Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn nghị luận (200 chữ) phân tích, đánh giá bức tranh mùa đông được thể hiện trong bài thơ Vịnh mùa đông của Nguyễn Công Trứ

Viết đoạn văn nghị luận(200 chữ) phân tích, đánh giá bức tranh mùa đông được thể hiện trong bài thơ Vịnh mùa đông của Nguyễn Công Trứ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
350
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Vịnh mùa đông" của Nguyễn Công Trứ không chỉ đơn thuần miêu tả cảnh vật, mà còn thể hiện sâu sắc tâm trạng và tư tưởng của tác giả. Bức tranh mùa đông hiện lên qua những hình ảnh gợi cảm, từ cảnh dồi dào sức sống của thiên nhiên đến những tiết trời lạnh giá. Qua đó, tác giả khắc họa sự khắc nghiệt của mùa đông nhưng vẫn không thiếu vẻ đẹp và sự bình yên trong tâm hồn. Mùa đông ở đây không chỉ là thời tiết mà còn là biểu tượng của cuộc sống, của thời gian và sự lặng yên trong tâm trí con người.

Nguyễn Công Trứ đã tinh tế trong cách sử dụng ngôn từ, từ đó tạo nên những hình ảnh sống động như "cảnh cúc tần rụng", "cơn gió lạnh lẽo" hay "trời đất mờ sương". Những hình ảnh đối lập giữa cái lạnh của mùa đông và vẻ đẹp của tâm hồn đã tạo ra một không gian đầy chất thơ. Đồng thời, bài thơ cũng phản ánh sự trân trọng vẻ đẹp giản dị của cuộc sống, khuyến khích con người tìm thấy niềm vui và sự bình an dù trong những điều bình thường nhất. Thông qua tác phẩm này, Nguyễn Công Trứ đã cho thấy rằng cái đẹp luôn tồn tại, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn.
1
0
Đặng Hải Đăng
05/12/2024 20:42:01
+5đ tặng

Bức tranh mùa đông trong bài thơ "Vịnh mùa đông" của Nguyễn Công Trứ là một hình ảnh đặc sắc, phản ánh sâu sắc tâm trạng và triết lý sống của tác giả. Mùa đông trong thơ ông không chỉ là một hiện tượng tự nhiên, mà còn là biểu tượng cho sự tĩnh lặng, cô đơn và những suy tư về cuộc sống. Những câu thơ như "Mùa đông gió rét, cây cối xơ xác" khắc họa một cảnh vật lạnh lẽo, hoang sơ, làm nổi bật cái lạnh, sự tàn tạ của thiên nhiên vào cuối năm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, mùa đông cũng được thể hiện như một giai đoạn cần thiết để "nghỉ ngơi" và chuẩn bị cho sự sinh sôi, phát triển vào mùa xuân. Sự tĩnh lặng của mùa đông gợi lên sự chiêm nghiệm về cuộc đời, về những giai đoạn thử thách mà mỗi người phải trải qua. Qua đó, Nguyễn Công Trứ muốn nhắc nhở con người phải biết chấp nhận những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để có thể vươn lên và tìm thấy cơ hội mới. Bức tranh mùa đông không chỉ là cái lạnh mà còn là biểu tượng của sự kiên trì và hi vọng.




 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Little wolf
05/12/2024 20:42:15
+4đ tặng

Nguyễn Công Trứ là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Việt Nam, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, tài trí hơn người nhưng có lối sống tự do và vô cùng ngang tàng, ngạo nghễ. Tính cách của ông còn được thể hiện rõ trong thơ ca. Và Bài thơ Vịnh mùa đông của ông là một trong những số đó.  Nguyễn Công Trứ bị ám ảnh và đảo phách giữa hai đời sống: Một là tự do, phóng khoáng; hai là phận vị với dân, với nước

Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng,

Chẳng vì rét mướt bỏ Mùa Đông.

Mây về ngàn Hồng đen như mực,

Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.

Cảo mực hơi may ngòi bút rít,

Phím loan cưởi nhuộm sợi tơ chùng.

Bốn mùa ví những xuân đi cả,

Góc núi ai hay sức lão tùng.

Những câu thơ đầu của bài thơ đã nêu lên một nhận xét về thời tiết, về quy luật của tự nhiên, của mùa đông trong sự vận động tuần hoàn 4 mùa trong một năm. Trời đất, vũ trụ như một con người rất thẳng thắn, công bằng theo quy luật âm dương, luật bù trừ: có nóng thì phải có lạnh. Mùa đông đến như một điều tất yếu của đất trời.

Mây về ngàn Hồng đen như mực,

Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.

Mùa đông đã đến thật sự trong những câu thơ tiếp theo của Nguyễn Công Trứ. Có mây và gió. “Mây đen như mực” làm cho bầu trời nặng nề, tối tăm cả lại. Không phải là một áng mây mà là từng lớp, từng lớp chuyển động trôi nhanh “về ngàn Hồng”. Những câu thơ tả rất hiện thực: màu mây đen như mực, cách ví của người dân quê, rất cụ thể; không gian, địa danh được xác định: ngàn Hồng, ở cạnh làng Uy Viễn, . Đây chính là cảnh quê hương của Nguyễn Công Trứ.

Mây về ngàn hồng đen như mực

Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.

“Mây đen” và “Gió lạnh” đối xứng nhau, cũng vẽ nên bức tranh, không gian u ám, giá lạnh của Mùa Đông miền Bắc Việt Nam. Với cách dùng phương pháp so sánh, Nguyễn Công Trứ đã gợi nên đến cả cảm giác rợn ngợp, tăm tối của bầu trời, non nước hùng vĩ quê hương Hà Tĩnh của mình. Hòa cùng với màn đen như mự, cái lạnh mùa đông đang kéo về quê hương ông. Tất cả, cái lạnh đẩy cuộc sống và hoạt động của con người, muôn vật vào trạng thái yếu ớt, gần như bất động.

Nỗi khổ khi mùa đông tới trên quê hương được Nguyễn CÔng Trứ với những câu thơ :

“Cảo mực hơi may ngòi bút rít,

Phím loan cưởi nhuốm sợi tơ chùng”

Với  hai câu thơ tả hơi may và sương giá mùa đông là hình ảnh một nhà nho nghèo chưa gặp vận, nhưng giàu nghị lực, có một đời sống tâm hồn phong phú đang đứng trước mọi thử thách, gian khổ, thiếu thốn cuộc đời. Câu trả lời được Nguyễn Công Trứ Hai giả định để từ đó bày tỏ một suy ngẫm về quan niệm sống, một cách sống. Nếu cả 4 mùa trong một năm đều là mùa xuân hết thảy, thì mọi người đâu hay, đâu biết sức chịu đựng sương gió lạnh của cây thông, cây tùng già. Một cách nói bình dị mà sầu sắc:

“Bốn mùa ví những xuân đi cả,

Góc núi ai hay sức lão tùng.”

Hình ảnh “lão tùng” xuất hiện cuối bài thơ đã khẳng định một quan niệm sống đẹp, một nhân cách cứng cỏi, lạc quan và tự tin của Nguyên Công Trứ khi chưa đỗ đạt, đang sống trong cảnh hàn vi.

Little wolf
tham khảo nho :3

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×