Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đoạn thẳng AB = 36cm được chia thành 4 đoạn thẳng có độ dài không bằng nhau là các đoạn thẳng AM, MN, NP và PB. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng AM, MN, NP và PB. Biết độ dài của đoạn thẳng EH = 30cm. Tính độ dài của đoạn thẳng FG

Bài 1: Đoạn thẳng AB = 36 cm được chia thành 4 đoạn thẳng có độ dài ko bằng nhau là các đoạn thẳng AM,MN,NP và PB. Gọi E,F,G,H theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng AM,MN,NP và PB. Biết độ dài của đoạn thẳng EH =30 cm. Tính độ dài của đoạn thẳng FG
Bài 2: Các điểm A,B,C nằm trên 1 đường thẳng . Các điểm M,N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AB và AC . Chứng tỏ rằng : BC = 2MN . Bài toán có mấy trường hợp , hãy chứng tỏ từng trường hợp đó
Bài 3: Cho 3 điểm M,N,O : biết độ dài của 3 đoạn thẳng đó là MN = 5)cm , NO = 4 cm , MO = 3 cm
a) Điểm O có nằm giữa 2 điểm M và N ko ? Vì sao?
b) Ba điểm M,N,O có thẳng hàng ko ? vì sao ?
Bài 4. Cho đoạn thẳng AB = 4 cm. Trên tia đối tia BA lấy điểm C sao cho BC = 5 cm. Trên tia đối của tia CB lấy điểm D sao cho CD = 4 cm.
a) Hãy chứng tỏ 4 điểm A,B,C,D thẳng hàng
b) So sánh độ dài đoạn thẳng AC và BD
c) Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng BC thì I có phải là trung diểm có phải trung điểm của đoạn thẳng AD ko ? Tại sao?
Bài 5. Đoạn thẳng AB có độ dài bằng a được chia thành 3 đoạn thẳng bởi 2 điểm chia P,Q theo thứ tự là đoạn AP, PQ, và QB sao cho AP = 2PQ = 2 QB. Tìm khoảng cách giữa
a) Điểm A và điểm I là trung điểm của QB
b) Điểm E là trung điểm của AP và điểm I​
9 trả lời
Hỏi chi tiết
6.550
11
6
$$$$$$
01/01/2019 10:26:05

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
4
Nguyễn Thành Trương
01/01/2019 12:09:48
4
3
Nguyễn Thành Trương
01/01/2019 12:13:09
2) Khi vẽ hình có hai trường hợp:
- Trường hợp 1( H.a) : Hai điểm B và C ở cùng phía với A, tức là hai tia AB và AC trùng nhau.
Trường hợp này có thể chia làm hai trường hợp nhỏ là : AB > AC, AC > AB ( hai trường hợp chứng minh tương tự ).
Ta chứng tỏ AB < AC:
N là trung điểm của AC, nên : AN = AC/2 (1)
M là trung điểm của AB, nên : AM = AB/2 (2)
Từ (1) và (2) ta có :
AN - AM = AC/2 - AB/2 = AC - AB/2 (3)
Ta xét AB < AC, nêm điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
Ta có : AC = AB + BC => BC = AC - AB (4)
AB < AC => AM < AN nên điểm M nằm giữa hai điểm A và N.
Ta có AN = AM + MN => MN = AN - AM (5)
Thay (4) và (5) vào (3), ta có: MN = BC/2 hay BC = 2MN
6
1
Nguyễn Thành Trương
01/01/2019 12:15:48
2) - Trường hợp 2 ( H.b) : Hai điểm B và C thuộc hai tia đối AB và AC. Suy ra hai trung điểm cũng thuộc hai tia đối nhau.
M là trung điểm của AB, nên: AM = AB/2 (6)
N là trung điểm của AC, nên : AN = AC/2 (7)
Từ ( 6) và (7) có :
AM + AN = AB + AC/2 (8)
Mà AB và AC là hai tia đối nhau, nên điểm A nằm giữa hai điểm B và C.
Ta có : BC = BA + AC (9)
M ∈ AB và N∈ AC là hai tia đối, nên điểm A nằm giữa hai điểm M và N và ta có :
MN = AM + AN (10)
Thay (9) và (10) vào (8), ta có: Mn = BC/2 hay BC = 2MN.
5
1
4
0
Nguyễn Thành Trương
01/01/2019 12:18:47
5) Ghép vào chung đi AD
3
0
Nguyễn Thành Trương
01/01/2019 12:20:11
4
a) Tia BC là tia đối của tia BA, nên ba điểm A, B, C thẳng hàng (cùng nằm trên đường thẳng đi qua B và C).
Tia CB là tia đối của tia CD nên ba điểm B, C, D thẳng hàng (cùng nằm trên đường thẳng đi qua B và C).
Vậy A và D cũng nằm trên đường thẳng qua B và C, nên bốn điểm A, B, C, D thẳng hàng.
1
1
Nguyễn Thành Trương
01/01/2019 12:20:37
4)
b) Tia BC là tia đối của tia BA, nên điểm B nằm giữa hai điểm A và C.
Ta có : AC = AB + BC.
Thay số ta có : AC = 4 + 3 = 7 (cm).
Tia CB là tia đối của tia CD, nêm điểm C nằm giữa hai điểm B và D.
Ta có : BD = BC + CD.
Thay số ta có : BD = 3+4 = 7 (cm).
Vậy AC = BD = 7 cm.
c) I là trung điểm của BC, suy ra :
BC = IC = 3/2 = 1,5 (cm)
Từ đó ta tính được độ dài đoạn AI và ID để suy ra AI = Id và kết luận I cũng là trung điểm của đoạn AD.
2
0
Nguyễn Thành Trương
01/01/2019 12:21:47
3)
a) Giả sử điểm O nằm giữa hai điểm M và N, ta có : MN = MO + ON.
Thay số vào ta có : 5 = 3 + 4 => vô lí.
Vậy, O không thể nằm giữa hai điểm M và N.
b) Giả sử điểm M nằm giữa hai điểm O và N, ta có : ON = OM + MN.
Thay số vào ta có 4 = 3 + 5 vô lí.
Giả sử điểm N nằm giữa hai điểm còn lại là O và M, ta có :
OM = ON + NM.
Thay số vào ta có 3 = 4 + 5 vô lí.
Vậy, theo câu a : O không thể nằm giữa hai điểm M và N; theo câu b: M không thể nằm giữa hai điểm O và N; và N không thể nằm giữa hai điểm O và M.
Ta không chỉ ra được một điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại. Vậy, ba điểm O, M, N với ba khoảng cách trên không thể thẳng hàng được

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư