ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
Bài ôn tập gồm hai phần: ôn tập các tri thức đã học về Làm văn ở THPT, đặc biệt là ở lớp 12; và sau đó là phần luyện tập.
I. ÔN TẬP CÁC KIẾN THỨC ĐÃ HỌC
1. Thống kê các kiểu loại vốn bạn đã được học trong chương trình Ngữ văn THPT và cho biết những yêu cầu cơ bản của các kiểu loại đó.
Câu này, anh (chị) có thể tự làm dựa theo các bài đã học ở THPT.
2. Để viết được một văn bản, cần thực hiện những công việc gi?
a) Tìm hiểu đề (yêu cầu về nội dung, yêu cầu về loại bài).
b) Tìm ý và lập dàn ý (đối với bài nghị luận, quan trọng nhất là tìm luận điểm, xác định các luận cứ và xây dựng lập luận).
c) Viết bài văn theo dàn ý đã lập (chú ý các câu chuyển ý, chuyển đoạn).
d) Đọc lại bài, sửa lại cho hoàn chỉnh (chú ý cách dùng từ, đặt câu, chính tả).
3. Văn nghị luận
a) Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường
- Nghị luận xã hội:
+ Về một hiện tượng trong đời sống
+ Về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận văn học:
+ Về một bài thơ, một đoạn thơ
+ Về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
+ Về một vấn đề văn học
b) Lập luận trong văn nghị luận
- Lập luận gồm luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận (tức là cách xây dựng luận điểm, luận cứ bằng một lập luận lôgíc, khoa học).
- Luận điểm là tư tưởng cơ bản của bài văn nghị luận; luận cứ bao gồm cả lí lẽ và dẫn chứng để giải thích và chứng minh cho luận điểm; phương pháp lập luận là cách xây dựng, sắp xếp luận cứ theo một hệ thống khoa học, chặt chẽ để làm sáng tỏ luận điểm.
- Yêu cầu cơ bản của luận cứ là phải đúng với luận điểm, nằm trong hệ thống của luận điểm nhằm thuyết minh cho luận điểm.
- Các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục (tự nêu).
- Kể tên các thao tác lập luận cơ bản:
+ Thao tác lập luận giải thích
+ Thao tác lập luận chứng minh
+ Thao tác lập luận phân tích
+ Thao tác lập luận so sánh
+ Thao tác lập luận bác bỏ
+ Thao tác lập luận bình luận
Cách tiến hành và sử dụng các thao tác lập luận đó trong bài văn nghị luận (phần này anh (chị) tự làm dựa vào các bài đã học).
c) Bố cục của bài văn nghị luận
- Mở bài Anh (chị) trả lời các câu hỏi gợi ý của ba phần
- Thân bài này trong SGK.
- Kết bài
d) Diễn đạt trong văn nghị luận
- Yêu cầu của diễn đạt trong văn nghị luận (tự làm)
- Các lỗi về diễn đạt và cách khắc phục (tự làm)
II. LUYỆN TẬP
Đề 1. Về câu chuyện Ba câu hỏi của nhà triết học Xô-cơ-rát (Hi Lạp) đối với người khách.
- Yêu cầu của đề bài:
+ Trả lời câu hỏi: Xô-cơ-rát sẽ nói với người khách như thế nào?
+ Bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện trên.
- Muốn đạt được yêu cầu trên, cần đọc kĩ câu chuyện và suy ngẫm về ý nghĩa triết lí của câu chuyện.
- Gợi ý làm bài:
+ Xô-cơ-rát nói với người khách, “Vậy thì ông không cần nói với tôi những điều về người bạn của tôi nữa”.
+ Bình luận về bài học rút ra từ câu chuyện:
• Chỉ nói những điều gì mình nắm vững và cần thiết, có lợi cho người mình định nói (có nghĩa là xác định rõ ràng một mục đích nói đúng đắn).
• Chỉ nghe những điều gì chính xác, trung thực và thật sự cần thiết với mình, (có nghĩa là xác định rõ ràng một mục đích nghe đúng đắn).
• Câu chuyện phê phán những người hay đưa chuyện với mục đích không trong sáng, và trước những người như vậy, ta cần phải tỉnh táo xem xét như cách làm của Xô-cơ-rát (đưa ra “ba câu hỏi”). Đây là một bài học ứng xử trong cuộc sống mang ý vị triết lí sâu sắc.
Đề 2. Phân tích đoạn thơ mà anh (chị) thích nhất trong bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.
- Yêu cầu của đề bài:
Đây là đề tự chọn một đoạn thơ mình thích nhất để phân tích.
- Gợi ý:
+ Cần đọc kĩ lại bài thơ Đất Nước vài lần để chọn được đoạn thơ thích nhất.
+ Phân tích đoạn thơ theo cảm nhận riêng của mình, cả về nội dung cảm hứng thơ cũng như nghệ thuật biểu hiện của tác giả.
Chú ý:
Ở cả hai đề, cần thực hiện đúng yêu cầu luyện tập đã nêu trong SGK, gồm bốn phần a, b, c, d. Riêng phần a: Tìm hiểu đề, cần trả lời 3 câu hỏi:
- Hai đề bài trên yêu cầu phải viết kiểu bài nghị luận nào?
- Các thao tác lập luận cần sử dụng để làm bài là gì?
- Những luận điểm cơ bản nào cần dự kiến cho bài viết?