Một trong những vấn đề xã hội nổi cộm nhất xảy ra trong mùa hè đó chính là vấn đề trẻ em bị đuối nước. Qua những phương tiện báo đài và truyền thông, ta có thể thấy tỷ lệ trẻ em đuối nước và tai nạn thương tích xảy ra khá phổ biến, nhất là ở những vùng nông thôn vào thời điểm mùa hè. Theo em, để ngăn chặn tai nạn thương tích đuối nước ở trẻ em là một việc vô cùng quan trọng và cấp bách của toàn xã hội và cộng đồng.
Việc trẻ em đuối nước xảy ra phổ biến ở những vùng nông thôn vào thời điểm mùa hè. Đây chính là thời điểm mà các bạn học sinh được nghỉ hè, được đi chơi và nhiều khi không có sự giám sát của bố mẹ. Đồng thời, ở các vùng quê, những ao hồ vẫn còn rất nhiều hoặc có cả những bãi tắm dân sinh tự phát không nằm trong quyền kiểm soát và giám sát của lực lượng cứu hộ đuối nước. Xuất phát từ việc vui đùa cùng bạn trong mùa hè, các em không được học bơi bài bản có thể dẫn tới hiện tượng đuối nước và những tai nạn đau lòng vô cùng. Có những em bị chuột rút hoặc kiệt sức khi tắm ở sông hoặc có những em bị sóng biển cuốn ra xa không kịp cứu. Có những em may mắn khi có người lớn cứu hoặc nhận được sự giúp đỡ từ các bạn khác. Vụ việc đau lòng nhất gần đây đó là nam sinh Nghệ An đã hy sinh để cứu ba nữ sinh suýt chết đuối ở Huế. Sự hy sinh của sinh viên Nguyễn Văn Nhã cùng với những câu chuyện khác nữa đều là những câu chuyện đau lòng và là hồi chuông cảnh báo về sự giám sát của phụ huynh, của bố mẹ, của toàn thể cộng đồng đối với việc trẻ em tự ý đi chơi, đùa nghịch ở những bãi tắm, ao hồ sông suối như vậy. Trẻ em là mầm măng của đất nước, các em có quyền được vui chơi trong an toàn và lành mạnh. Những tai nạn thương tích chính là những điều đau lòng không ai mong muốn. Và để ngăn chặn, nhà nước, xã hội và cộng đồng, gia đình đều cần can thiệp ngăn chặn việc cho các em tắm ở những địa điểm nguy hiểm như vậy. Các em cần được vui chơi lành mạnh, nên được đi bơi ở bể bơi, có sự giám sát và cứu hộ của lực lượng cứu hộ khi cần thiết. Sự giám sát của bố mẹ và gia đình sẽ tạo sự an toàn khi vui chơi của các em nhỏ.
Tóm lại, hiện tượng đuối nước là một tai nạn thương tích đau lòn, gây ra biết bao mất mát cho chính các em và gia đình các em. Vì các em xứng đáng được vui chơi an toàn, bổ ích nên bố mẹ, gia đình và toàn xã hội hãy luôn có những hành động ngăn chặn tai nạn đuối nước và tạo những bể bơi an toàn, lành mạnh cho các em trong mùa hè này.
Một trong những vấn đề xã hội nổi cộm nhất xảy ra trong mùa hè đó chính là vấn đề trẻ em bị đuối nước. Qua những phương tiện báo đài và truyền thông, ta có thể thấy tỷ lệ trẻ em đuối nước và tai nạn thương tích xảy ra khá phổ biến, nhất là ở những vùng nông thôn vào thời điểm mùa hè. Theo em, để ngăn chặn tai nạn thương tích đuối nước ở trẻ em là một việc vô cùng quan trọng và cấp bách của toàn xã hội và cộng đồng.
Việc trẻ em đuối nước xảy ra phổ biến ở những vùng nông thôn vào thời điểm mùa hè. Đây chính là thời điểm mà các bạn học sinh được nghỉ hè, được đi chơi và nhiều khi không có sự giám sát của bố mẹ. Đồng thời, ở các vùng quê, những ao hồ vẫn còn rất nhiều hoặc có cả những bãi tắm dân sinh tự phát không nằm trong quyền kiểm soát và giám sát của lực lượng cứu hộ đuối nước. Xuất phát từ việc vui đùa cùng bạn trong mùa hè, các em không được học bơi bài bản có thể dẫn tới hiện tượng đuối nước và những tai nạn đau lòng vô cùng. Có những em bị chuột rút hoặc kiệt sức khi tắm ở sông hoặc có những em bị sóng biển cuốn ra xa không kịp cứu. Có những em may mắn khi có người lớn cứu hoặc nhận được sự giúp đỡ từ các bạn khác. Vụ việc đau lòng nhất gần đây đó là nam sinh Nghệ An đã hy sinh để cứu ba nữ sinh suýt chết đuối ở Huế. Sự hy sinh của sinh viên Nguyễn Văn Nhã cùng với những câu chuyện khác nữa đều là những câu chuyện đau lòng và là hồi chuông cảnh báo về sự giám sát của phụ huynh, của bố mẹ, của toàn thể cộng đồng đối với việc trẻ em tự ý đi chơi, đùa nghịch ở những bãi tắm, ao hồ sông suối như vậy. Trẻ em là mầm măng của đất nước, các em có quyền được vui chơi trong an toàn và lành mạnh. Những tai nạn thương tích chính là những điều đau lòng không ai mong muốn. Và để ngăn chặn, nhà nước, xã hội và cộng đồng, gia đình đều cần can thiệp ngăn chặn việc cho các em tắm ở những địa điểm nguy hiểm như vậy. Các em cần được vui chơi lành mạnh, nên được đi bơi ở bể bơi, có sự giám sát và cứu hộ của lực lượng cứu hộ khi cần thiết. Sự giám sát của bố mẹ và gia đình sẽ tạo sự an toàn khi vui chơi của các em nhỏ.
Tóm lại, hiện tượng đuối nước là một tai nạn thương tích đau lòn, gây ra biết bao mất mát cho chính các em và gia đình các em. Vì các em xứng đáng được vui chơi an toàn, bổ ích nên bố mẹ, gia đình và toàn xã hội hãy luôn có những hành động ngăn chặn tai nạn đuối nước và tạo những bể bơi an toàn, lành mạnh cho các em trong mùa hè này.