành động của chúng đã làm cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về những tội ác mà chúng gây ra, chị Dậu là một người đại diện cho sự quyết tâm chống lại kẻ thù, chị đã van xin bọn chúng cho khất lại sưu thuế chị nộp sau, và van xin đừng đánh anh Dậu, chị cũng bị đánh bụp bụp vào ngực, và còn bị bọn chúng tát vào mặt, hình ảnh đó đã thật đau thương khi người nông dân đã bị đối xử tàn nhẫn.

Cuộc sống đói khổ đã làm cho chị cảm thấy đau thương và tình thương đó đã đến giới hạn khi bọn chúng ra sức đánh anh Dậu, những cam chịu của chị đã đến giới hạn, chị vùng dậy chống lại bọn chúng, một người đàn bà nhưng có một sức mạnh to lớn, chị không chỉ đại diện cho những người nông dân bị áp bức bóc lột mà chị còn đại diện cho tinh thần dũng cảm đã biết vượt lên để đấu tranh những hành động đó đã mang cho người đọc về sự khâm phục đối với người phụ nữ này, để bảo vệ chồng của mình, chỉ đã chống lại sự áp bức của bọn chúng, những hành động đó đã tác động đếm sự quyết tâm chống lại bọn chúng.

Những người nông dân nghèo khổ đã bị hành hạ cả về thể xác và tinh thần còn bị bòn rút hết sức lực để nộp sưu thuế cho bọn chúng, những hình ảnh đó đã thể hiện những điều mà đáng nhẽ những người nông dân khác cũng cần góp sức để chống lại bọn chúng, chị là đại diện cho toàn thể nhân dân lúc bấy giờ dám đứng lên đấu tranh, khi mà bị áp bức đến tận cùng con người sẽ không thể chịu được những giới hạn đó mà tự khắc cũng đứng lên đấu tranh để bảo vệ lấy quyền lợi của mình, hành động của chị không chỉ giúp bảo vệ anh Dậu không bị đánh mà còn cảnh tỉnh những người nông dân đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của chính mình, những điều đó đã làm cho chúng ta cảm thấy tự hào về một con người như chị.

Những sự quyết tâm đứng lên đấu tranh đó đã bộc lộ rõ được tư tưởng mà thể hiện trong bài biết nhan đề của bài là tức nước vỡ bờ, nhan đề đó đã phần nào thể hiện được những điều mà tác phẩm thể hiện những chi tiết đặc sắc trong tác phẩm thể hiện những điều quan trong trong tâm hồn của con người mỗi người đều phải quyết tâm bảo vệ lấy chính quyền lợi của mình không để những tên tham quan ô lại dùng để làm mục đích cho chúng, hành động của chị Dậu đã thể hiện được nhan đề tức nước vỡ bờ khi áp bức đến tột cùng chị sẽ đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của chính mình và mọi người.            

Chị Dậu là một nhân vật tiêu biểu chi người nông dân trước cách mạng chị địa diện cho những con người kiên cường biết đứng lên đấu tranh chống lại cái ác cái xấu để bảo vệ cho quyền lợi của nhân dân nói chúng và cho chồng của chị nói riêng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nam
09/08/2023 09:53:20
+4đ tặng

Ngô Tất Tố (1893 – 1954) là một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước cách mạng. Sau cách mạng, ông tận tụy trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp và ông đã hy sinh trên đường công tác ở sau lưng địch. “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích thuộc chương XVIII của tiểu thuyết “Tắt đèn”. Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố, và cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Hình ảnh chị Dậu trong đoạn trích là tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.

