Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng thu vào cùa một vật?
A. Q = mc∆t, với ∆t là độ giảm nhiệt độ.
B. Q = mc∆t, với ∆t là độ tăng nhiệt độ.
C. Q = mc(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
D. Q = mc(t1 + t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
Câu 2: Hình sau vẽ các đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của 3 vật a, b, c nhận được những nhiệt lượng như nhau trong những khoảng thòi gian bằng nhau. Biết cả 3 vật đều được làm bằng thép và có khối lượng ma > mb > mc.
Nếu bỏ qua sự toả nhiệt ra môi trường xung quanh thì trường hợp nào dưới đây là đúng.
A. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật c, đường III ứng với vật a.
B. Đường I ứng với vật a, đường II ứng với vật c, đường III ứng với vật b.
C. Đường I ứng với vật c, đường II ứng với vật b, đường III ứng với vật a.
D. Đường I ứng với vật b, đường II ứng với vật a, đường III ứng với vật c.
Câu 3: Công thức nào dưới đây cho phép tính nhiệt lượng toả ra của một vật?
A. Q = mc(t2 - t1), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
B. Q = mc(t1 - t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối của vật.
C. Q = mc(t1 + t2), với t1 là nhiệt độ ban đầu, t2 là nhiệt độ cuối cùa vật.
D. Q = mc∆t, với ∆t độ tăng nhiệt độ của vật.
Câu 4: Pha một lượng nước nóng ở nhiệt độ t vào nước lạnh ở 10°c. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 20°c. Biết khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng. Hỏi nhiệt độ lúc đầu t của nước nóng bằng bao nhiêu?
A. 50°C to B. 60°C. to C. 70°C to D. 80°C
Câu 5: Khối nước và khối đất riêng biệt cùng khối lượng. Biết nhiệt dung riêng của nước và đất lần lượt là Cn = 4200 J/kgK và Cđ = 800 J/kgK. Để hai khối này có độ tăng nhiệt độ như nhau thi phải cung cấp nhiệt lượng cho nước nhiều gấp bao nhiêu lần so với nhiệt lượng cung cấp cho đất?
A. 2,25 to B. 4,25. to C. 5,25 to D. 6,25
Câu 6: Người ta đổ 1kg nước sôi vào 2kg nước ở nhiệt độ 25°C. Sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước là 45°C. Tính nhiệt lượng mà nước đã toả ra môi trường ngoài.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: B
Công thức Q = mc∆t, với ∆t là độ tăng nhiệt độ là công thức tính nhiệt lượng thu vào của một vật.
Câu 2: C
Biết cả 3 vật đều được làm bằng thép và có khối lượng ma > mb > mc, nhận được những nhiệt lượng như nhau vì thế vật c khối lượng nhỏ nhất nên tăng nhiệt độ nhanh nhất nên đồ thị là đường I, vật a khối lượng lớn nhất nên tăng nhiệt độ chậm nhất nên đồ thị là đường III.
Câu 3: B
Công thức tính nhiệt lượng toả ra của một vật: Q = mc(t1 – t2).
Câu 4: A
Nhiệt lượng nước nóng toả ra: Q1 = m1.c ∆t1.
Nhiệt lượng nước lạnh thu vào: Q2 = m2.c ∆t2 Vì nhiệt lượng toả ra bằng nhiệt lượng thu vào nên ta có: Q1 = Q2 Hay m1.c ∆t1. = 3 m2.c ∆t2
⇔ ∆t1 = 3∆t2 = 3.10 = 30°C. Nhiệt độ lúc đầu t của nước nóng t = 20 + ∆t1 = 50°C
Câu 5: C
Nhiệt dung riêng của nước gấp 5,25 lần của đất thì phải cung cấp nhiệt lượng cho nước nhiều gấp 5,25 lần so với nhiệt lượng cung cấp cho đất.
Câu 6:
Nhiệt lượng nước nóng toả ra là: Qtỏa = c.m1 (to – t1o) =c(100 – to)
Nhiệt lượng nước lạnh thu vào là: Qthu = c.m2 (t2 – t1) = 2c(to – 25)
Ta có phương trình cân bằng nhiệt:
Qthu = Qtỏa => c(100 – to) = 2c(to – 25) => to= 25oC
Độ chênh lệch nhiệt độ so với thực tế: 5°C.
Nhiệt lượng toả ra môi trường ngoài là: Q = c.5.(m1 + m2) = 63000J.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |