Nêu một số thành tựu ứng dụng của sinh học phân tử trong nông nghiệp.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trả lời:
Một số thành tựu ứng dụng của sinh học phân tử trong nông nghiệp:
- Ứng dụng kĩ thuật giải trình tự DNA để giải mã hệ gene của cây trồng, vật nuôi nhằm xác định các chỉ thị phân tử liên quan đến năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu của cây trồng, vật nuôi; từ đó ứng dụng trong công tác chọn và tạo giống. Ví dụ: Sử dụng dữ liệu giải trình tự hệ gene của cây lúa giúp xác định gene chi phối tính trạng số hạt trên bông, các nhà khoa học tiến hành lai giữa các giống KC25 (dòng cho gene) và Khang Dân 18 (dòng nhận gene) để tổ hợp các tính trạng tăng số hạt trên bông vào giống Khang Dân 18.
- Sử dụng kĩ thuật tạo DNA tái tổ hợp đã tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng biến đổi gene phục vụ nhu cầu con người như giống cừu có chất lượng lông tốt, giống lợn có nhiều nạc, giống bò sớm thành thục sinh dục, giống lúa có khả năng chịu mặn, giống lúa gạo vàng chứa β-carotene, giống đậu tương kháng thuốc diệt cỏ, giống đu đủ kháng virus,…
- Kĩ thuật PCR và một số kĩ thuật khác được sử dụng rộng rãi để xác định các tác nhân gây bệnh cho cây trồng (ví dụ như bệnh héo lá Fusarium, bệnh mốc sương khoai tây), vật nuôi (ví dụ như bệnh cúm gia cầm, bệnh tiêu chảy ở bò do virus,...). - Các kĩ thuật sinh học phân tử như mã vạch DNA, vân tay DNA,... được sử dụng để bảo tồn nhiều loài động vật, thực vật quý hiểm, định hướng khai thác bền vững tài nguyên di truyền.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |