Những đóng góp to lớn của người chiến sĩ cách mạng trung kiên ấy đối với sự ra đời của đảng bộ tỉnh Thanh Hóa năm 1930?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đấu tranh của Nhân dân ta diễn ra liên tục và mạnh mẽ, như: Phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục... Tuy nhiên, do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại.
Nhiều thanh niên yêu nước người Thanh Hóa ra tỉnh ngoài, nước ngoài tìm đường giải phóng quê hương, đất nước, tiêu biểu như: Đinh Chương Dương, Lê Hữu Lập, Lê Mạnh Trinh,... Giữa năm 1924, Lê Hữu Lập và một số người con xứ Thanh được bố trí sang Quảng Châu (Trung Quốc) tham gia “Tâm Tâm xã”. Lê Hữu Lập là một trong số thanh niên ưu tú được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn và là người Thanh Hóa đầu tiên được kết nạp vào Hội “Việt Nam Cách mạng Thanh niên”. Cuối năm 1925, sau lớp tập huấn ở Quảng Châu, Lê Hữu Lập được cử về nước hoạt động. Vào thời điểm này, phong trào yêu nước trong tỉnh đang diễn ra sôi động, tạo cơ hội cho Lê Hữu Lập và các chiến sĩ cách mạng trong tỉnh truyền bá con đường cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Tháng 5 - 1926, tại số nhà 26 phố Hàng Than, thị xã Thanh Hóa, Lê Hữu Lập thành lập Hội đọc sách báo. Con đường cách mạng kiểu mới và Chủ nghĩa Mác - Lênin, Cách mạng Tháng Mười Nga ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp thanh niên trí thức Thanh Hóa qua Hội đọc sách báo cách mạng.
Sự phát triển và hoạt động của Hội đọc sách báo cách mạng đã tạo cơ sở tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Việt Nam cách mạng thanh niên. Nhiều thanh niên được thử thách trong các phong trào yêu nước đã chuyển theo xu hướng cộng sản và lần lượt gia nhập hội thanh niên. Nhiều phủ, huyện không chỉ thành lập “Hội đọc sách báo cách mạng”, còn thành lập các tiểu tổ Hội Việt Nam thanh niên cách mạng. Tháng 4-1927, tại số nhà 26 phố Hàng Than, thị xã Thanh Hóa, hội nghị đại biểu của 11 tiểu tổ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội ở thị xã và các phủ, huyện quyết định thành lập Tỉnh bộ Thanh Hóa. Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Tỉnh bộ lâm thời gồm 3 ủy viên(1), đồng chí Lê Hữu Lập được cử làm Bí thư.
Ảnh hưởng đường lối chính trị của tổ chức Thanh Niên, tháng 2-1928 phái trẻ trong Đảng Phục Việt tách ra thành lập Đảng Tân Việt và hoạt động theo khuynh hướng cộng sản, do Nguyễn Xuân Thúy làm Bí thư. Hoạt động của tổ chức Thanh Niên và Đảng Tân Việt (hai tổ chức tiền thân của Đảng) đặt nền tảng về tư tưởng và tổ chức cho Đảng bộ Thanh Hóa ra đời.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |