Chỉ ra các biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh được nhà thơ Bảo Ngọc sử dụng trong bài thơ Nắng hồng? Hãy phân tích tác dụng của một phép tu từ so sánh mà em ấn tượng nhất trong bài thơ.
Nắng hồng
Cả mùa đông lạnh giá
Mặt Trời trốn đi đâu
Cây khoác tấm áo nâu
Áo trời thì xám ngắt.
Se sẻ giấu tiếng hát
Núp sâu trong mái nhà
Cả chị ong chăm chỉ
Cũng không đến vườn hoa.
Mưa phùn giăng đầy ngõ
Bảng lảng như sương mờ
Bếp nhà ai nhóm lửa
Khói lên trời đung đưa.
Ngõ quê in chân nhỏ
Lối quê gió lạnh đầy
Nép mình trong áo ấm
Vẫn cóng buốt bàn tay.
Màn sương ôm dáng mẹ
Chợ xa đang về rồi
Chiếc áo choàng màu đỏ
Như đốm nắng đang trôi.
Mẹ bước chân đến cửa
Mang theo giọt nắng hồng
Trong nụ cười của mẹ
Cả mùa xuân sáng bừng.
( Bảo Ngọc
In trong Gõ cửa nhà trời, NXB Kim Đồng, 2019)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
−- Những BPTT có trong bài thơ "Nắng Hồng" của Bảo Ngọc :
++ So sánh :
Bảng lảng như sương mờ : so sánh hình ảnh "mưa phùn" giống như "sương mù"
Chiếc áo choàng màu đỏ/như đốm nắng đang trôi : so sánh hình ảnh "ào choàng đỏ" với "đốm nắng" (có kết hợp BPTT nhân hóa hình ảnh "đốm nắng đang trôi" )
++ Nhân hóa :
Mưa phùn giăng đầy ngõ : nhân hóa với động từ "giăng"
Màn sương ôm dáng mẹ : nhân hóa với động từ "ôm"
Đốm nắng đang trôi : nhân hóa với động từ "trôi"
mặt trời trốn đi đâu : nhân hóa với động từ "trốn"
cây khoác tấm áo nâu : nhân hóa với động từ "khoác" và danh từ "áo nâu"
Se sẻ giấu tiếng hát/ Núp sâu trong mái nhà : nhân hóa với động từ "giấu", "núp"
Chị ong chăm chỉ : nhân hóa với đại từ "chị", tính từ "chăm chỉ"
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |