Những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT không những góp phần tạo ra nhiều loại máy móc; thiết bị hiện đại; có nhiều phát minh tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội, mà còn không ít phát minh gây tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường như: những phát minh ra vũ khí giết người, các chất hóa học gây ô nhiễm môi trường…
Cuộc Cách mạng KHKT đưa loài người đến một nền văn minh mới Cuộc Cách mạng KHKT đã và đang đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới, được gọi với nhiều tên: “Nền văn minh hậu công nghiệp”, “Nền văn minh truyền tin”… Ở nền văn minh này, con người có thể phát huy cao độ năng lực sáng tạo trong sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những thành tựu to lớn của cuộc Cách mạng KHKT đã làm thay đổi cơ bản các nhân tố sản xuất và đời sống như: máy móc, thiết bị, công nghệ, năng lượng, nguyên liệu, thông tin, y học, các giống cây trồng, vật nuôi… Nhờ vậy, trong hơn 60 năm từ sau Thế chiến thứ hai, con người đã tạo ra lượng của cải vật chất nhiều hơn tất cả các thế hệ trước kia cộng lại.
Cuộc Cách mạng KHKT đã làm thay đổi căn bản phương thức lao động của con người Nhờ những phát minh, sáng chế ra nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại, con người trong các ngành sản xuất được chuyển từ lao động thể lực sang hình thức lao động có văn hóa và có KHKT. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng KHKT đòi hỏi người lao động phải được đào tạo và tự đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp và trình độ KHKT công nghệ. Nguồn lao động có trình độ KHKT và kỹ năng nghề nghiệp cao là nhân tố quan trọng, quyết định nhất để phát triển nền kinh tế tri thức của các quốc gia. Cách mạng KHKT làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân Thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế Các ngành thuộc khu vực I bao gồm : nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm tỷ lệ lao động và tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc nội (Gross Domestic Production – GDP) ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Hiện nay, ở các nước phát triển G8 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chỉ còn chiếm từ 1 – 2% tổng số lao động, và giá trị thu nhập của ngành này chỉ còn chiếm từ 1 – 4% GDP. Các ngành thuộc khu vực II bao gồm các ngành công nghiệp có xu hướng tăng nhanh trong tỷ trọng GDP, cơ cấu các ngành ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh. Ở nhiều nước phát triển, những năm 50 phát triển các ngành điện lực, công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí chế tạo máy, công nghiệp hóa dầu; những năm 60 phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp vũ trụ, hóa chất ; những năm 70 phát triển công nghiệp tự động hóa (người máy), hàng không vũ trụ, dệt sợi nhân tạo; từ năm 1980 đến nay phát triển các ngành tin học viễn thông, kỹ thuật vi điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, sử dụng năng lượng mới, công nghiệp hàng không vũ trụ… Các sản phẩm có hàm lượng tri thức và công nghệ cao ngày càng có giá trị và được sản xuất nhiều. Sản phẩm xã hội ngày càng nhiều, đa dạng theo hướng tôn trọng con người, tôn trọng môi trường, phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng.
Cuộc Cách mạng KHKT làm thay đổi phân bố sản xuất Nhờ các phát minh, sáng kiến, một số loại nguyên liệu, năng lượng mới được sử dụng, nhiều ngành sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao phát triển đã làm cho nhiều vùng hoang vắng trở thành những trung tâm công nghiệp, kinh tế sầm uất như vùng phía đông nam Hoa Kỳ, vùng phía đông nam nước Pháp, vùng phía tây nam Trung Quốc, vùng phía nam Ấn Độ… Cuộc Cách mạng KHKT đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ở nhiều quốc gia trên quy mô toàn cầu Nhờ những thành tựu nghiên cứu và ứng dụng của Cách mạng KHKT trong sản xuất cũng như đời sống nên đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ở hầu hết các quốc gia đều tăng, đặc biệt ở những nước phát triển (năm 1950 : GDP/người của các nước phát triển đạt 3.840 đôla Mỹ (USD), của các nước nghèo nhất đạt 165 USD ; năm 1994 : GDP/người các nước phát triển đạt 18.130 USD, của các nước nghèo nhất đạt 300 USD. Mức tiêu thụ các sản phẩm tính trung bình của 1 người ở Mỹ hiện nay so với đầu thế kỷ XX tăng 6,6 lần. Đời sống được nâng cao, nhiều-dịch bệnh bị đẩy lùi nên tỷ lệ tử vong trung bình của cả thế giới đã giảm (năm 1950 là 15%o và hiện nay là 7 – 8%o). Hơn nửa thế kỷ qua, nhờ những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT nên nhìn chung các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống của nhân dân ở nhiều quốc gia đều được nâng cao.