Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

ĐỀ SỐ 1
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Chiếc smartphone (điện thoại thông minh) đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online (truy cập), thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like (thích), chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend (bạn bè) dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed (dòng thời gian) để hòng tìm một status (trạng thái) bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng. (Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang,tr.76 – 77, NXB Hội Nhà văn, 2016) 
Câu 1: Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào?
A. Văn bản thông tin B. Văn bản nghị luận C. Văn bản tự sự D.Văn bản biểu cảm
Câu 2:Trong câuĐêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng.Cụm từ Đêm khuya là trạng ngữ chỉ ý nghĩa gì?
A. Thời gian B. Nơi chốn C. Mục đích D. Cách thức
Câu 3: Trong câu Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp, từ giao tiếp là từ mượn của ngôn ngữ nào?
A. Hán Việt B. Nhật C. Anh D. Pháp
Câu 4: Câu Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. được xem là một bằng chứng trong văn bản nghị luận. 
A. Đúng B. Sai
Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người.
B. Bàn về những trải nghiệm thú vị của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội.
C. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống vật chất của con người.
D. Bàn về những trải nghiệm buồn của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội.
Câu 6: Từ cụt lủn trong câu Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. có nghĩa là:
A. Quá ngắn đến mức không bình thường
B. Quá ngắn, quá ít so với yêu cầu cần có
C. Quá ngắn, trông giống như bị hụt đi
D. Ngắn, cụt đến mức thiếu hẳn đi
Câu 7: Qua đoạn trích trên, tác giả đã thể hiện thái độ gì?
A. Coi thường B. Chê bai C. Phê phán D. Chế giễu
Câu 8: Phần câu sau có nhiều vị ngữ: trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Cho biết tác dụng của nó.
A. Giúp cho việc miêu tả các trạng thái của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.
B. Giúp cho việc miêu tả các hành động của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.
C. Giúp cho việc miêu tả các tình cảm của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 9: Em có đồng tình với ý kiến sau: Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn? Vì sao?
Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích.
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
ĐỀ SỐ 2: I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
[1] Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn! [2] Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. Con người có thể cho bạn sự trọng vọng hay khinh rẻ, bạn có thể lựa chọn đón nhận hay phớt lờ. Số phận ban cho cỏ dại sự chà đạp, xa lánh của con người, tuy nhiên, số phận cũng để cho cỏ dại lựa chọn nở hoa hay héo úa. Và bạn đã biết, cỏ dại lựa chọn điều gì. Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi. (Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống…, Phạm Sỹ Thanh, NXB Thế giới, 2019, Tr.46-47)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
A. Tự sự C. Nghị luận B. Miêu tả D. Biểu cảm
Câu 2. Văn bản trên có đặc điểm nào nổi bật nhất về kiểu văn bản?
A. Có hình ảnh sinh động C. Có từ ngữ giàu cảm xúc B. Có lí lẽ thuyết phục D. Có nhân vật cụ thể.
Câu 3. Từ “kéo” trong câu “Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi” đồng âm với từ “kéo” nào trong các trường hợp sau?
A. Học sinh đang chơi kéo co ngoài sân.
B. Cái kéo mẹ em mới mua sắc quá.
C. Ngoài đồng chú trâu đang kéo cày.
D. Mọi người kéo nhau đi xem phim.
Câu 4. Từ “miệng” là loại từ gì trong hai ví dụ sau: - Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn. - Miệng chai này bé xíu.
A. Từ đồng âm C. Từ đồng nghĩa B. Từ trái nghĩa D. Từ đa nghĩa
Câu 5. Từ “trọng vọng” trong đoạn trích có nghĩa là gì?
A. Tôn trọng C. Qúy mến B. Khinh rẻ D. Yêu thương.
Câu 6. Xác định chủ đề của đoạn trích
A. Quyền được vui chơi giải trí của con người.
C. Quyền được lựa chọn thái độ sống của mỗi người.
B. Quyền được yêu thương, chăm sóc của con người.
D. Quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm của con người
Câu 7. Nội dung của đoạn “Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” là:
A. Cuộc sống của mỗi người luôn phụ thuộc vào người khác.
B. Mỗi người có quyền lựa chọn cuộc sống có ý nghĩa cho mình.
C. Cuộc sống của mỗi người cần có sự giúp đỡ vô điều kiện.
D. Cuộc sống của mỗi người là do số phận quyết định tất cả.
Câu 8. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.”
A. Ẩn dụ C. Nhân hóa B. Hoán dụ D. So sánh.
Câu 9. Em có đồng ý với ý kiến “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” không? Vì sao?
Câu 10. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ phần trích trên?
II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm không may mắn của em.
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
38
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
**ĐỀ SỐ 1**

**Câu 1:** B. Văn bản nghị luận

**Câu 2:** A. Thời gian

**Câu 3:** A. Hán Việt

**Câu 4:** A. Đúng

**Câu 5:** A. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người.

**Câu 6:** B. Quá ngắn, quá ít so với yêu cầu cần có

**Câu 7:** C. Phê phán

**Câu 8:** A. Giúp cho việc miêu tả các trạng thái của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.

**Câu 9:** Em đồng tình với ý kiến bởi vì smartphone thực sự mang lại nhiều tiện ích, giúp kết nối và làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên phong phú hơn. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, nó cũng có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, trống rỗng.

**Câu 10:** Bài học mà em tâm đắc nhất là cần sử dụng smartphone một cách hợp lý và có ý thức, tránh để nó chi phối cuộc sống và cảm xúc của mình.

---

**ĐỀ SỐ 2**

**Câu 1:** C. Nghị luận

**Câu 2:** B. Có lí lẽ thuyết phục

**Câu 3:** D. Mọi người kéo nhau đi xem phim.

**Câu 4:** D. Từ đa nghĩa

**Câu 5:** A. Tôn trọng

**Câu 6:** C. Quyền được lựa chọn thái độ sống của mỗi người.

**Câu 7:** B. Mỗi người có quyền lựa chọn cuộc sống có ý nghĩa cho mình.

**Câu 8:** A. Ẩn dụ

**Câu 9:** Em đồng ý với ý kiến này vì trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ta luôn có sự lựa chọn cho chính mình, dù hoàn cảnh có thể khó khăn hay thuận lợi.

**Câu 10:** Em rút ra bài học rằng cuộc sống của mỗi người phụ thuộc vào cách họ lựa chọn và ứng xử với hoàn cảnh, không nên để hoàn cảnh quyết định tất cả.
1
0
Đặng Hải Đăng
31/12/2024 19:02:49
+5đ tặng
ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào?
B. Văn bản nghị luận

Câu 2: Trong câu "Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng." Cụm từ "Đêm khuya" là trạng ngữ chỉ ý nghĩa gì?
A. Thời gian

Câu 3: Trong câu "Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp", từ "giao tiếp" là từ mượn của ngôn ngữ nào?
C. Anh

Câu 4: Câu "Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi." được xem là một bằng chứng trong văn bản nghị luận.
A. Đúng

Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người.

Câu 6: Từ "cụt lủn" trong câu "Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã." có nghĩa là:
B. Quá ngắn, quá ít so với yêu cầu cần có.

Câu 7: Qua đoạn trích trên, tác giả đã thể hiện thái độ gì?
C. Phê phán

Câu 8: Phần câu sau có nhiều vị ngữ: "trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi." Tác dụng của nó là:
A. Giúp cho việc miêu tả các trạng thái của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn.

Câu 9: Em có đồng tình với ý kiến sau: "Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn?" Vì sao?
Trả lời:
Em đồng tình với ý kiến này vì chiếc smartphone giúp con người kết nối với thế giới bên ngoài, mang lại sự hứng thú, hi vọng mỗi khi có thông báo mới. Tuy nhiên, sự kết nối này thường mang tính tạm thời, không thể thay thế sự giao tiếp thực sự với những người thân thiết, khiến người dùng đôi khi cảm thấy cô đơn và thiếu thốn.

Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích.
Trả lời:
Bài học em rút ra là mặc dù mạng xã hội giúp chúng ta kết nối, nhưng không nên phụ thuộc quá nhiều vào nó. Đôi khi, cuộc sống thực và giao tiếp chân thành sẽ mang lại cho chúng ta cảm giác trọn vẹn và hạnh phúc hơn.


ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
B. Nghị luận

Câu 2: Văn bản trên có đặc điểm nào nổi bật nhất về kiểu văn bản?
B. Có lí lẽ thuyết phục

Câu 3: Từ “kéo” trong câu "Rõ ràng, bạn luôn có quyền lựa chọn thái độ sống cho mình, chỉ là đôi khi, bạn lười biếng lựa chọn và để cho số phận kéo đi" đồng âm với từ "kéo" nào trong các trường hợp sau?
C. Ngoài đồng chú trâu đang kéo cày.

Câu 4: Từ “miệng” là loại từ gì trong hai ví dụ sau:

  • Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.
  • Miệng chai này bé xíu.
    D. Từ đa nghĩa

Câu 5: Từ “trọng vọng” trong đoạn trích có nghĩa là gì?
A. Tôn trọng

Câu 6: Xác định chủ đề của đoạn trích
C. Quyền được lựa chọn thái độ sống của mỗi người.

Câu 7: Nội dung của đoạn “Thực ra, hoàn cảnh là một bức tranh không màu, nó đen tối hay tươi sáng là do chính bạn lựa chọn màu vẽ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” là:
B. Mỗi người có quyền lựa chọn cuộc sống có ý nghĩa cho mình.

Câu 8: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Cuộc sống có thể cho bạn muối mặn, nhưng lựa chọn bỏ ngay vào miệng để nhận lấy sự đắng chát hay bỏ vào chén canh nhạt để có món canh thơm ngon là do bạn.”
D. So sánh.

Câu 9: Em có đồng ý với ý kiến “Trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có nhiều hơn một sự lựa chọn!” không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với ý kiến này. Cuộc sống không bao giờ chỉ có một lựa chọn duy nhất. Mỗi người luôn có quyền quyết định thái độ sống và lựa chọn cách đối mặt với những thử thách mà hoàn cảnh mang lại.

Câu 10: Em rút ra bài học gì cho bản thân từ phần trích trên?
Trả lời:
Bài học em rút ra là dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta luôn có thể chọn cách nhìn nhận và phản ứng. Chính sự lựa chọn thái độ sống của mỗi người quyết định chất lượng cuộc sống của họ.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×