Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cảm nhận của em về ngòi bút tả cảnh của tác giả Nguyễn Tuân

Trình bày cảm nhận của em về ngòi bút tả cảnh của tác giả Nguyễn Tuân . Em thích nhất cảnh nào trong bài văn ?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
127
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Em cảm nhận rằng ngòi bút tả cảnh của tác giả Nguyễn Tuân rất tinh tế và sắc sảo. Ông biết cách sử dụng từ ngữ và hình ảnh một cách khéo léo để tạo nên những bức tranh sống động trong lòng người đọc.

Trong bài văn, em thích nhất cảnh mô tả về cánh đồng lúa chín vàng. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ tươi sáng và màu sắc rực rỡ để tạo nên hình ảnh đẹp mắt và thú vị. Em có thể cảm nhận được hương vị của những cây lúa chín màu vàng, cảm giác mát mẻ của gió nhẹ thổi qua cánh đồng, và cảm xúc hạnh phúc khi được ngắm nhìn cảnh tượng này.

Cảnh đồng lúa chín vàng cũng mang đến cho em một cảm giác yên bình và thanh thản. Em có thể tưởng tượng mình đang đứng giữa cánh đồng, ngắm nhìn những hàng lúa chín màu vàng trải dài đến tận chân trời. Cảnh tượng này giúp em thư giãn và tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống.

Từng chi tiết trong cảnh đồng lúa chín vàng được tác giả miêu tả rất chi tiết và chân thực. Em có thể nhìn thấy những bông lúa chín màu vàng như những đóa hoa rực rỡ, những cánh đồng mênh mông trải dài đến tận chân trời. Từng cọng lúa nhẹ nhàng chao động dưới ánh nắng mặt trời, tạo nên một cảnh tượng sống động và đẹp mắt.

Tổng quan, em rất thích cảnh mô tả về cánh đồng lúa chín vàng trong bài văn của tác giả Nguyễn Tuân. Cảnh tượng này không chỉ đẹp mắt mà còn mang đến cho em một cảm giác yên bình và thanh thản.
1
1
+5đ tặng

Bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân là một tác phẩm đặc sắc mà ở đó đoạn tả mặt trời mọc trên biển đã gây cho em sự thích thú, ham mê và trí tưởng tượng sâu sắc nhất.

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

Rạng đông được tác giả miêu tả trong một câu rất súc tích và giàu sức gợi cảm. Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi- Cảnh rất thực mà đẹp thần tiên, trong trẻo, tinh khiết. Nguyễn Tuân đã khéo léo, tinh tế tạo ra cái “phông”, cái nền cho vầng dương hiện trên mặt biển: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng ở đây thật là đặc sắc, vừa rất thực mà cũng rất mơ, rất kì ảo. “Thực” là vì qua làn hơi nước của mặt biển, mắt thường có thể nhìn rõ hình dáng “tròn trĩnh” của vầng thái dương. Mặt trời lúc ấy dịu êm, chưa chói loá, chưa làm nhức mắt, khiến cho người ta có thể ngắm nhìn và có cảm giác vầng mặt trời hiền hoà phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh “rất mơ” rất kì ảo vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của tác giả. Không dừng ở đó, óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của Nguyễn Tuân đã biện những lời văn miêu tả của ông thành một bức tranh sơn mài tráng lệ. Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và màu sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực. Người đọc chưa hết sững sờ trước hình ảnh so sánh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, thì lại sững sờ trước một vẻ đẹp kì ảo khác: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bâng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Ba tính từ đặt liên tiếp cạnh nhau (hồng hào, thăm thẳm, đường bệ) có tác dụng tả màu sắc, trạng thái, hình dáng mặt trời làm cho nó nổi bật lên trên cái mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Màu hồng và màu ánh bạc là hai màu sắc có sức gợi cảm của tranh sơn mài, cũng là hai màu sắc chủ đạo của bức tranh này.

Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả là tặng vật vô giá của thiên nhiên ban cho người lao động suốt đời gắn bó với biển cả. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Câu văn đẹp, một vẻ đẹp cổ điển, mẫu mực. Hình ảnh so sánh vầng mặt trời và bầu trời trên biển Cô Tô như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh... là một hình ảnh hết sức trang trọng, uy nghi, lộng lẫy và giàu chất nhân bản vì nó hướng tới “Con người”, vì “Con người”, kính trọng người lao động. Ta như có cảm giác thiên nhiên vĩ đại đang tự đẹp lên vì “Con người”, đang cung kính dâng lễ phẩm trong buổi lễ mừng thọ tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Và cùng lúc, chúng ta đón nhận mâm lễ phẩm của Nguyễn Tuân, một mâm lễ phẩm sang trọng, ông dâng cho muôn thuở văn chương: những trang viết tài hoa, huy hoàng của ông! Đến đây, người đọc cảm phục Nguyễn Tuân vì tài văn chương mà cũng vô cùng kính trọng cái “tâm” rất đẹp của ông. Cái “Tâm” rất đẹp của Nguyễn Tuân luôn hướng về người dân lao động của đất nước mình.

Bức tranh bình minh trên biển Cô Tô sẽ giảm đi rất nhiều vẻ đẹp nếu như nhà văn không điểm vào đó mấy cánh chim không khi nào thiếu vắng trên biển. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Đôi nét chấm phá cuối cùng đã hoàn tất bức tranh, làm cho bức tranh sống động, đầy chất thơ. Đây là những cánh chim xưa thường chấp chới, sáng lên trong những áng thơ cổ điển. Trong đoạn văn này, những cánh chim biển nhỏ nhoi có tác dụng rất lớn: nó thổi hồn thơ vào văn xuôi. Phải chăng đó là nét tài hoa của ngòi bút văn chương Nguyễn Tuân.

Em chưa một lần được ngắm cảnh bình minh ở biển. Nhờ đoạn kí của Nguyễn Tuân đã giúp em chiêm ngưỡng, thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và kì diệu của mặt trời mọc trên biển Cô Tô. Cảm ơn nhà văn với trí sáng tạo đã khám phá, đã “vẽ” lên trong văn chương vẻ đẹp của Cô Tô, giúp ta thêm yêu vùng đảo xa xôi này. Cảm ơn Nguyễn Tuân đã dạy ta cả cách đến với “Cái đẹp”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Lê Nhi
05/12/2023 08:06:30
+4đ tặng

Dòng sông gợi cảm, trữ tình và nên thơ sau khi đã đi qua thác ghềnh. Sông Đà tạo thành chất men say cho cuộc sống của con người Tây Bắc. Từ nhiều góc nhìn khác nhau, Nguyễn Tuân đã có những phát hiện mới mẻ về vẻ thi vị, yên ả của con sông này. Qua bao thác ghềnh, con sông trở nên hiền hòa, mềm mại, uyển chuyển hơn bao giờ hết.

Từ trên tàu bay nhìn xuống, Tây Bắc như người thiếu nữ duyên dáng, yêu kiều mà sông Đà chính là áng tóc mềm mượt của người con gái khao khát thanh xuân này. Nguyễn Tuân nhìn thấy dòng chảy uốn lượn của con sông Đà tựa như áng tóc buông dài vắt ngang qua núi rừng hùng vĩ. Nhà văn đã dùng câu văn dài hơi, hạn chế ngắt quãng để gợi tả độ dài của sông Đà, của mái tóc thiếu nữ. Đồng thời, sử dụng từ ngữ mượt mà cũng là cách để nhà văn gợi tả cái dòng chảy êm đềm của con sông mang linh hồn Tây Bắc: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.”. Hai từ “tuôn dài” được đặt kề nhau không phải là lỗi lặp từ của Nguyễn Tuân, đó là là cách để dòng sông trong đôi mắt của ông “tuôn dài” giữa núi rừng, giữa lòng người lao động. Nhà văn khéo léo gợi lại thần sắc mây trời Tây Bắc, màu hoa hoa trắng xóa, hoa gạo đỏ tươi đặc trưng cho miền núi rừng hùng vĩ này. Khói núi Mèo mà người đồng bào đốt nương mỗi khi Tết đến cũng khiến lòng người nao lòng đến lạ. Tây Bắc muôn đời vẫn đẹp, sông Đà dẫu hung hãn đến đâu cũng có đoạn yêu kiều, diễm lệ như cô gái cháy bùng sức trẻ trong khoảnh khắc thanh xuân.

Nhìn sông Đà từ nhiều thời điểm khác nhau, nhà văn phát hiện màu nước sông Đà thay đổi theo mùa, mỗi mùa lại mang một vẻ đẹp riêng. Nguyễn Tuân đặc biệt chú trọng sắc nước sông Đà ở hai mùa: xuân và thu. Hai mùa để thương để nhớ, để nhà văn ngắm nhìn và gợi tả cái dòng nước u huyền, ngọt ngào mang đặc trưng riêng biệt: “Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà.” Tây Bắc vào xuân, sự biến ảo của đất trời, thiên nhiên khiến sắc nước sông Đà cũng xanh trong kì lạ: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô”. Màu xanh “ngọc bích” khiến dòng nước không chỉ xanh mà còn trong vắt, long lanh như tấm gương phản chiếu vẻ đẹp của đất trời nơi đây. Đến khi Tây Bắc vào thu, vẻ trầm mặc của thiên nhiên khiến dòng nước sông đỏ hẳn đi: “Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì ruợu bữa, lù lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mổi độ thu về”. Cách so sánh màu nước sông Đà mùa thu với màu da của một người nghiện rượu khiến dòng sông có sắc thái, có linh hồn, có xúc cảm hơn. Màu nước này cũng giống như cái màu đỏ giận dỗi, hờn trách “của một người bất mãn, bực bội gì mỗi độ thu về”. Nhà văn khéo léo khi so sánh dòng sông với con người, khéo léo trao thần sắc, tâm trạng của con người vào dòng sông vô tri, vô giác.

Nguyễn Tuân nhìn sông Đà như một “cố nhân”. Nhà văn kể lại nỗi thèm thuồng khoảng không gian thoáng đãng trên sông Đà khi ông lạc vào rừng sâu Tây Bắc. Nhớ sông Đà, Nguyễn Tuân lặn lội đi tìm con sông như tìm một người bạn. Và rồi sông Đà hiện hình trước mắt ông mà dấu hiệu nhận biết chính là “cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Cảm xúc của người lâu ngày gặp lại sông Đà “vui như thấy giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Rõ ràng, sông Đà chính là người bạn của Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân lại thay đổi điểm nhìn của mình, đặt mình trong vị trí của người khách hải hồ đi thuyền trên sông Đà, từ đó có những phát hiện độc đáo về cảnh vật hai bên bờ sông. “Thuyền tôi trôi trên sông Đà”, sáu thanh bằng trong một câu văn khiến nó mượt mà hẳn đi như đích thị chiếc thuyền chở người du khách đang trôi trên dòng nước êm ái. Trước mắt nhà văn, cảnh vật ven sông “lặng tờ”. Dường như nhà văn đang sống ở một thời đại nào đó xa xôi lắm, xưa cổ lắm, không có tiếng âm thanh của cộ xe, của súng đạn. Một nỗi hồ nghi gợn lên trong lòng người nghệ sĩ: “Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lên, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi”. Bao thời đại trôi qua dòng sông Đà vẫn lặng tờ, lim dim mơ màng giữa núi rừng Tây Bắc. Hai bên bờ sông, cảnh vật yên ả, thanh bình, tràn trề nhựa sống như đang bắt đầu vào mùa sinh sôi nảy lộc. Một nương ngô hiện ra trước mắt nhà văn, ngô chưa ra trái, ngô chỉ mới “nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa”. Trên đồi, cỏ gianh xanh mơn mởn đang phun trào những lộc búp: “cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp”. Có một đàn hươu thơ ngộ đang “cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”. Ôi khung cảnh an yên quá đỗi. Ngay cả cử chỉ cúi đầu nhai cỏ của đàn hươu cũng thật nhẹ nhàng, trầm lắng. Chữ “ngốn” gợi tả sự non tơ của cỏ gianh, sự hiền lành đến dễ thương của đàn hươu nào đó sống bên bờ sông Đà, bãi sông Đà. Cảnh vật hai bên bờ sông hiện lên như một bức tranh rất đỗi thần tiên “không một bóng người”. Chưa dừng lại ở đó, nhà văn còn miêu tả sự hoang sơ, cổ kính của quãng sông này. Bờ sông Đà nguyên sơ như chưa có đôi bàn tay nào đến đây khai phá, để rồi: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.

Đúng rồi, đây là một bờ sông trong câu chuyện cổ tích năm nào ta nghe kể. Tĩnh vắng như vậy, hoang sơ như vậy thì còn gì mà không phải nữa chứ? Đoạn văn miêu tả cảnh hai bên bờ sông Đà có lẽ là đoạn văn mượt mà, ngọt ngào và thơ mộng nhất trong tác phẩm. Câu văn mang dáng dấp mềm mại, êm trôi, không khí mơ màng khiến người đọc đắm say ngây ngất.

Lê Nhi
Nếu thấy hay nhớ like + chấm điểm nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×