Con mèo dạy hải âu bay
Tho Phạm | Chat Online | |
19/07 10:23:16 | |
Truyện tổng hợp | Truyện Sưu tầm | Truyện cùng người đăng | Báo cáo vi phạm |
25 lượt xem
- * Con mèo dạy hải âu bay (Luis Sepúlveda) (Truyện tổng hợp)
- * Kiểm tra trí thông minh (Truyện cười)
- * Con mèo dạy hải âu bay (Truyện tổng hợp)
- * Tình yêu tuổi niên thiếu (Truyện ngắn)
CHƯƠNG 3:HAMBURG TRONG TẦM MẮT
Kengah dang cánh bay lên, nhưng con sóng đang xô tới quá nhanh. Sức sóng nhấn chìm cô xuống nước và khi cô ngoi được lên, ánh sáng ban ngày đã tắt. Cô lắc đâu lia lịa, nhận ra mình vừa ngoi qua một lớp sóng đen đầy váng dầu suýt làm cô mù mắt.
Kengah, cô chim hải âu với bộ lông vốn màu ánh bạc, cố ngụp đầu sâu xuống nước cho tới khi chút ánh sáng le lói xuyên qua được lớp váng dầu nặng trịch đang che phủ mắt cô. Thứ chất lỏng dính như keo mà loài hải âu coi như tử thần màu đen của chúng giờ đây đang ép chặt đôi cánh vào mạng sườn cô. Cô cuống quýt đạp chân, hi vọng có thể bơi thật nhanh để thoát khỏi dòng nước đen đó.
Toàn thân bị co rút căng cứng, nhưng cuối cùng cô cũng tới được mép lớp váng dầu và nhoài người sang vùng nước sạch. Cô chớp mắt liên hồi, cố rửa sạch bằng cách ngâm đầu thật lâu trong nước. Nhưng khi ngước lên bầu trời, cô chỉ nhìn thấy vài cụm mây đang trôi bồng bềnh giữa mặt biển và vòm trời khổng lồ. Bạn bè của cô trong đàn Hải Đăng Cát Đỏ đã bay đi xa, rất xa rồi.
Đó là quy định. Bản thân cô đã từng nhìn thấy những con chim hải âu khác hoảng loạn trước con sóng tử thần màu đen, và dù cả đàn đều muốn quay lại cứu giúp kẻ xấu số, nhưng chúng biết rõ rằng điều đó là không thể. Chúng chẳng giúp được gì nữa cả. Bởi vậy, đàn của cô cứ thế bay, tuân thủ luật cấm chứng kiến cái chết của thành viên trong bầy.
Với đôi cánh bất động, nhanh chóng bị dính chặt vào cơ thể, hải âu dễ dàng trở thành mồi cho cá lớn. Hoặc chúng phải chờ đợi cái chết từ từ, bị bóp ngạt bởi dầu thấm dần qua lớp lông vũ, bịt kín lỗ chân lông.
Kết cục nghiệt ngã của số phận đang chờ đợi Kengah. Cô chỉ ước sao có một bộ hàm lớn của con cá khổng lồ nào đó nhanh chóng nuốt chửng lấy mình.
Bọn nhơ bẩn! Khi chờ đợi màn kết của cuộc đời mình, Kengah nguyền rủa tất cả loài người. “Nhưng không phải tất cả họ. Công bằng là thế,” cô thì thào yếu ớt.
Từ trên trời cao, cô vẫn quan sát các con tàu chở dầu lớn thường lợi dụng những ngày có sương mù dọc bờ biển, chạy hơi nước ra xa khỏi đất liền để thau rửa các thùng dầu. Người ta trút xuống biển hàng nghìn lít thứ chất lỏng sền sệt, hôi hám đó rồi nhờ những con sóng đánh dạt ra xa. Nhưng cô cũng từng nhìn thấy mấy tàu nhỏ đi áp sát đám tàu chở dầu để ngăn chúng xả bừa bãi. Đáng tiếc thay, những con tàu được phủ lên lớp sơn bảy sắc câu vồng đó thường không tới kịp để bảo vệ biển khỏi bị ô nhiễm.
Kengah trải qua những giờ phút dài nhất trong cuộc đời khi bập bềnh trên sóng, kinh hoàng tự hỏi phải chăng cô đang chờ đợi cái chết đáng sợ nhất trên đời. Kinh khủng hơn chuyện bị một con cá ăn thịt, kinh khủng hơn chuyện thể xác đớn đau vì nghẹt thở, đó là chết đói.
Tuyệt vọng với ý nghĩ về cái chết mòn mỏi dó, cô cựa quậy và sửng sốt nhận ra lớp dầu không dính đét đôi cánh vào thân mình. Cánh cô phủ đầy thứ chất đặc quánh đen sì, nhưng chí ít cô vẫn có thể dang chúng ra.
“Mình có thể vẫn còn chút cơ hội để thoát khỏi cảnh này, và biết đâu, có thể nếu mình bay cao, thật cao, mặt trời sẽ nung chảy lớp dầu,” Kengah thốt lên bi thảm.
Cô nhớ lại câu chuyện của bác hải âu già từ quần đảo Frisian về một con người tên là Icarus. Để thực hiện giấc mơ được bay liệng trên bầu trời, anh làm cho mình một đôi cánh từ lông vũ đại bàng. Và rồi anh ta cũng bay được thật... bay cao, cao tận sát mặt trời, tới mức hơi nóng hun chảy lớp sáp anh dùng để kết dính những sợi lông, thế là anh rơi tuột xuống mặt đất.
Kengah đập cánh thật mạnh, quắp chân ra sau, lao lên cao được một thước trên mặt sóng, rồi lại rơi cắm đầu xuống nước. Trước khi cố thêm lần nữa, cô lặn xuống nước rồi di chuyển cánh từ sau ra trước. Lần này, cô đã bay cao được hơn ba thước trước khi rơi xuống.
Thứ dầu đáng nguyền rủa đã ken chặt phần lông đuôi khiến cô không thể nào điều khiển được hướng bay lên của mình. Cô lặn xuống lần nữa và cố rỉa cho hết thứ chất đặc quánh dính chặt lấy đuôi mình. Cô cố chịu đựng đau đớn mỗi khi không may rứt phải một chiếc lông vũ, cho tới lúc cảm thấy vừa lòng rằng bộ phận điều chỉnh hướng của mình đã được giải phóng chút ít.
Tới lần nỗ lực thứ năm, Kengah đã thành công: cô bay lên được.
Cô đập cánh điên cuồng, nhưng sức nặng của lớp dầu khiến cô không thể lướt bay được nữa. Chỉ một phút ngơi nghỉ, cô đã lộn nhào xuống dưới. May thay, cô vẫn còn trẻ, cơ bắp vẫn phản ứng ổn thoả được ngay.
Cô bay lên cao hơn nữa. Vỗ cánh, vỗ cánh không ngừng, cô nhìn xuống và mơ hồ nhận ra đường viền trắng mờ của bờ biển. Cô cũng nhìn thấy vài ba con tàu đang di chuyển như những vật thể nhỏ xíu trên lớp áo xanh đại dương. Cô bay lên cao, nhưng niềm hy vọng vào sức nóng mặt trời đã không thành. Có thể nhiệt độ của những tia nắng quá yếu ớt, hay tại lớp dầu trên thân thể cô quá dày.
Kengah biết rằng sức cô không thể duy trì thêm được nữa, bởi vậy, cô bay vào đất liền, cố tìm một nơi để hạ cánh, dọc theo lằn xanh ngoằn ngoèo của dòng Elbe.
Những cú đập cánh càng lúc càng trở nên nặng nề, cô đuối sức. Cô bay mỗi lúc một thấp hơn.
Trong nỗ lực tuyệt vọng để bay cao lên chút nữa, cô nhắm chặt mắt và đập cánh với chút sức lực còn lại. Cô không biết mình đã nhắm mắt bao lâu, nhưng khi mở ra, cô thấy mình đang bay trên một toà tháp cao có phong hướng tiêu (*) nạm vàng trên đỉnh.
(*) Một loại chong chóng được cắm trên đỉnh các toà nhà để chỉ hướng gió
“Nhà thờ Thánh Michael!” cô rền rĩ khi nhận ra toà tháp nhà thờ Hamburg.
Đôi cánh không thể vỗ thêm một lần nào nữa.
CHƯƠNG 4:KẾT THÚC CHUYẾN BAY
Con mèo mun to đùng, mập ú đang sưởi nắng ở ban công, rên gừ gừ, yên ổn tận hưởng cảm giác sung sướng được nằm ườn ra đấy, phơi bụng, khoan khoái trong ánh mặt trời ấm áp, bốn bàn chân nó thu lại và cái đuôi duỗi dài.
Đúng vào khoảnh khắc nó đang lật người lại để phơi lưng ra dưới nắng, nó chợt nghe thấy tiếng vù vù từ một vật thể bay mà nó không thể xác định được, một cái gì đó đang lao tới với tốc độ kinh khiếp. Báo động! Nó nhảy dựng lên, bốn chân lấy đà, sẵn sàng nhảy sang một bên để né cô chim hải âu đang rơi thẳng xuống ban công.
Đó là một nàng chim hết sức dơ bẩn. Toàn thân cô bám đầy thứ chất đen sì, hôi rình.
Zorba nhích tới khi cô hải âu lẩy bẩy cố đứng lên, kéo lê theo đôi cánh: “Đáp cánh cũng không được duyên dáng lắm nhỉ,” nó bảo.
“Tôi xin lỗi. Tôi không làm sao khác được,” cô chim áy náy nói.
“Mièo ơi! Cô em trông kinh quá! Cái thứ gớm ghiếc gì bám đầy người cô em thế kia! Mà cô em bốc mùi ghê quá đi thôi!” con mèo hít hít.
“Tôi bị đắm trong váng dầu. Tử thần nơi biển cả. Tôi sắp chết rồi!” cô hải âu rên lên ai oán.
“Chết? Nói tầm bậy tầm bạ! Cô em mệt và bẩn một tí. Thế thôi. Sao cô em không bay sang chỗ vườn thú ấy? Cũng chẳng xa đây lắm đâu, ở đó các bác sĩ thú ý có thể chăm sóc cho cô em,” Zorba nói.
“Tôi không thể. Đây là chuyến bay cuối cùng rồi,” cô chim thì thào gần như không thành tiếng, rồi nhắm mắt lại.
“Đừng có chết ở đây. Nghỉ ngơi một tí đi, cô sẽ thấy khá lên thôi. Cô đói không? Tôi sẽ mang cho cô chút thức ăn của tôi, làm ơn đừng chết,” Zorba van xin, bò sát lại cô hải âu đã lịm đi.
Vượt qua cảm giác ghê tởm, con mèo liếm lên đầu cô hải âu. Thứ chất màu đen bám lên cô có vị khủng khiếp y như mùi. Khi đầu lưỡi nó lướt trên cổ cô chim, con mèo có thể nhận thấy hơi thở cô chim đang càng lúc càng yếu ớt.
“Nghe này, cô bạn nhỏ. Tôi muốn giúp cô, nhưng tôi chẳng biết làm thế nào cả. Cố nghỉ ngơi đi, trong lúc tôi chạy đi tìm cách nào cứu một con hải âu ốm,” Zorba nói vọng lại, lấy đà nhảy lên trên nóc nhà.
Khi nó đang chuyển hướng nhảy sang phía cây dẻ, nó nghe thấy tiếng cô chim gọi nó quay lại.
“Cô muốn tôi cho cô một chúc thức ăn à?” nó hỏi hơi vững dạ.
“Tôi sắp sinh một quả trứng. Với tất cả sức lực còn lại, tôi sẽ sinh một quả trứng. Bạn mèo tốt của tôi, ai cũng có thể thấy anh là một con vật rất tử tế có tấm lòng nhân ái cao quý. Bởi vậy, tôi muốn anh hứa với tôi ba điều. Anh hứa với tôi được không?” Kengah nói, cố gắng chậm chạp đứng lên, nhưng vô ích.
Zorba nghĩ cô chim khốn khổ này đang bị mê sảng rồi, và vì cô đang rơi vào tình trạng đáng thương tới mức ấy, nó không còn lựa chọn nào khác ngoài cách tỏ ra rộng lượng. “Tôi hứa là tôi sẽ làm những gì cô muốn. Nhưng bây giờ, cô cứ nghỉ ngơi cái đã,” nó nói đầy thương cảm.
“Tôi không còn thời gian nữa rồi. Hãy hứa với tôi anh sẽ không ăn quả trứng!” Kengah mở mắt, thều thào.
“Tôi xin hứa rằng tôi sẽ không ăn quả trứng!” Zorba lặp lại câu nói.
“Hứa với tôi anh sẽ chăm lo cho quả trứng đến khi con chim non ra đời,” cô nói, rướn cổ cao lên một chút.
“Tôi xin hứa rằng tôi sẽ chăm lo cho quả trứng đến khi con chim non ra đời.”
“Và hãy hứa với tôi anh sẽ dạy nó bay,” Kengah hổn hển nói, nhìn thẳng vào mắt con mèo.
Đến lúc này thì Zorba biết cô chim tội nghiệp không chỉ mê sảng, cô ta khùng hoàn toàn rồi.
“Tôi hứa là sẽ dạy nó bay. Và giờ thì cô nghỉ ngơi đi, tôi đi kiếm người giúp,” Zorba bảo cô, nhảy phốc một cái lên mái nhà lợp ngói.
Kengah nhìn lên bầu trời, tạ ơn những làn gió tốt lành đã nâng cánh cô trong suốt cuộc đời, và cô trút hơi thở cuối cùng, một quả trứng lốm đốm xanh lăn ra từ cơ thể đẫm dầu của cô.
CHƯƠNG 5:KIẾM TÌM LỜI
Zorba phi như tên bắn xuống khỏi cây dẻ, chạy một mạch qua sân trong để tránh mấy con chó đi rông, rời khỏi ngôi nhà, ngó chừng kỹ càng xem có chiếc xe ô tô nào đi qua không rồi mới băng sang đường, thẳng tới Cuneo, một nhà hàng Ý trên bến cảng.
Hai con mèo hoang đang ngửi ngửi thùng rác thấy nó chạy hối hả ngang qua.
“Ê, cu! Mày có thấy cái tao vừa thấy không? Rời mắt khỏi miếng bánh mì nuột nà đó coi nào,” một con nheo nhéo nói.
“Đây đây. Sao mà đen quá thế. Nó làm mày nhớ đến viên mỡ lợn hả? Ối không, trông giống cục nhựa đường hơn. Chạy đi đâu đấy, nhựa đường?” con đầu tiên cất tiếng.
Dù rất lo lắng cho cô hải âu, nhưng Zorba không thể bỏ qua cơ hội ra oai với hai con mèo đầu đường xó chợ này. Vì thế, nó tạm ngưng công cuộc chạy, rồi với bộ lông xù ra, dựng đứng ở hai bên mạng sườn, nó nhảy phắt lên nắp cái xô rác.
Rất chậm rãi, nó chĩa bàn chân trước ra, xoè tưng cái vuốt vừa cong vừa dài như kim khâu thảm, dí sát vào mặt con mèo mà nó cho rằng mình có thể át vía được. “Thích chơi không? Ờ, tao còn chín cái vuốt ngon hơn nữa kia. Mày có thích nếm vài cú cào ở miếng sườn vàng khè của mày không?” nó hỏi bằng giọng thách thức.
Nhìn cái vuốt đang dứ ngay trước mắt, con mèo kia lập cập mãi rồi mới cất nên lời: “Em đâu dám, đại ca. Đẹp trời quá nhỉ? Đại ca có thấy thế không?” Mắt con mèo hoang cứ trân trối nhìn vào cái vuốt.
“Còn mày? Mày định lèm bèm gì?” Zorba hất mặt sang con mèo thứ hai.
“Hơ, em cũng nghĩ hôm nay tốt trời ạ. Rất tốt để đi dạo ạ, à, có thể hơi lạnh một tí ạ.”
Giải quyết xong vụ vặt vãnh đó, Zorba lại hối hả chạy tới nhà hàng, nơi những người phục vụ đang chuẩn bị bàn cho khách ăn trưa. Nó dừng lại ở cửa, meo lên ba tiếng, và ngồi xuống đợi. Vài phút sau, Secretario - một con mèo nhập cư gốc Ý gầy gò bước ra. Râu ria nó gần như trụi cả, chỉ còn hai sợi lông dài ở hai bên cánh mũi.
“Scusi*, chúng tôi xin rứt xin lỗi, nhưng nếu quý khách chưa đặt bàn, chúng tôi xin lỗi không thể phục vụ được. Quán đã rất đông rồi,” Secretario nói bằng giọng Ý lơ lớ. Nó còn định nói thêm vài từ, nhưng Zorba đã cắt ngang.
“Tôi muốn nói chuyện với ngài Đại Tá một tí. Chuyện khẩn cấp!”
“Khẩn cấp! Lúc nào mà chã có gã nào đó với ba cái chiện cấp tốc vào giờ chót. Để tôi coi có làm được gì không, nhưng chỉ là vì nó rứt khẩn cấp đấy nhá,” Secretario ngoao lên, rồi lui vào trong nhà hàng.
Tuổi tác của ngài Đại Tá là một điều bí mật. Có kẻ nói ngài đã nhiều tuổi như cái quán ăn mà ngài gọi là nhà này, một số khác khăng khăng thậm chí ngài còn già hơn. Nhưng tuổi tác không là vấn, bởi lẽ tất cả mọi người đều nhớ rằng từ hồi còn trẻ, ngài đã lừng danh với tên gọi Đại Tá Bóng Đêm, và rằng ngài có được biệt tài kỳ lạ trong việc đưa ra lời khuyên cho lũ mèo gặp rắc rối. Cho dù ngài chưa từng hòa giải được vụ ẩu đả nào, nhưng chỉ riêng lời khuyên của ngài thôi đã làm dịu bớt tình hình rồi. Với tuổi tác và tài năng đó của mình, ngài Đại Tá là một trong những con mèo lãnh đạo có uy quyền nhất ở cảng.
Secretario đủng đỉnh quay lại.
“Theo tôi. Ngài Đại Tố sẽ gặp anh, thật chã giống bình thường…,” nó bảo.
Zorba đi theo nó. Lách qua những chân bàn chân ghế, chúng đi thằng về phía cánh cửa hầm rượu. Chúng nhảy xuống bậc của cái cầu thang hẹp và ở dưới đáy hầm là ngài Đại Tá, đuôi như cái cột cờ, đang kiểm tra nút bấc của mấy chai sâm banh.
“Porca miseria*! Bọn chuột đã nhằn hết nút mấy chai ngon nhất trong nhà rồi. Ô Zorba! Caro Amico*!” Đại Tá cất lời chào người bạn thân của ngài. Cũng giống như Secretario, ngài Đại Tá khoái khoe khoang một chút nguồn gốc Ý của mình.
“Mong ngài tha thứ cho tội quấy rầy khi ngài đang bận bịu, nhưng tôi gặp một chuyện nghiêm trọng lắm và cần lời khuyên của ngài” Zorba phân trần.
“Ta luôn sẵn sàng phục vụ, caro amico. Secretario! Đãi mio amico* đây một chút lasagna al forno* mà họ cho chúng ta sáng nay,” ngài Đại Tá ra lệnh.
“Nhưng hít rồi. Mà tôi mới khịt mũi một cái không hơn đấy,” Secretario làu bàu.
Zorba cảm ơn, và nói dù sao mình cũng chưa đói. Nó vội vàng kể về sự xuất hiện kịch tính, tình trạng đáng thương của cô hải âu cùng những lời hứa mà nó buộc phải nói với cô. Con mèo già yên lặng lắng nghe, rồi nó vừa ngẫm nghĩ về vấn đề vừa giật giật sợi ria dài. Cuối cùng nó ngao lên, “Porca miseria! Chúng ta phải giúp cô nàng hải âu đáng thương kia có thể bay trở lại.”
“Đúng,” Zorba gật đầu. “Nhưng bằng cách nào?”
“Sao chúng ta không tới gặp ngài giáo sô, ngài Einstein ấy. Ngài bít hết mọi thứ trên đời mà,” Secretario đề nghị.
“Đúng. Ý kiến hay đấy. Tôi sẽ tới gặp Einstein.” Zorba đồng tình.
“Chúng ta cùng đi. Trên bến cảng này, vấn đề của một con mèo là vấn đề của tất cả đồng bọn mèo,” ngài Đại Tá long trọng tuyên bố.
Ba con mèo rời khỏi căn hầm, băng qua hành lang bên trong dãy nhà trông ra bến cảng, hối hả chạy tới ngôi đền của con mèo có tên là Einstein.
--- ------ ------ ---------
* Scusi: tiếng Ý, nghĩa là “Xin lỗi”
* Porca miseria: tiếng Ý, nghĩa là “khốn khổ khốn nạn”
* Caro amico: tiếng Ý, nghĩa là “bạn quý”
* Mio amico: tiếng Ý, nghĩa là “bạn của ta”.
* Lasagna al forno: Món của người Ý bao gồm mì sợi, thịt bò, pho mát, cà chua và các nguyên vật liệu khác trộn lẫn và nướng trong lò
CHƯƠNG 6;CHỐN KÌ LẠ
Einstein ngụ ở một nơi tương đối khó miêu tả, thoạt nhìn bạn có thể cho rằng đó là một cửa hàng bừa bộn các loại máy móc kỳ cục, một bảo tàng trưng bày mấy thứ lai căng chả-biết-gọi-là-gì, một nhà kho chứa mớ đồ cơ khí biết-chết-liền, một thư viện hỗn độn nhất thế giới hoặc phòng thí nghiệm các linh kiện kỳ dị của nhà phát minh thông thái nào đó. Nhưng nó không là bất kỳ thứ nào ở trên, hoặc đúng ra nó còn hơn cả tất cả những thứ kia cộng lại.
Nơi đó có tên Hiệu tạp hoá Bến cảng Harry, và chủ nhân của nó, ông Harry, là một thủy thủ già lão luyện, suốt mười lăm năm rong ruổi qua mọi đại dương, đã dâng hiến mình cho việc sưu tầm tất cả đồ vật có thể tìm thấy trên hàng trăm bến cảng ông từng ghé qua.
Khi tuổi già đã in dấu lên xương cốt, ông Harry quyết định kết thúc cuộc đời đi biển của mình để trở thành người sống trên cạn, và mở một hiệu tạp hoá để bày mớ đồ sưu tầm hỗn độn kia. Ông đã thuê một ngôi nhà ba tầng trên con phố ở ngay cảng biển, nhưng rõ là nó quá nhỏ để trưng bày hết đồ đạc của cửa hiệu tạp hoá lạ lùng. Rồi ông thuê tiếp căn bên cạnh, một ngôi nhà hai tầng và cũng tương tự, nó vẫn chưa đủ lớn. Sau khi đã thuê nốt ngôi nhà thứ ba, ông mới có thể trưng bày toàn bộ khối đồ đạc theo trật tự, thật thế, với một lối cảm quan sắp xếp rất đỗi kỳ cục.
Ở trong ba ngôi nhà, nối với nhau bằng những cầu thang hẹp, có tới cả triệu thứ đồ vật. Trong số chúng, vài món đáng được lưu ý đặc biệt: 7200 mũ vành mềm, không bị thổi bay trong gió; 160 bánh xe từ những chiếc tàu đã phát chóng mặt vì đi vòng quanh thế giới; 245 đèn tàu soi xuyên làn sương mù dày mờ như súp đậu; 12 máy điện tín chạy điện méo mó dưới bàn tay chắc khoẻ của những thuyền trưởng hay la lối; 256 la bàn khôngbao giờ xoay về hướng Bắc; 6 con voi gỗ to như thật; 2 con hươu cao cổ nhồi bông tạo dáng như đang nhìn ngắm thảo nguyên; 1 con gấu Bắc cực nhồi bông có cánh tay phải của nhà thám hiểm người Nauy trong bụng; 700 cái quạt mỗi khi quay lại gợi nhớ tới làn gió chiều trong lành ở xứ nhiệt đới; 1200 võng đay canh chừng cho giấc ngủ đêm ngon lành; 1300 con rối ở đảo Sumatra không biểu diễn gì khác ngoài những câu chuyện tình; 129 bảng chiếu phong cảnh những miền đất nơi người ta luôn hạnh phúc; 54000 cuốn tiểu thuyết được viết bằng 47 ngôn ngữ; 2 phiên bản tháp Eiffel, cái thứ nhất làm từ nửa triệu đinh ghim, cái thứ hai là từ 300000 que tăm; 3 khẩu pháo của cướp biển Anh; 17 mỏ neo dưới đáy biển Bắc; 2000 bức vẽ hoàng hôn; 17 máy đánh chữ từng thuộc về những nhà văn danh tiếng; 128 quần flanen dài dành cho người cao trên mét tám; 7 áo khoác dự tiệc cho người lùn; 500 tẩu thuốc nhét đầy bọt biển; 1 dụng cụ đo thiên thể khăng khăng chỉ về chòm Nam Thập Tự; 7 vỏ ốc khổng lồ từ đó vọng tiếng xa xăm của những con tàu ma bí ẩn; 12 kilômét lụa đỏ; 2 cánh cửa tàu ngầm; và một loạt những thứ kỳ quặc khác quá vụn vặt để liệt kê.
Muốn thăm hiệu tạp hoá của Harry, bạn phải trả lệ phí vào cửa, và một khi đã bước vào trong, bạn phải có khả năng định hướng đâu ra đấy nếu không muốn đi lạc trong mê cung của những căn phòng không cửa sổ, hành lang dài và cầu thang hẹp.
Harry nuôi hai thú cưng: Matthew, con đười ươi làm việc với tư cách nhân viên thu vé kiêm bảo vệ cho người thuỷ thủ già, cùng ông chơi cờ đam – dĩ nhiên nó chơi rất tệ, uống bia của ông, và cố bày trò bịp mấy vị khách. Con vật may mắn còn lại là Einstein, một con mèo xám gầy gò, nhỏ con, dành phần lớn thời gian cho việc nghiên cứu hàng nghìn cuốn sách từ bộ sưu tập của ông chủ.
Đại Tá, Secretario và Zorba lon ton chạy vào hiệu tạp hoá với ba cái đuôi chổng ngược. Chúng tiếc rẻ khi không thấy Harry đằng sau quầy bán vé bởi ông cụ thường nói những lời âu yếm và ban cho chúng mấy mẩu xúc xích.
“Này này hượm đã, bọn nhếch nhác kia! Chúng mày quên không trả tiền rồi,” Matthew lào khào quát.
“Từ thưở nào các gatto* phải trả tiền thế?” Secretario phản ứng.
“Bảng trước cửa đã ghi: ‘Phí vào xem: 2 mác’. Không thấy ghi mèo được xem miến phí. Tám mác đưa đây không thì biến,” con đười ươi rít lên đanh gọn.
“Scusi, xi-nho* Khỉ, nhưng tôi sợ rằng đếm chác không phải thế mạnh của ông,” Secretario trả miếng.
“Đấy đúng là điều ta định nói. Một lần nữa, anh lại chặn ngang lời của ta,” Đại Tá phàn nàn.
“Bla bla bla. Hoặc trả tiền hoặc đi ra,” Matthew nạt nộ.
Zorba vọt lên bàn bán vé và nhìn trừng trừng vào mắt con đười ươi. Nó nhìn cho tới khi Matthew phải chớp mi, ứa cả nước mắt. “Thôi được rồi, thì sáu mác. Con đười ươi nào cũng có thể tính nhầm,” Matthew the thé.
Zorba vẫn nhìn chằm chằm vào nó, bật ra một cái vuốt ở bàn chân trước bên phải. “Mày thích cái này không, Matthew? Này, tao còn có tới chín cái nữa đấy. Mày có tưởng tượng được cả mười cái cắm vào bộ ********* đỏ mà lúc nào mày cũng vênh váo phơi ra không?” nó từ tốn đe doạ.
“Ơ, lần này thì tôi sẽ làm ngơ vậy,” con đười ươi gật gù, cố tỏ vẻ bình tĩnh. “Các anh có thể vào.”
Ba con mèo, đuôi vểnh cao kiêu hãnh, biến mất trong mê cung của những hành lang.
--- ------ ------ ------
* Gatto: Tiếng Ý, nghĩa là “mèo”.
* Xi-nho: Tiếng Ý, nghĩa là “ông”, “ngài”
CHƯƠNG 7:GIÁO SƯ MÈO
“Khủng khiếp! Khủng khiếp! Một điều khủng khiếp đã xảy ra,” Einstein rền rĩ, con mèo đó, rất xứng đáng với cái tên của mình, biết tất cả mọi điều cần phải biết.
Nó đang căng thẳng đi tới đi lui trước cả đống sách để mở trên sàn nhà, thỉnh thoảng lại lấy hai chân trước ôm đầu. Nó xem chừng đang thật sự tan nát cõi lòng.
“Có điều gì… sai trái ạ?” Secretario hỏi.
“Đó chính xác là điều ta đang định hỏi đấy,” Đại Tá nói, tỏ vẻ không hài lòng.
“Thôi nào. Có chuyện gì mà tệ đến thế,” Zorba bày tỏ ý nghĩ.
“Không tệ đến thế à? Khủng khiếp. Khủng khiếp lắm! Bọn chuột đáng nguyền rủa đó đã gặm nát cả một trang của tập bản đồ. Bản đồ Madagascar tiêu rồi. Khủng khiếp quá đi mất,” Einstein giận dữ phản đối, giật bần bật mấy sợi râu.
“Secretario, nhớ nhắc ta rằng phải trị cho lũ phá hoại Masacar... Masgacar… ờ, anh biết ta định nói gì rồi đấy,” Đại Tá bảo.
“Madagascar,” Secretario phát âm lại chuẩn xác.
“Chúng tôi sẽ giúp ông một tay, Einstein, nhưng lúc này chúng tôi có mặt ở đây bởi chúng tôi có rắc rối lớn, và vì ông biết tất cả mọi điều, có thể ông sẽ giúp được chúng tôi,” Zorba giải thích, và ngay lập tức kể lại câu chuyện của cô hải âu cho Einstein nghe.
Einstein chăm chú lắng nghe. Nó gật đầu tiếp nhận các chi tiết, và mỗi lúc cái đuôi giật giật đầy căng thẳng trước những xúc cảm mà lời kể của Zorba khuấy động, nó lại cố đè đuôi dưới hai chân sau.
“… và vì thế tôi để cô ấy nằm đấy, trong tình trạng tệ lắm, mới một lúc thôi…” Zorba kết thúc câu chuyện.
“Câu chuyện khủng khiếp! Khủng khiếp! Hừmmm, để tôi xem… hải âu… hải âu… dầu… dầu… hải âu bị ốm… chính là nó! Chúng ta phải tra cứu từ điển bách khoa thôi!” Einstein la lên vui mừng.
“Tra cứu gì cơơ?” ba con mèo kia hỏi.
“Từ-điển-bách-khoa. Cuốn sách tri thức. Chúng ta phải tra ở tập bốn và tập tám, tương ứng với chữ D cho dầu và chữ H cho hải âu.” Einstein nói rành mạch.
“Thế thì cho chúng tôi xem cái từ đẻn… từ đẻn bác kho… cái thứ đó đi,” Đại Tá tỏ ý không bằng lòng.
“Từ-điển-bách-khoa,” Secretario phát âm từ tốn.
“Thì đó là cái ta định nói đấy mà!” Đại Tá nổi cáu.
Einstein trèo lên trên đống lỉnh kỉnh đồ đạc, nơi mấy cuốn sach dày cộp, nom rất bệ vệ ngự thành một hàng. Khi đã dò ra được chữ D và chữ H trên gáy sách, nó khều chúng rơi xuống khỏi giá. Rồi nó nhảy xuống, với mấy cái móng cụt ngủn mòn đi vì đã giở qua quá nhiều cuốn sách, nó lật hết trang này sang trang nọ. Đám mèo còn lại theo dõi và kính cẩn lặng yên mỗi khi nghe những tiếng meo hết sức khẽ khàng của Einstein.
“Đúng rồi, tôi tin là chúng ta đã đi đúng đường. Thú vị lắm. Chúng ta sắp tới nơi rồi. Đây là “đoạn đầu đài.” Xin cảm ơn, vô cùng thú vị. Nghe này, các bạn: ‘hệ thống gồm có một lưỡi dao nặng treo cao, giữa hai cây cọc dựng thẳng và được thả xuống để chặt đầu nạn nhân bên dưới.’ Ôi trời. Thật là Khủng khiếp,” Einstein kêu lên như bị mê hoặc.
“Chúng tôi chã hứng thú gì với đoạn đầu đài. Chúng tôi ở đây vì một cô hải âu,” Secretario cắt ngang.
“Thứ lỗi cho tôi. Đoạn đấy chỉ để dành cho chính tôi, từ điển bách khoa thật không thể cưỡng lại nổi. Lần nào nhìn vào các trang sách, tôi cũng học được thêm một thứ mới,” Einstein xin lỗi, và tiếp tục lật giở. “A, hải tảo, hải lưu, hải chiến… hải âu!”
Nhưng những gì từ điển bách khoa nói về hải âu không có ích cho lắm. hầu như tất cả những gì chúng nhận được là hải âu thuộc loài Ngân âu, có tên gọi đó bởi lông chúng có màu trắng bạc.
Và những gì chúng tìm được về dầu cũng vô ích trong việc chỉ cho chúng làm thế nào để cứu cô hải âu. Tệ hơn nữa, chúng phải dỏng tai nghe một bài giảng dài ngoằng của Einstein - kẻ khăng khăng muốn nói về Chiến Tranh Vùng Vịnh vào thập niên 90.
“Ôi rắc rối rồi đây! Chúng ta quay lại điểm bắt đầu rồi,” Zorba thốt lên.
“Thật là khủng khiếp! Khủng khiếp! Lần đầu tiên cuốn từ điển bách khoa làm tôi thất vọng,” Einstein rầu rĩ thừa nhận.
“Và trong cái Tuỳ điển.. cái tự đền bạch hổ.. ờ, anh biết ta định nói gì rồi đấy, có lời khuyên thiết thực nào bảo cách tẩy lớp váng dầu không?” Đại Tá thắc mắc.
“Sáng tạo lắm! Sáng tạo tuyệt vời! Đó chính là chỗ chúng ta có thể bắt đầu. Tôi sẽ lấy tập hai mươi ngay lập tức, chữ T cho ‘tẩy vết bẩn’,” Einstein thốt lên như mê sảng khi nó nhảy lên giá sách.
“Anh thấy chưa? Nếu anh ngưng được thói quen lố bịch là cướp lời ta thì chúng ta đã biết nên làm gì vào lúc này rồi,” Đại Tá gắt gỏng với Secretario - kẻ giờ đang yên lặng.
Trên trang sách có chữ ‘tẩy vết bẩn,” ngoài việc hướng dẫn tẩy vết chanh, mực Tàu, máu và xirô mâm xôi, chúng đã tìm được phương thức để tẩy váng dầu.
“‘Lau sạch phần bị bám váng với một miếng giẻ tẩm benzen.’ Chúng ta tìm thấy rồi!” Einstein ngoao lên.
“Chúng ta làm gì có thứ đó,” Zorba khịt mũi với một vẻ châm biếm rõ là không thành công lắm. “Chúng ta có thể tìm thấy benzen ở cái nơi chết tiệt nào kia chứ?”
“Ờ, nếu ta không nhầm, trong hầm nhà chúng ta có một cái can lớn đựng đầy chổi sơn được ngâm trong benzen. Secretario, anh biết anh phải làm gì rồi đấy,” Đại Tá la lớn.
“Scusi, xi-nho, nhưng tôi không hiểu ,” Secretario xin lỗi.
“Rất đơn giản: dễ lắm. Anh nhúng cái đuôi của mình vào benzen, rồi chúng ta sẽ chạy tới lo cho cô hải âu tội nghiệp,” Đại Tá giảng giải, mắt nhìn lảng sang hướng khác.
“Á, không! Không được ! Không phải tôi!” Secretario phản đối.
“Ta nhắc lại cho anh là trong thực đơn chiều nay suất gan và nước sốt sẽ tăng gấp đôi,” Đại Tá ngâm nga.
“Nhúng đuôi của tôi vào cái của benzina đấy… Ôi Mamma mia*! Có phải ngài vừa nói gan với nước sốt không?”
Einstein quyết định sẽ đi cùng chúng, vậy là cả bốn con mèo phi thẳng về phía cửa ra. Khi đưa mắt nhìn theo đám mèo, con đười ươi - kẻ vừa nốc cả vại bia – ra vẻ đồng tình với chúng bằng một chuỗi ợ không thành tiếng.
--- ------ ------ ---------
* Mama mia: tiếng Ý, nghĩa là “mẹ ơi”
CHƯƠNG 8:ZỎBA BẮT ĐẦU THỰC HIỆN LỜI HỨA CỦA MÌNH
Bốn con mèo nhảy từ mái nhà xuống ban công, và ngay lập tức biết rằng chúng đã về quá muộn. Đại Tá, Einstein và Zorba ngắm nhìn hình hài không còn sự sống của cô hải âu đầy thành kính, còn Secretario quất cái đuôi của mình trong gió để mùi benzen bay đi.
“Ta tin chúng ta nên khép lại đôi cánh cho cô ấy. Đó là điều phải làm trong tình huống này,” Đại Tá buồn bã nói.
Vượt qua cảm giác khó chịu với những chiếc lông vũ dính đầy dầu, chúng khép đôi cánh sát vào cơ thể cô hải âu, và khi đang làm việc đó chúng phát hiện ra quả trứng màu trắng đốm xanh.
“Quả trứng! Cô ấy đã làm được rồi! Cô ấy đã sinh ra quả trứng!” Zorba reo lên.
“Giờ thì anh đã tự trói mình vào một tình thế phức tạp rồi đấy, caro amico. Một tình thế thực sự phức tạp!” Đại Tá lên tiếng nhắc nhở.
“Tôi phải làm gì với một quả trứng bây giờ?” Zorba thống thiết hỏi.
“Bella, bella!”* Có nhiều thứ để làm với một quả trứng lắm. Món ốp lết chẳng hạn,” Secretario mau mắn gợi ý.
“Ôi trời, đúng. Chỉ cần liếc qua từ điển bách khoa là chúng ta sẽ biết làm thế nào để có được món ốp lết khiến người ta thèm chảy dãi. Cái đó có ở trong tập mười lăm, vần O.” Einstein cả quyết nói.
“Không được nói thêm một từ nào về món ốp lết nữa! Zorba đã hứa với cô hải âu tội nghiệp kia rằng sẽ chăm lo cho quả trứng và đứa con của cô ấy. Anh ấy đã thề nguyện bằng danh dự, và lời thề của một con mèo ở cảng cũng là lời thề của mọi con mèo khác, vì thế không ai được rờ tới quả trứng!” Đại Tá trịnh trọng tuyên bố.
“Nhưng tôi không biết chăm sóc một quả trứng như thế nào cả! Tôi chưa từng làm việc ấy bao giờ,” Zorba ngao lên vô vọng.
Sáu con mắt hướng về phía Einstein. May ra trong cái từ-điển-bách-khoa trứ danh của nó có thứ gì đó liên quan tới chủ đề này.
“Tôi phải ngâm cứu tập hai mươi, chữ T. Các bạn có thể chắc chắn rằng chúng ta sẽ tìm thấy mọi thứ cần thiết để hiểu rõ quả trứng, nhưng ngay lúc này, tôi đề nghị phải có hơi ấm, hơi ấm cơ thể, thật nhiều hơi ấm cơ thể.” Einstein lên giọng thuyết giáo, dạy đời.
“Có nghĩa là anh phải nằm ra đó, nhưng đừng có làm món ốp lết,” Secretario nói thêm.
“Chính là điều tôi định đề xuất đấy. Zorba, anh ở lại đây coi chừng quả trứng và chúng tôi sẽ tháp tùng Einstein đi xem cái tư điền… cái trụ đèn bách hoa… trời ạ, anh biết tôi định đề cập tới cái gì rồi đấy. Chúng tôi sẽ quay lại đây tối nay với thông tin hữu ích, và chúng ta sẽ cùng chôn cô hải âu đáng thương này,” Đại Tá sắp xếp công việc trước khi nhảy vọt lên mái nhà.
Einstein và Secretario theo chân nó. Zorba bị bỏ lại ở ban công với quả trứng và cô hải âu đã chết. Rất khẽ khàng, nó nằm xuống và khều quả trứng lại gần bụng. Nó thấy thật kỳ cục. Nó nghĩ tới chuyện mình sẽ bị chọc ghẹo ra sao nếu hai con mèo vô lại vừa chạm mặt lúc sáng trông thấy nó lúc này.
Nhưng lời hứa vẫn là lời hứa, và vì thế, được sưởi ấm dưới ánh mặt trời, nó ngủ thiếp đi với quả trứng lốm đốm xanh kề ngay bên cái bụng to tròn, mập ú, đen tuyền.
--- ------ ------
* Bella: tiếng Ý, nghĩa là “tuyệt”
Kengah dang cánh bay lên, nhưng con sóng đang xô tới quá nhanh. Sức sóng nhấn chìm cô xuống nước và khi cô ngoi được lên, ánh sáng ban ngày đã tắt. Cô lắc đâu lia lịa, nhận ra mình vừa ngoi qua một lớp sóng đen đầy váng dầu suýt làm cô mù mắt.
