Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 4, 5, phân tích khát vọng hòa bình và cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những hậu quả thảm khốc cho nhân loại. Quần chúng nhân dân lao động là đối tượng chủ yếu phải gánh chịu những hậu quả của chiến tranh, do đó, hơn ai hết, các tầng lớp nhân dân lao động đều thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh gây ra, cũng như thấu hiểu giá trị của hòa bình. Từ đó, họ đã có nhiều hoạt động đấu tranh thể hiện khát vọng, sự mong muốn duy trì và bảo vệ nền hòa bình thế giới.
- Thấu hiểu được khát vọng, mong muốn hòa bình của nhân dân, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế tiến bộ đã ban hành và thực hiện các chính sách, hoạt động tích cực nhằm góp phần đấu tranh, củng cố, gìn gìn nền hòa bình. Tiêu biểu như:
+ Chính quyền Nga Xô viết đã thông qua Sắc lệnh Hòa bình (năm 1917): kêu gọi các nước chấm dứt chiến tranh, đàm phán để kí kết một hòa ước công bằng, không thôn tính, sáp nhập, không bồi thường chiến phí.
+ Nước Nga Xô viết kí với Đức Hòa ước Brét Li-tốp, đưa nước Nga ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Ngay từ buổi đầu thành lập, Liên Xô đã xác lập những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại là hòa bình, bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
+ Trong bối cảnh chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước, Quốc tế Cộng sản đã kêu gọi thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh tại nhiều nước.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |