Bài làm
Truyện cười là những câu chuyện gây cười, và đằng sau tiếng cười đó chính là lời đả kích, châm biếm và lên án sâu cay của dân gian đối với một bộ phận, một tầng lớp nào đó trong xã hội. Truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” là câu chuyện giàu ý nghĩa như thế. Câu chuyện phản ánh thói tham nhũng, tham lam vô độ của tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến.
Câu chuyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” kể chyện hai người đàn ông là Cải và Ngô vì đánh nhau nên đã dẫn nhau đi kiện. Và câu chuyện đã phản ánh một cách chân thực và rõ nét xã hội phong kiến lúc bấy giờ: cả hai cùng đi lo lót quan trên để đỡ bị đánh đau, đánh nhiều.
Cải đã lo lót trước 5 đồng và yên tâm rằng thầy Lí sẽ xử nhẹ. Còn Ngô thì lo lót 10 đồng, nhiều gấp đôi Cải. Thầy Lí vẫn xử nhẹ cả hai, và phạt Cải đến chục roi. Lúc tình thế bức bách, Cải đã xỏe 5 ngón tay nhắc thầy Lí số tiền đã lo lót từ trước. Nhưng thầy Lí lại lấy nàn tay trái úp lên bàn tay phải muốn nói rằng số tiền của Ngô nhiều hơn gấp đôi. Tình huống này khiến cho Cải sửng sổ. Hơn hết tình tiết gây cười nhưng giàu sức châm biếm là ở lời nói của thầy Lí “Tao biết mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày”. Một câu nói ám chỉ, tuy nhiên lại có ý bảo rằng mày lo lót rồi nhưng đứa khác còn lo lót nhiều hơn mày. Công lí, công bằng dường như nằm ở đồng tiền, và ai nhiều tiền hơn thì kẻ đó sẽ thắng. Trong xã hội phong kiến, đồng tiền chính là thước đo của công lí.
Câu chuyện tình huống của Cải và Ngố chính là “thời cơ đục khoét” cho những kẻ tham ô như thầy Lí có cái cớ để ăn tiền, để bòn rút của dân. Cải và Ngố là những nạn nhưng, nhưng đồng thời lại là mồi lửa dẫn đến nạn tham nhũng đến trơ trẽn, thậm tệ. Cả Cải và Ngố đều muốn được giảm hình phạt nên đã lo lót tiền trước. Nhưng ai ngờ thầy ăn tiền cả hai, vẫn xử phạt cả hai; tuy nhiên nương nhẹ kẻ đút lót nhiều tiền hơn.
Đây chính là những hiện tượng nham nhảm trong xã hôi phong kiến ở tầng lớp quan lại. Họ là cha mẹ của dân, phải lo trăm chuyện nhưng lại không hoàn thành trách nhiệm; ngược lại bòn rút của dân đến thê thảm.
Câu chuyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày” không những gây cười ở tình huống xử phạt của thầy Lí mà còn muốn hướng đến tệ nạn tham nhũng, vơ vét của dân quá tàn nhẫn của quan lại. Bộ mặt nhơ nhuốc của thấy Lí nói riêng và của quan lại phong kiến nói chung được lột tả một cách chân thực qua cách xử kiện lố lăng của thầy Lí.
Trong xã hội phong kiến, tiền bạc dường như là thước đo của công lí, dồn người nông dân vào bước đường cùng. Chính dân là những nạn nhân, là chất xúc tác tạo nên những tệ nạn không đáng có trong xã hội. Và nó tạo thành thói quen khó bỏ cho những bọn tham quan ô lại.
Câu chuyện “Nhưng nó phải bằng hai mày” lên án một bộ phận, tầng lớp quan lại thối nát trong xã hội coi đồng tiền là tất cả; đồng tiền có thể đổi trắng thay đen, xoay chuyển công lí. Đó là những người sẵn sàng đẩy dân đen vào những con đường trái ngang và bất hạnh.
Như vậy “Nhưng nó phải bằng hai mày” đã để lại trong lòng người đọc nhiều bài học cũng như nhiều cách nhìn nhận mới về bọn quan lại trong xã hội phong kiến. Nhân dân muốn ổn định nhưng họ lại đục khoét, vơ bét một cách trắng trợn như thế. Đó cũng chính là thông điệp mà dân gian muốn nhắn gửi.