Kengah, cô chim hải âu với bộ lông vốn màu ánh bạc, cố ngụp đầu sâu xuống nước cho tới khi chút ánh sáng le lói xuyên qua được lớp váng dầu nặng trịch đang che phủ mắt cô. Thứ chất lỏng dính như keo mà loài hải âu coi như tử thần màu đen của chúng giờ đây đang ép chặt đôi cánh vào mạng sườn cô. Cô cuống quýt đạp chân, hi vọng có thể bơi thật nhanh để thoát khỏi dòng nước đen đó.
Toàn thân bị co rút căng cứng, nhưng cuối cùng cô cũng tới được mép lớp váng dầu và nhoài người sang vùng nước sạch. Cô chớp mắt liên hồi, cố rửa sạch bằng cách ngâm đầu thật lâu trong nước. Nhưng khi ngước lên bầu trời, cô chỉ nhìn thấy vài cụm mây đang trôi bồng bềnh giữa mặt biển và vòm trời khổng lồ. Bạn bè của cô trong đàn Hải Đăng Cát Đỏ đã bay đi xa, rất xa rồi.
Đó là quy định. Bản thân cô đã từng nhìn thấy những con chim hải âu khác hoảng loạn trước con sóng tử thần màu đen, và dù cả đàn đều muốn quay lại cứu giúp kẻ xấu số, nhưng chúng biết rõ rằng điều đó là không thể. Chúng chẳng giúp được gì nữa cả. Bởi vậy, đàn của cô cứ thế bay, tuân thủ luật cấm chứng kiến cái chết của thành viên trong bầy.
Với đôi cánh bất động, nhanh chóng bị dính chặt vào cơ thể, hải âu dễ dàng trở thành mồi cho cá lớn. Hoặc chúng phải chờ đợi cái chết từ từ, bị bóp ngạt bởi dầu thấm dần qua lớp lông vũ, bịt kín lỗ chân lông.
Kết cục nghiệt ngã của số phận đang chờ đợi Kengah. Cô chỉ ước sao có một bộ hàm lớn của con cá khổng lồ nào đó nhanh chóng nuốt chửng lấy mình.
Bọn nhơ bẩn! Khi chờ đợi màn kết của cuộc đời mình, Kengah nguyền rủa tất cả loài người. “Nhưng không phải tất cả họ. Công bằng là thế,” cô thì thào yếu ớt.
Từ trên trời cao, cô vẫn quan sát các con tàu chở dầu lớn thường lợi dụng những ngày có sương mù dọc bờ biển, chạy hơi nước ra xa khỏi đất liền để thau rửa các thùng dầu. Người ta trút xuống biển hàng nghìn lít thứ chất lỏng sền sệt, hôi hám đó rồi nhờ những con sóng đánh dạt ra xa. Nhưng cô cũng từng nhìn thấy mấy tàu nhỏ đi áp sát đám tàu chở dầu để ngăn chúng xả bừa bãi. Đáng tiếc thay, những con tàu được phủ lên lớp sơn bảy sắc câu vồng đó thường không tới kịp để bảo vệ biển khỏi bị ô nhiễm.
Kengah trải qua những giờ phút dài nhất trong cuộc đời khi bập bềnh trên sóng, kinh hoàng tự hỏi phải chăng cô đang chờ đợi cái chết đáng sợ nhất trên đời. Kinh khủng hơn chuyện bị một con cá ăn thịt, kinh khủng hơn chuyện thể xác đớn đau vì nghẹt thở, đó là chết đói.
Tuyệt vọng với ý nghĩ về cái chết mòn mỏi dó, cô cựa quậy và sửng sốt nhận ra lớp dầu không dính đét đôi cánh vào thân mình. Cánh cô phủ đầy thứ chất đặc quánh đen sì, nhưng chí ít cô vẫn có thể dang chúng ra.
“Mình có thể vẫn còn chút cơ hội để thoát khỏi cảnh này, và biết đâu, có thể nếu mình bay cao, thật cao, mặt trời sẽ nung chảy lớp dầu,” Kengah thốt lên bi thảm.
Cô nhớ lại câu chuyện của bác hải âu già từ quần đảo Frisian về một con người tên là Icarus. Để thực hiện giấc mơ được bay liệng trên bầu trời, anh làm cho mình một đôi cánh từ lông vũ đại bàng. Và rồi anh ta cũng bay được thật... bay cao, cao tận sát mặt trời, tới mức hơi nóng hun chảy lớp sáp anh dùng để kết dính những sợi lông, thế là anh rơi tuột xuống mặt đất.
Kengah đập cánh thật mạnh, quắp chân ra sau, lao lên cao được một thước trên mặt sóng, rồi lại rơi cắm đầu xuống nước. Trước khi cố thêm lần nữa, cô lặn xuống nước rồi di chuyển cánh từ sau ra trước. Lần này, cô đã bay cao được hơn ba thước trước khi rơi xuống.
Thứ dầu đáng nguyền rủa đã ken chặt phần lông đuôi khiến cô không thể nào điều khiển được hướng bay lên của mình. Cô lặn xuống lần nữa và cố rỉa cho hết thứ chất đặc quánh dính chặt lấy đuôi mình. Cô cố chịu đựng đau đớn mỗi khi không may rứt phải một chiếc lông vũ, cho tới lúc cảm thấy vừa lòng rằng bộ phận điều chỉnh hướng của mình đã được giải phóng chút ít.
Tới lần nỗ lực thứ năm, Kengah đã thành công: cô bay lên được.
Cô đập cánh điên cuồng, nhưng sức nặng của lớp dầu khiến cô không thể lướt bay được nữa. Chỉ một phút ngơi nghỉ, cô đã lộn nhào xuống dưới. May thay, cô vẫn còn trẻ, cơ bắp vẫn phản ứng ổn thoả được ngay.
Cô bay lên cao hơn nữa. Vỗ cánh, vỗ cánh không ngừng, cô nhìn xuống và mơ hồ nhận ra đường viền trắng mờ của bờ biển. Cô cũng nhìn thấy vài ba con tàu đang di chuyển như những vật thể nhỏ xíu trên lớp áo xanh đại dương. Cô bay lên cao, nhưng niềm hy vọng vào sức nóng mặt trời đã không thành. Có thể nhiệt độ của những tia nắng quá yếu ớt, hay tại lớp dầu trên thân thể cô quá dày.
Kengah biết rằng sức cô không thể duy trì thêm được nữa, bởi vậy, cô bay vào đất liền, cố tìm một nơi để hạ cánh, dọc theo lằn xanh ngoằn ngoèo của dòng Elbe.
Những cú đập cánh càng lúc càng trở nên nặng nề, cô đuối sức. Cô bay mỗi lúc một thấp hơn.
Trong nỗ lực tuyệt vọng để bay cao lên chút nữa, cô nhắm chặt mắt và đập cánh với chút sức lực còn lại. Cô không biết mình đã nhắm mắt bao lâu, nhưng khi mở ra, cô thấy mình đang bay trên một toà tháp cao có phong hướng tiêu (*) nạm vàng trên đỉnh.
(*) Một loại chong chóng được cắm trên đỉnh các toà nhà để chỉ hướng gió
“Nhà thờ Thánh Michael!” cô rền rĩ khi nhận ra toà tháp nhà thờ Hamburg.
Đôi cánh không thể vỗ thêm một lần nào nữa.
CHƯƠNG 4:KẾT THÚC CHUYẾN BAY
Con mèo mun to đùng, mập ú đang sưởi nắng ở ban công, rên gừ gừ, yên ổn tận hưởng cảm giác sung sướng được nằm ườn ra đấy, phơi bụng, khoan khoái trong ánh mặt trời ấm áp, bốn bàn chân nó thu lại và cái đuôi duỗi dài.
Đúng vào khoảnh khắc nó đang lật người lại để phơi lưng ra dưới nắng, nó chợt nghe thấy tiếng vù vù từ một vật thể bay mà nó không thể xác định được, một cái gì đó đang lao tới với tốc độ kinh khiếp. Báo động! Nó nhảy dựng lên, bốn chân lấy đà, sẵn sàng nhảy sang một bên để né cô chim hải âu đang rơi thẳng xuống ban công.
Đó là một nàng chim hết sức dơ bẩn. Toàn thân cô bám đầy thứ chất đen sì, hôi rình.
Zorba nhích tới khi cô hải âu lẩy bẩy cố đứng lên, kéo lê theo đôi cánh: “Đáp cánh cũng không được duyên dáng lắm nhỉ,” nó bảo.
“Tôi xin lỗi. Tôi không làm sao khác được,” cô chim áy náy nói.
“Mièo ơi! Cô em trông kinh quá! Cái thứ gớm ghiếc gì bám đầy người cô em thế kia! Mà cô em bốc mùi ghê quá đi thôi!” con mèo hít hít.
“Tôi bị đắm trong váng dầu. Tử thần nơi biển cả. Tôi sắp chết rồi!” cô hải âu rên lên ai oán.
“Chết? Nói tầm bậy tầm bạ! Cô em mệt và bẩn một tí. Thế thôi. Sao cô em không bay sang chỗ vườn thú ấy? Cũng chẳng xa đây lắm đâu, ở đó các bác sĩ thú ý có thể chăm sóc cho cô em,” Zorba nói.
“Tôi không thể. Đây là chuyến bay cuối cùng rồi,” cô chim thì thào gần như không thành tiếng, rồi nhắm mắt lại.
“Đừng có chết ở đây. Nghỉ ngơi một tí đi, cô sẽ thấy khá lên thôi. Cô đói không? Tôi sẽ mang cho cô chút thức ăn của tôi, làm ơn đừng chết,” Zorba van xin, bò sát lại cô hải âu đã lịm đi.
Vượt qua cảm giác ghê tởm, con mèo liếm lên đầu cô hải âu. Thứ chất màu đen bám lên cô có vị khủng khiếp y như mùi. Khi đầu lưỡi nó lướt trên cổ cô chim, con mèo có thể nhận thấy hơi thở cô chim đang càng lúc càng yếu ớt.
“Nghe này, cô bạn nhỏ. Tôi muốn giúp cô, nhưng tôi chẳng biết làm thế nào cả. Cố nghỉ ngơi đi, trong lúc tôi chạy đi tìm cách nào cứu một con hải âu ốm,” Zorba nói vọng lại, lấy đà nhảy lên trên nóc nhà.
Khi nó đang chuyển hướng nhảy sang phía cây dẻ, nó nghe thấy tiếng cô chim gọi nó quay lại.
“Cô muốn tôi cho cô một chúc thức ăn à?” nó hỏi hơi vững dạ.
