LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu thành phần cấu tạo hệ vận động ở người

1. Thành phần cấu tạo hệ vận động ở người
2. Dấu hiệu nhận biết các loại khớp xương
3. Kể tên các bộ phận chính ở bộ xương người. Chứng minh sự tiến hoá bộ xương người so với động vật
4. Giải thích hiện tượng liền xương khi gãy xương? Ý nghĩa của việc thể dục thể thao trong việc vệ sinh hệ vận động?
5. Các thành phần cấu tạo nên hệ tuần hoàn. Vì sao tim hoạt động suốt đời ko mệt?
6. Thế nào là huyết áp cao / thấp / bình thường? Cách phòng ngừa các bệnh về huyết áp.
4 trả lời
Hỏi chi tiết
842
3
0
Nguyễn Trần Thành ...
30/10/2018 20:26:02
Câu 2:
Dấu hiệu nhận biết các loại khớp xương

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
nguyễn trà my
01/11/2018 16:56:00
câu1

1/ Hệ xương khớp

Cơ thể con người 206 xương. Mỗi xương có kích thước hình giáng khác nhau, có xương kích thước lơn như: xương đùi, xương chày. Có xương kích thước rất nhỏ như: xương bàn đạp, xương búa, xương đe. Cố GS Đỗ Xuân Hợp là người đầu tiên đặt nền móng cho ngành giải phẫu học Việt Nam, để cho dễ học và dễ nhớ GS đã đặt tên xương theo việt hóa.

Ví dụ: – Xương chày vì giống cái chày mà người dân dùng để đâm giã.

– Xương mác vì giồng cái mác

– Xương bánh chè vì giống bánh chè

– Xương búa, xương đe, xương bàn đạp ở tai chúng ta vì giống cái búa, cái đe của ông thợ rèn và giống bàn đạp của xe đạp.

– Xương sên giống con sên, xương hộp giống cái hộp, xương thuyền giống cái thuyền..v.v.v

2.hệ cơ

Cơn vân cơ bám vào xương giúp cho cơ thể vận động, di chuyển linh hoạt và làm các động tác khéo léo tinh tế. Cơ vân bám trục tiếp vào xương hoặc bám vào xương thông qua gân.

Do đó khi bị tổn thương cơ hoặc gân ảnh hưởng đến quá trình vận động của cơ thể. Hệ cơ cũng được nuôi dưỡng bởi mạch máu, cho nên khi mạch máu bị tổn thương dẫn đến teo cơ, xơ hóa cơ hoặc hoại tử cơ.

0
0
nguyễn trà my
01/11/2018 16:56:00
câu1

1/ Hệ xương khớp

Cơ thể con người 206 xương. Mỗi xương có kích thước hình giáng khác nhau, có xương kích thước lơn như: xương đùi, xương chày. Có xương kích thước rất nhỏ như: xương bàn đạp, xương búa, xương đe. Cố GS Đỗ Xuân Hợp là người đầu tiên đặt nền móng cho ngành giải phẫu học Việt Nam, để cho dễ học và dễ nhớ GS đã đặt tên xương theo việt hóa.

Ví dụ: – Xương chày vì giống cái chày mà người dân dùng để đâm giã.

– Xương mác vì giồng cái mác

– Xương bánh chè vì giống bánh chè

– Xương búa, xương đe, xương bàn đạp ở tai chúng ta vì giống cái búa, cái đe của ông thợ rèn và giống bàn đạp của xe đạp.

– Xương sên giống con sên, xương hộp giống cái hộp, xương thuyền giống cái thuyền..v.v.v

2.hệ cơ

Cơn vân cơ bám vào xương giúp cho cơ thể vận động, di chuyển linh hoạt và làm các động tác khéo léo tinh tế. Cơ vân bám trục tiếp vào xương hoặc bám vào xương thông qua gân.

Do đó khi bị tổn thương cơ hoặc gân ảnh hưởng đến quá trình vận động của cơ thể. Hệ cơ cũng được nuôi dưỡng bởi mạch máu, cho nên khi mạch máu bị tổn thương dẫn đến teo cơ, xơ hóa cơ hoặc hoại tử cơ.

0
0
nguyễn trà my
01/11/2018 16:58:02
Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.

Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng một số thuốc co mạch hoặc thuốc co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy… hoặc dùng thuốc giãn mạch có thể gây hạ huyết áp.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

  • Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).
  • Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.

Mỗi người phải luôn biết và nhớ hai chỉ số huyết áp của mình.

Thế nào là huyết áp cao và huyết áp thấp?

Trên thực tế, cả 2 tình trạng huyết áp cao và huyết áp thấp đều gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Bất cứ ai trong số chúng ta cũng đều nên nắm rõ các chỉ số huyết áp để theo dõi huyết áp của mình nằm trong vùng nào để điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống cho phù hợp.

  • Huyết áp bình thường: Đối với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
  • Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lơn hơn 140 mmHG và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
  • Tiền cao huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg).
  • Huyết áp thấp: Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
  • Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó phải đo huyết áp thường xuyên, nhiều lần trong ngày, theo dõi trong nhiều ngày. Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Ở một số người huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng… chẳng hạn.

Điều trị cao huyết áp không dùng thuốc

Phương pháp điều trị không dùng thuốc chủ yếu là sự can thiệp từ lối sống. Đó là:

  • Bỏ hẳn thuốc lá với người nghiện thuốc.
  • Ăn uống hợp lý: ăn nhạt, ăn nhiều rau, ăn đủ lượng kali và ăn nhiều cá, ít mỡ động vật.
  • Uống rượu bia ít và điều độ.
  • Kiểm soát cân nặng. Giảm nguy cơ béo phì tỷ lệ người thừa cân, béo phì bị cao huyết áp rất cao.
  • Tăng cường rèn luyện thể lực mức độ trung bình: mỗi ngày 30-45 phút, tuần 180 phút như đi bộ nhanh (7 km/giờ), đi xe đạp nhanh, chạy, chơi bóng bàn.
  • Đi bộ điều độ mỗi ngày.
  • Giữ bình thản, tránh xa stress

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư