Các phép tu từ:
Nhân hóa:là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ... giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn.
VD: dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai.
So sánh: là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng cùng có dấu hiệ chung nào đó vơi nhau góp phần làm cho sự vật, hiện tượng được miêu tả trở nên phong phú, sinh động,cụ thể và rõ ràng hơn.( trong phép so sánh gồm sự vật được mang ra so sánh và h/ảnh so sánh).
VD:dòng sông mùa lũ cuồn cuộn như con ngựa tung bờm phi nước đại.
Đảo ngữ: là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt.
VD: Chất trong vị ngọt mùi hương/ lặng thầm thay những con đường ong bay.
Hoán dụ: là gọi tên sự vật hiện tượng, khái niệm này bằng tên 1 sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi vs nó làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
VD: Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm( lấy 1 đồ vât để chỉ toàn thể)
Ẩn dụ: là gọi tên sự vât, hiện tượng này bằng tên 1 sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng vs nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: đầu tường lủa lựu lập lòe đơm bông(ẩn dụ hình thức)
Điệp ngữ: là việc lặp lại nhiều lần 1 từ, 1 cụm hoặc cả câu trong 1 khổ thơ, 1 đoạn văn hay trong 1 bài văn.
VD: phượng không phải 1 đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả 1 loạt, cả 1 một vùng, cả một góc trời đỏ rưc.