“Tôi sắp sinh một quả trứng. Với tất cả sức lực còn lại, tôi sẽ sinh một quả trứng. Bạn mèo tốt của tôi, ai cũng có thể thấy anh là một con vật rất tử tế có tấm lòng nhân ái cao quý. Bởi vậy, tôi muốn anh hứa với tôi ba điều. Anh hứa với tôi được không?” Kengah nói, cố gắng chậm chạp đứng lên, nhưng vô ích.
Zorba nghĩ cô chim khốn khổ này đang bị mê sảng rồi, và vì cô đang rơi vào tình trạng đáng thương tới mức ấy, nó không còn lựa chọn nào khác ngoài cách tỏ ra rộng lượng. “Tôi hứa là tôi sẽ làm những gì cô muốn. Nhưng bây giờ, cô cứ nghỉ ngơi cái đã,” nó nói đầy thương cảm.
“Tôi không còn thời gian nữa rồi. Hãy hứa với tôi anh sẽ không ăn quả trứng!” Kengah mở mắt, thều thào.
“Tôi xin hứa rằng tôi sẽ không ăn quả trứng!” Zorba lặp lại câu nói.
“Hứa với tôi anh sẽ chăm lo cho quả trứng đến khi con chim non ra đời,” cô nói, rướn cổ cao lên một chút.
“Tôi xin hứa rằng tôi sẽ chăm lo cho quả trứng đến khi con chim non ra đời.”
“Và hãy hứa với tôi anh sẽ dạy nó bay,” Kengah hổn hển nói, nhìn thẳng vào mắt con mèo.
Đến lúc này thì Zorba biết cô chim tội nghiệp không chỉ mê sảng, cô ta khùng hoàn toàn rồi.
“Tôi hứa là sẽ dạy nó bay. Và giờ thì cô nghỉ ngơi đi, tôi đi kiếm người giúp,” Zorba bảo cô, nhảy phốc một cái lên mái nhà lợp ngói.
Kengah nhìn lên bầu trời, tạ ơn những làn gió tốt lành đã nâng cánh cô trong suốt cuộc đời, và cô trút hơi thở cuối cùng, một quả trứng lốm đốm xanh lăn ra từ cơ thể đẫm dầu của cô.
CHƯƠNG 5:KIẾM TÌM LỜI
Zorba phi như tên bắn xuống khỏi cây dẻ, chạy một mạch qua sân trong để tránh mấy con chó đi rông, rời khỏi ngôi nhà, ngó chừng kỹ càng xem có chiếc xe ô tô nào đi qua không rồi mới băng sang đường, thẳng tới Cuneo, một nhà hàng Ý trên bến cảng.
Hai con mèo hoang đang ngửi ngửi thùng rác thấy nó chạy hối hả ngang qua.
“Ê, cu! Mày có thấy cái tao vừa thấy không? Rời mắt khỏi miếng bánh mì nuột nà đó coi nào,” một con nheo nhéo nói.
“Đây đây. Sao mà đen quá thế. Nó làm mày nhớ đến viên mỡ lợn hả? Ối không, trông giống cục nhựa đường hơn. Chạy đi đâu đấy, nhựa đường?” con đầu tiên cất tiếng.
Dù rất lo lắng cho cô hải âu, nhưng Zorba không thể bỏ qua cơ hội ra oai với hai con mèo đầu đường xó chợ này. Vì thế, nó tạm ngưng công cuộc chạy, rồi với bộ lông xù ra, dựng đứng ở hai bên mạng sườn, nó nhảy phắt lên nắp cái xô rác.
Rất chậm rãi, nó chĩa bàn chân trước ra, xoè tưng cái vuốt vừa cong vừa dài như kim khâu thảm, dí sát vào mặt con mèo mà nó cho rằng mình có thể át vía được. “Thích chơi không? Ờ, tao còn chín cái vuốt ngon hơn nữa kia. Mày có thích nếm vài cú cào ở miếng sườn vàng khè của mày không?” nó hỏi bằng giọng thách thức.
Nhìn cái vuốt đang dứ ngay trước mắt, con mèo kia lập cập mãi rồi mới cất nên lời: “Em đâu dám, đại ca. Đẹp trời quá nhỉ? Đại ca có thấy thế không?” Mắt con mèo hoang cứ trân trối nhìn vào cái vuốt.
“Còn mày? Mày định lèm bèm gì?” Zorba hất mặt sang con mèo thứ hai.
“Hơ, em cũng nghĩ hôm nay tốt trời ạ. Rất tốt để đi dạo ạ, à, có thể hơi lạnh một tí ạ.”
Giải quyết xong vụ vặt vãnh đó, Zorba lại hối hả chạy tới nhà hàng, nơi những người phục vụ đang chuẩn bị bàn cho khách ăn trưa. Nó dừng lại ở cửa, meo lên ba tiếng, và ngồi xuống đợi. Vài phút sau, Secretario - một con mèo nhập cư gốc Ý gầy gò bước ra. Râu ria nó gần như trụi cả, chỉ còn hai sợi lông dài ở hai bên cánh mũi.
“Scusi*, chúng tôi xin rứt xin lỗi, nhưng nếu quý khách chưa đặt bàn, chúng tôi xin lỗi không thể phục vụ được. Quán đã rất đông rồi,” Secretario nói bằng giọng Ý lơ lớ. Nó còn định nói thêm vài từ, nhưng Zorba đã cắt ngang.
“Tôi muốn nói chuyện với ngài Đại Tá một tí. Chuyện khẩn cấp!”
“Khẩn cấp! Lúc nào mà chã có gã nào đó với ba cái chiện cấp tốc vào giờ chót. Để tôi coi có làm được gì không, nhưng chỉ là vì nó rứt khẩn cấp đấy nhá,” Secretario ngoao lên, rồi lui vào trong nhà hàng.
Tuổi tác của ngài Đại Tá là một điều bí mật. Có kẻ nói ngài đã nhiều tuổi như cái quán ăn mà ngài gọi là nhà này, một số khác khăng khăng thậm chí ngài còn già hơn. Nhưng tuổi tác không là vấn, bởi lẽ tất cả mọi người đều nhớ rằng từ hồi còn trẻ, ngài đã lừng danh với tên gọi Đại Tá Bóng Đêm, và rằng ngài có được biệt tài kỳ lạ trong việc đưa ra lời khuyên cho lũ mèo gặp rắc rối. Cho dù ngài chưa từng hòa giải được vụ ẩu đả nào, nhưng chỉ riêng lời khuyên của ngài thôi đã làm dịu bớt tình hình rồi. Với tuổi tác và tài năng đó của mình, ngài Đại Tá là một trong những con mèo lãnh đạo có uy quyền nhất ở cảng.
Secretario đủng đỉnh quay lại.
“Theo tôi. Ngài Đại Tố sẽ gặp anh, thật chã giống bình thường…,” nó bảo.
Zorba đi theo nó. Lách qua những chân bàn chân ghế, chúng đi thằng về phía cánh cửa hầm rượu. Chúng nhảy xuống bậc của cái cầu thang hẹp và ở dưới đáy hầm là ngài Đại Tá, đuôi như cái cột cờ, đang kiểm tra nút bấc của mấy chai sâm banh.
“Porca miseria*! Bọn chuột đã nhằn hết nút mấy chai ngon nhất trong nhà rồi. Ô Zorba! Caro Amico*!” Đại Tá cất lời chào người bạn thân của ngài. Cũng giống như Secretario, ngài Đại Tá khoái khoe khoang một chút nguồn gốc Ý của mình.
“Mong ngài tha thứ cho tội quấy rầy khi ngài đang bận bịu, nhưng tôi gặp một chuyện nghiêm trọng lắm và cần lời khuyên của ngài” Zorba phân trần.
“Ta luôn sẵn sàng phục vụ, caro amico. Secretario! Đãi mio amico* đây một chút lasagna al forno* mà họ cho chúng ta sáng nay,” ngài Đại Tá ra lệnh.
“Nhưng hít rồi. Mà tôi mới khịt mũi một cái không hơn đấy,” Secretario làu bàu.
Zorba cảm ơn, và nói dù sao mình cũng chưa đói. Nó vội vàng kể về sự xuất hiện kịch tính, tình trạng đáng thương của cô hải âu cùng những lời hứa mà nó buộc phải nói với cô. Con mèo già yên lặng lắng nghe, rồi nó vừa ngẫm nghĩ về vấn đề vừa giật giật sợi ria dài. Cuối cùng nó ngao lên, “Porca miseria! Chúng ta phải giúp cô nàng hải âu đáng thương kia có thể bay trở lại.”
“Đúng,” Zorba gật đầu. “Nhưng bằng cách nào?”
“Sao chúng ta không tới gặp ngài giáo sô, ngài Einstein ấy. Ngài bít hết mọi thứ trên đời mà,” Secretario đề nghị.
“Đúng. Ý kiến hay đấy. Tôi sẽ tới gặp Einstein.” Zorba đồng tình.
“Chúng ta cùng đi. Trên bến cảng này, vấn đề của một con mèo là vấn đề của tất cả đồng bọn mèo,” ngài Đại Tá long trọng tuyên bố.
Ba con mèo rời khỏi căn hầm, băng qua hành lang bên trong dãy nhà trông ra bến cảng, hối hả chạy tới ngôi đền của con mèo có tên là Einstein.
--- ------ ------ ---------
* Scusi: tiếng Ý, nghĩa là “Xin lỗi”
* Porca miseria: tiếng Ý, nghĩa là “khốn khổ khốn nạn”
* Caro amico: tiếng Ý, nghĩa là “bạn quý”
* Mio amico: tiếng Ý, nghĩa là “bạn của ta”.
* Lasagna al forno: Món của người Ý bao gồm mì sợi, thịt bò, pho mát, cà chua và các nguyên vật liệu khác trộn lẫn và nướng trong lò
CHƯƠNG 6;CHỐN KÌ LẠ
Einstein ngụ ở một nơi tương đối khó miêu tả, thoạt nhìn bạn có thể cho rằng đó là một cửa hàng bừa bộn các loại máy móc kỳ cục, một bảo tàng trưng bày mấy thứ lai căng chả-biết-gọi-là-gì, một nhà kho chứa mớ đồ cơ khí biết-chết-liền, một thư viện hỗn độn nhất thế giới hoặc phòng thí nghiệm các linh kiện kỳ dị của nhà phát minh thông thái nào đó. Nhưng nó không là bất kỳ thứ nào ở trên, hoặc đúng ra nó còn hơn cả tất cả những thứ kia cộng lại.
Nơi đó có tên Hiệu tạp hoá Bến cảng Harry, và chủ nhân của nó, ông Harry, là một thủy thủ già lão luyện, suốt mười lăm năm rong ruổi qua mọi đại dương, đã dâng hiến mình cho việc sưu tầm tất cả đồ vật có thể tìm thấy trên hàng trăm bến cảng ông từng ghé qua.
Khi tuổi già đã in dấu lên xương cốt, ông Harry quyết định kết thúc cuộc đời đi biển của mình để trở thành người sống trên cạn, và mở một hiệu tạp hoá để bày mớ đồ sưu tầm hỗn độn kia. Ông đã thuê một ngôi nhà ba tầng trên con phố ở ngay cảng biển, nhưng rõ là nó quá nhỏ để trưng bày hết đồ đạc của cửa hiệu tạp hoá lạ lùng. Rồi ông thuê tiếp căn bên cạnh, một ngôi nhà hai tầng và cũng tương tự, nó vẫn chưa đủ lớn. Sau khi đã thuê nốt ngôi nhà thứ ba, ông mới có thể trưng bày toàn bộ khối đồ đạc theo trật tự, thật thế, với một lối cảm quan sắp xếp rất đỗi kỳ cục.
Ở trong ba ngôi nhà, nối với nhau bằng những cầu thang hẹp, có tới cả triệu thứ đồ vật. Trong số chúng, vài món đáng được lưu ý đặc biệt: 7200 mũ vành mềm, không bị thổi bay trong gió; 160 bánh xe từ những chiếc tàu đã phát chóng mặt vì đi vòng quanh thế giới; 245 đèn tàu soi xuyên làn sương mù dày mờ như súp đậu; 12 máy điện tín chạy điện méo mó dưới bàn tay chắc khoẻ của những thuyền trưởng hay la lối; 256 la bàn khôngbao giờ xoay về hướng Bắc; 6 con voi gỗ to như thật; 2 con hươu cao cổ nhồi bông tạo dáng như đang nhìn ngắm thảo nguyên; 1 con gấu Bắc cực nhồi bông có cánh tay phải của nhà thám hiểm người Nauy trong bụng; 700 cái quạt mỗi khi quay lại gợi nhớ tới làn gió chiều trong lành ở xứ nhiệt đới; 1200 võng đay canh chừng cho giấc ngủ đêm ngon lành; 1300 con rối ở đảo Sumatra không biểu diễn gì khác ngoài những câu chuyện tình; 129 bảng chiếu phong cảnh những miền đất nơi người ta luôn hạnh phúc; 54000 cuốn tiểu thuyết được viết bằng 47 ngôn ngữ; 2 phiên bản tháp Eiffel, cái thứ nhất làm từ nửa triệu đinh ghim, cái thứ hai là từ 300000 que tăm; 3 khẩu pháo của cướp biển Anh; 17 mỏ neo dưới đáy biển Bắc; 2000 bức vẽ hoàng hôn; 17 máy đánh chữ từng thuộc về những nhà văn danh tiếng; 128 quần flanen dài dành cho người cao trên mét tám; 7 áo khoác dự tiệc cho người lùn; 500 tẩu thuốc nhét đầy bọt biển; 1 dụng cụ đo thiên thể khăng khăng chỉ về chòm Nam Thập Tự; 7 vỏ ốc khổng lồ từ đó vọng tiếng xa xăm của những con tàu ma bí ẩn; 12 kilômét lụa đỏ; 2 cánh cửa tàu ngầm; và một loạt những thứ kỳ quặc khác quá vụn vặt để liệt kê.
Muốn thăm hiệu tạp hoá của Harry, bạn phải trả lệ phí vào cửa, và một khi đã bước vào trong, bạn phải có khả năng định hướng đâu ra đấy nếu không muốn đi lạc trong mê cung của những căn phòng không cửa sổ, hành lang dài và cầu thang hẹp.
Harry nuôi hai thú cưng: Matthew, con đười ươi làm việc với tư cách nhân viên thu vé kiêm bảo vệ cho người thuỷ thủ già, cùng ông chơi cờ đam – dĩ nhiên nó chơi rất tệ, uống bia của ông, và cố bày trò bịp mấy vị khách. Con vật may mắn còn lại là Einstein, một con mèo xám gầy gò, nhỏ con, dành phần lớn thời gian cho việc nghiên cứu hàng nghìn cuốn sách từ bộ sưu tập của ông chủ.
Đại Tá, Secretario và Zorba lon ton chạy vào hiệu tạp hoá với ba cái đuôi chổng ngược. Chúng tiếc rẻ khi không thấy Harry đằng sau quầy bán vé bởi ông cụ thường nói những lời âu yếm và ban cho chúng mấy mẩu xúc xích.
“Này này hượm đã, bọn nhếch nhác kia! Chúng mày quên không trả tiền rồi,” Matthew lào khào quát.
“Từ thưở nào các gatto* phải trả tiền thế?” Secretario phản ứng.
“Bảng trước cửa đã ghi: ‘Phí vào xem: 2 mác’. Không thấy ghi mèo được xem miến phí. Tám mác đưa đây không thì biến,” con đười ươi rít lên đanh gọn.
“Scusi, xi-nho* Khỉ, nhưng tôi sợ rằng đếm chác không phải thế mạnh của ông,” Secretario trả miếng.
“Đấy đúng là điều ta định nói. Một lần nữa, anh lại chặn ngang lời của ta,” Đại Tá phàn nàn.
“Bla bla bla. Hoặc trả tiền hoặc đi ra,” Matthew nạt nộ.
Zorba vọt lên bàn bán vé và nhìn trừng trừng vào mắt con đười ươi. Nó nhìn cho tới khi Matthew phải chớp mi, ứa cả nước mắt. “Thôi được rồi, thì sáu mác. Con đười ươi nào cũng có thể tính nhầm,” Matthew the thé.
Zorba vẫn nhìn chằm chằm vào nó, bật ra một cái vuốt ở bàn chân trước bên phải. “Mày thích cái này không, Matthew? Này, tao còn có tới chín cái nữa đấy. Mày có tưởng tượng được cả mười cái cắm vào bộ ********* đỏ mà lúc nào mày cũng vênh váo phơi ra không?” nó từ tốn đe doạ.
“Ơ, lần này thì tôi sẽ làm ngơ vậy,” con đười ươi gật gù, cố tỏ vẻ bình tĩnh. “Các anh có thể vào.”
Ba con mèo, đuôi vểnh cao kiêu hãnh, biến mất trong mê cung của những hành lang.
--- ------ ------ ------
* Gatto: Tiếng Ý, nghĩa là “mèo”.
* Xi-nho: Tiếng Ý, nghĩa là “ông”, “ngài”
CHƯƠNG 7:GIÁO SƯ MÈO
“Khủng khiếp! Khủng khiếp! Một điều khủng khiếp đã xảy ra,” Einstein rền rĩ, con mèo đó, rất xứng đáng với cái tên của mình, biết tất cả mọi điều cần phải biết.
Nó đang căng thẳng đi tới đi lui trước cả đống sách để mở trên sàn nhà, thỉnh thoảng lại lấy hai chân trước ôm đầu. Nó xem chừng đang thật sự tan nát cõi lòng.
“Có điều gì… sai trái ạ?” Secretario hỏi.
“Đó chính xác là điều ta đang định hỏi đấy,” Đại Tá nói, tỏ vẻ không hài lòng.
“Thôi nào. Có chuyện gì mà tệ đến thế,” Zorba bày tỏ ý nghĩ.
“Không tệ đến thế à? Khủng khiếp. Khủng khiếp lắm! Bọn chuột đáng nguyền rủa đó đã gặm nát cả một trang của tập bản đồ. Bản đồ Madagascar tiêu rồi. Khủng khiếp quá đi mất,” Einstein giận dữ phản đối, giật bần bật mấy sợi râu.
“Secretario, nhớ nhắc ta rằng phải trị cho lũ phá hoại Masacar... Masgacar… ờ, anh biết ta định nói gì rồi đấy,” Đại Tá bảo.
“Madagascar,” Secretario phát âm lại chuẩn xác.
“Chúng tôi sẽ giúp ông một tay, Einstein, nhưng lúc này chúng tôi có mặt ở đây bởi chúng tôi có rắc rối lớn, và vì ông biết tất cả mọi điều, có thể ông sẽ giúp được chúng tôi,” Zorba giải thích, và ngay lập tức kể lại câu chuyện của cô hải âu cho Einstein nghe.
Einstein chăm chú lắng nghe. Nó gật đầu tiếp nhận các chi tiết, và mỗi lúc cái đuôi giật giật đầy căng thẳng trước những xúc cảm mà lời kể của Zorba khuấy động, nó lại cố đè đuôi dưới hai chân sau.
“… và vì thế tôi để cô ấy nằm đấy, trong tình trạng tệ lắm, mới một lúc thôi…” Zorba kết thúc câu chuyện.
“Câu chuyện khủng khiếp! Khủng khiếp! Hừmmm, để tôi xem… hải âu… hải âu… dầu… dầu… hải âu bị ốm… chính là nó! Chúng ta phải tra cứu từ điển bách khoa thôi!” Einstein la lên vui mừng.
“Tra cứu gì cơơ?” ba con mèo kia hỏi.
“Từ-điển-bách-khoa. Cuốn sách tri thức. Chúng ta phải tra ở tập bốn và tập tám, tương ứng với chữ D cho dầu và chữ H cho hải âu.” Einstein nói rành mạch.
“Thế thì cho chúng tôi xem cái từ đẻn… từ đẻn bác kho… cái thứ đó đi,” Đại Tá tỏ ý không bằng lòng.
“Từ-điển-bách-khoa,” Secretario phát âm từ tốn.
“Thì đó là cái ta định nói đấy mà!” Đại Tá nổi cáu.
Einstein trèo lên trên đống lỉnh kỉnh đồ đạc, nơi mấy cuốn sach dày cộp, nom rất bệ vệ ngự thành một hàng. Khi đã dò ra được chữ D và chữ H trên gáy sách, nó khều chúng rơi xuống khỏi giá. Rồi nó nhảy xuống, với mấy cái móng cụt ngủn mòn đi vì đã giở qua quá nhiều cuốn sách, nó lật hết trang này sang trang nọ. Đám mèo còn lại theo dõi và kính cẩn lặng yên mỗi khi nghe những tiếng meo hết sức khẽ khàng của Einstein.
“Đúng rồi, tôi tin là chúng ta đã đi đúng đường. Thú vị lắm. Chúng ta sắp tới nơi rồi. Đây là “đoạn đầu đài.” Xin cảm ơn, vô cùng thú vị. Nghe này, các bạn: ‘hệ thống gồm có một lưỡi dao nặng treo cao, giữa hai cây cọc dựng thẳng và được thả xuống để chặt đầu nạn nhân bên dưới.’ Ôi trời. Thật là Khủng khiếp,” Einstein kêu lên như bị mê hoặc.
“Chúng tôi chã hứng thú gì với đoạn đầu đài. Chúng tôi ở đây vì một cô hải âu,” Secretario cắt ngang.
“Thứ lỗi cho tôi. Đoạn đấy chỉ để dành cho chính tôi, từ điển bách khoa thật không thể cưỡng lại nổi. Lần nào nhìn vào các trang sách, tôi cũng học được thêm một thứ mới,” Einstein xin lỗi, và tiếp tục lật giở. “A, hải tảo, hải lưu, hải chiến… hải âu!”
Nhưng những gì từ điển bách khoa nói về hải âu không có ích cho lắm. hầu như tất cả những gì chúng nhận được là hải âu thuộc loài Ngân âu, có tên gọi đó bởi lông chúng có màu trắng bạc.
Và những gì chúng tìm được về dầu cũng vô ích trong việc chỉ cho chúng làm thế nào để cứu cô hải âu. Tệ hơn nữa, chúng phải dỏng tai nghe một bài giảng dài ngoằng của Einstein - kẻ khăng khăng muốn nói về Chiến Tranh Vùng Vịnh vào thập niên 90.
“Ôi rắc rối rồi đây! Chúng ta quay lại điểm bắt đầu rồi,” Zorba thốt lên.
“Thật là khủng khiếp! Khủng khiếp! Lần đầu tiên cuốn từ điển bách khoa làm tôi thất vọng,” Einstein rầu rĩ thừa nhận.
“Và trong cái Tuỳ điển.. cái tự đền bạch hổ.. ờ, anh biết ta định nói gì rồi đấy, có lời khuyên thiết thực nào bảo cách tẩy lớp váng dầu không?” Đại Tá thắc mắc.
“Sáng tạo lắm! Sáng tạo tuyệt vời! Đó chính là chỗ chúng ta có thể bắt đầu. Tôi sẽ lấy tập hai mươi ngay lập tức, chữ T cho ‘tẩy vết bẩn’,” Einstein thốt lên như mê sảng khi nó nhảy lên giá sách.
“Anh thấy chưa? Nếu anh ngưng được thói quen lố bịch là cướp lời ta thì chúng ta đã biết nên làm gì vào lúc này rồi,” Đại Tá gắt gỏng với Secretario - kẻ giờ đang yên lặng.
Trên trang sách có chữ ‘tẩy vết bẩn,” ngoài việc hướng dẫn tẩy vết chanh, mực Tàu, máu và xirô mâm xôi, chúng đã tìm được phương thức để tẩy váng dầu.
“‘Lau sạch phần bị bám váng với một miếng giẻ tẩm benzen.’ Chúng ta tìm thấy rồi!” Einstein ngoao lên.
“Chúng ta làm gì có thứ đó,” Zorba khịt mũi với một vẻ châm biếm rõ là không thành công lắm. “Chúng ta có thể tìm thấy benzen ở cái nơi chết tiệt nào kia chứ?”
“Ờ, nếu ta không nhầm, trong hầm nhà chúng ta có một cái can lớn đựng đầy chổi sơn được ngâm trong benzen. Secretario, anh biết anh phải làm gì rồi đấy,” Đại Tá la lớn.
“Scusi, xi-nho, nhưng tôi không hiểu ,” Secretario xin lỗi.
“Rất đơn giản: dễ lắm. Anh nhúng cái đuôi của mình vào benzen, rồi chúng ta sẽ chạy tới lo cho cô hải âu tội nghiệp,” Đại Tá giảng giải, mắt nhìn lảng sang hướng khác.
“Á, không! Không được ! Không phải tôi!” Secretario phản đối.
“Ta nhắc lại cho anh là trong thực đơn chiều nay suất gan và nước sốt sẽ tăng gấp đôi,” Đại Tá ngâm nga.
“Nhúng đuôi của tôi vào cái của benzina đấy… Ôi Mamma mia*! Có phải ngài vừa nói gan với nước sốt không?”
Einstein quyết định sẽ đi cùng chúng, vậy là cả bốn con mèo phi thẳng về phía cửa ra. Khi đưa mắt nhìn theo đám mèo, con đười ươi - kẻ vừa nốc cả vại bia – ra vẻ đồng tình với chúng bằng một chuỗi ợ không thành tiếng.
--- ------ ------ ---------
* Mama mia: tiếng Ý, nghĩa là “mẹ ơi”
CHƯƠNG 8:ZỎBA BẮT ĐẦU THỰC HIỆN LỜI HỨA CỦA MÌNH
Bốn con mèo nhảy từ mái nhà xuống ban công, và ngay lập tức biết rằng chúng đã về quá muộn. Đại Tá, Einstein và Zorba ngắm nhìn hình hài không còn sự sống của cô hải âu đầy thành kính, còn Secretario quất cái đuôi của mình trong gió để mùi benzen bay đi.
“Ta tin chúng ta nên khép lại đôi cánh cho cô ấy. Đó là điều phải làm trong tình huống này,” Đại Tá buồn bã nói.
Vượt qua cảm giác khó chịu với những chiếc lông vũ dính đầy dầu, chúng khép đôi cánh sát vào cơ thể cô hải âu, và khi đang làm việc đó chúng phát hiện ra quả trứng màu trắng đốm xanh.
“Quả trứng! Cô ấy đã làm được rồi! Cô ấy đã sinh ra quả trứng!” Zorba reo lên.
“Giờ thì anh đã tự trói mình vào một tình thế phức tạp rồi đấy, caro amico. Một tình thế thực sự phức tạp!” Đại Tá lên tiếng nhắc nhở.
“Tôi phải làm gì với một quả trứng bây giờ?” Zorba thống thiết hỏi.
“Bella, bella!”* Có nhiều thứ để làm với một quả trứng lắm. Món ốp lết chẳng hạn,” Secretario mau mắn gợi ý.
“Ôi trời, đúng. Chỉ cần liếc qua từ điển bách khoa là chúng ta sẽ biết làm thế nào để có được món ốp lết khiến người ta thèm chảy dãi. Cái đó có ở trong tập mười lăm, vần O.” Einstein cả quyết nói.
“Không được nói thêm một từ nào về món ốp lết nữa! Zorba đã hứa với cô hải âu tội nghiệp kia rằng sẽ chăm lo cho quả trứng và đứa con của cô ấy. Anh ấy đã thề nguyện bằng danh dự, và lời thề của một con mèo ở cảng cũng là lời thề của mọi con mèo khác, vì thế không ai được rờ tới quả trứng!” Đại Tá trịnh trọng tuyên bố.
“Nhưng tôi không biết chăm sóc một quả trứng như thế nào cả! Tôi chưa từng làm việc ấy bao giờ,” Zorba ngao lên vô vọng.
Sáu con mắt hướng về phía Einstein. May ra trong cái từ-điển-bách-khoa trứ danh của nó có thứ gì đó liên quan tới chủ đề này.
“Tôi phải ngâm cứu tập hai mươi, chữ T. Các bạn có thể chắc chắn rằng chúng ta sẽ tìm thấy mọi thứ cần thiết để hiểu rõ quả trứng, nhưng ngay lúc này, tôi đề nghị phải có hơi ấm, hơi ấm cơ thể, thật nhiều hơi ấm cơ thể.” Einstein lên giọng thuyết giáo, dạy đời.
“Có nghĩa là anh phải nằm ra đó, nhưng đừng có làm món ốp lết,” Secretario nói thêm.
“Chính là điều tôi định đề xuất đấy. Zorba, anh ở lại đây coi chừng quả trứng và chúng tôi sẽ tháp tùng Einstein đi xem cái tư điền… cái trụ đèn bách hoa… trời ạ, anh biết tôi định đề cập tới cái gì rồi đấy. Chúng tôi sẽ quay lại đây tối nay với thông tin hữu ích, và chúng ta sẽ cùng chôn cô hải âu đáng thương này,” Đại Tá sắp xếp công việc trước khi nhảy vọt lên mái nhà.
Einstein và Secretario theo chân nó. Zorba bị bỏ lại ở ban công với quả trứng và cô hải âu đã chết. Rất khẽ khàng, nó nằm xuống và khều quả trứng lại gần bụng. Nó thấy thật kỳ cục. Nó nghĩ tới chuyện mình sẽ bị chọc ghẹo ra sao nếu hai con mèo vô lại vừa chạm mặt lúc sáng trông thấy nó lúc này.
Nhưng lời hứa vẫn là lời hứa, và vì thế, được sưởi ấm dưới ánh mặt trời, nó ngủ thiếp đi với quả trứng lốm đốm xanh kề ngay bên cái bụng to tròn, mập ú, đen tuyền.
--- ------ ------
* Bella: tiếng Ý, nghĩa là “tuyệt”
Truyện mới nhất:
- Ba Con Đường, Một Trái Tim (Truyện ngôn tình)
- Bạn Thân Khác Giới Ư? (Truyện ngôn tình)
- Anh Ở Bên Em Đủ Gần Chưa? (Truyện ngôn tình)
- Câu chuyện về Cậu Bé và Hòn Đá Phép Thuật (Truyện dân gian)
- Nghìn lẻ một đêm (Nghìn lẻ một đêm)
- Giấc mơ và tuổi thơ (Truyện ngắn)
- Dưới bầu trời ngàn sao (Truyện Đam mỹ)
- Hành Trình Cứu Rỗi Linh Hồn (Truyện cổ tích)
- Mùa Hoa Cẩm Tú Trắng (Truyện tiểu thuyết)
- Nắng Chiều Bên Đồi Hoa (Truyện ngôn tình)
- Xem tất cả truyện >>
Xem thêm: Truyện Cười | Truyện ngắn | Truyện kể về Bác Hồ | Truyện Ngôn tình | Truyện Trạng Quỳnh | Truyện Cổ tích | Truyện cổ tích Việt Nam | Truyện cổ tích Thế giới | Truyện cổ tích Nhật Bản | Truyện Ngụ ngôn | Truyện Dân gian | Truyện ma - Truyện kinh dị | Thần thoại Việt Nam | Thần thoại Hy Lạp | Thần thoại Bắc Âu | Thần thoại Ai Cập | Truyện cổ Grimm | Truyện cổ Andersen | Nghìn lẻ một đêm | Tất cả truyện | Gửi truyện bạn biết >>
|
Bình luận
Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây
Tags: Con mèo dạy hải âu bay
Bạn có truyện hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi truyện
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!