Không khí ngột ngạt của làng quê nghèo trong nạn sưu thuế như một nỗi ác mộng nhấn chìm sự sống của anh chị Dậu. Gia đình chị Dậu được gắn cho một cái mác là "nhất nhì trong hạng cùng đinh". Chị đã đã bán hết những thứ có thể bán, bán từ những củ khoai, cả đàn chó mới đẻ. Rồi chị cùng cực đến mức phải bán cả đứa con gái đầu lòng cho nhà Nghị Quế nhưng vẫn chưa thể thoát ra khỏi thảm cảnh này. Hàng ngày, chị chạy ngược chạy xuôi để có đủ tiền đóng sưu thuế cho chồng và cả người chú đã chết lâu năm. Thật tàn ác khi sưu cho người sống đã nặng, giờ còn phải gánh cả sưu cho người chết.

Mọi cử chỉ, hành động mà chị dành cho chồng đều thể hiện được nét đẹp của chị, đó là một người phụ nữ hiền thục, yêu thương chồng con hết mực. Trong khi đó, anh Dậu cũng đang trải qua một trận ốm rề rề nhưng vẫn phải chịu đựng những cơn đánh đập, bắt trói và hành hạ bất cứ khi nào. Chị Dậu thấy anh Dậu nhịn suốt sáng hôm qua đến giờ nên muốn chồng ăn một chút cháo vừa mới nấu xong. Chị ngồi bên cạnh chờ chồng xem chồng ăn có ngon miệng không, nói với chồng bằng những lời nhẹ nhàng âu yếm. Thân hình uể oải vừa ngẩng đầu lên thì đã bị mấy tên cai lệ sầm sập tiến vào, anh Dậu hoảng sợ và run rẩy cầm bát chào. Lúc này, một mình chị Dậu như gánh vác tất cả những nỗi lo toan ấy. Chị hiện lên với hình tượng của một người phụ nữ đảm đang, dịu hiền và tình nghĩa. Chị cũng vừa lo lắng, thấp thỏm và thắp lên một chút hy vọng le lói.

Trước hoàn cảnh ấy, chị Dậu phải một mình đối phó với bọn tay sai. Ban đầu, chị van xin tha thiết với thái độ lo sợ, lễ phép. mong rằng tên cai lệ còn chút lương tâm. Cách xưng hô của chị thể hiện sự khéo léo và chân thành của chị: "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!". Nhưng có vẻ như mọi thứ đều không khả quan, tên cai lệ không thèm nghe cũng chẳng để ý gì đến chị. Hắn đáp lại chị bằng những cái “bịch” vào ngực, “bốp” vào mặt chị. Xong rồi hắn hừng hực lao về phía anh Dậu. Dường như, điều này đã vượt quá giới hạn của chị. Chị liền đứng phắt dậy, không một chút run sợ chị liều mạng cự lại: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !". Chị không chỉ nói suông mà còn dùng hành động để đáp trả. Khi bọn cai lệ sấn vào anh Dậu, chị liền thẳng tay xông vào túm cổ tên cai lệ, ấn dúi hắn ra cửa. Chị quyết liệt chống lại và nghiến hai hàm răng với thái độ căm tức, khinh bỉ, như một sự thách thức với bọn cai lệ: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”.

Có thể thấy rằng, cách xưng hô của chị đã hoàn toàn thay đổi, từ thái độ cầu khẩn chị chuyển sang thái độ thách thức, phản kháng bất chấp tất cả. Chị Dậu đã xác định rõ ràng: "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được". Vị thế của chị Dậu đã hoàn toàn chuyển biến để đấy lý và đè bẹp đối phương. Dường như, Ngô Tất Tố đã chỉ ra một quy luật tất yếu rằng: “Có áp bức, có đấu tranh”.

“Con giun xéo lắm cũng quằn”, con người khi đạt đến một giới hạn nào đó thì tất yếu sẽ chống trả. Ngô Tất Tố đã thực sự thành công với hình tượng chị Dậu. Chị là một người nông dân với bản tính hiền dịu, mộc mạc cùng với đức hy sinh cao cả. Chị có lòng yêu thương chồng con hết mực và chị sẵn sàng phản kháng, đấu tranh để chống lại sự áp bức, bóc lột. Chị chính là nhân tố để “Tắt đèn” tỏa sáng giữa bầu trời văn học Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư