LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

2. Cấu tạo bảng tuần hoàn

a. Ô nguyên tố

Ô nguyên tố cho biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó'

b. Chu kì

  • Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
  • Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron.
  • Bảng tuần hoàn hiện có 7 chu kì, các chu kì 1, 2, 3 là chu kì nhỏ; các chu kì 4, 5, 6, 7 là chu kì lớn.

c. Nhóm

  • Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chất tương tự nhau.
  • Mỗi nhóm được xếp thành một cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B. Nhóm IA (trừ H) là các kim loại mạnh, gọi là các kim loại kiềm; Nhóm VIIA là các phi kim mạnh, gọi là nhóm halogen; Nhóm VIIIA là các khí hiếm (hay khí trơ).
  • Số thứ tự của các nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử trong nhóm đó.

3. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

a. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.

Thí dụ: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3, nhóm VIIA. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất nguyên tử A và so sánh với các nguyên tố bên cạnh.

Giải: Số hiệu nguyên tử là 17, suy ra điện tích hạt nhân của nguyên tử A là 17+, nguyên tử A có 17 electron.

  • Ở chu kì 3, suy ra nguyên tử A có 3 lớp electron; nhóm VIIA suy ra lớp ngoài cùng có 7e.
  • Nguyên tố A (Cl) ở cuối chu kì 3 nên là một phi kim mạnh, tính phi kim của A mạnh hơn của nguyên tố trước nó trong cùng chu kì (là s có số hiệu là 16) và nguyên tố đứng dưới nó trong cùng nhóm (là Br có số hiệu nguyên tử là 35) nhưng kém nguyên tố phía trên nó trong cùng nhóm (là F có số hiệu nguyên tử là 9).

b. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó.

Thí dụ: Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron.

Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó.


 

8 trả lời
Hỏi chi tiết
1.042
3
1
Bộ Tộc Mixi
05/04/2020 20:45:51
Nguyên tắc 1: Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Nguyên tắc 2: Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. - Nguyên tắc 3: Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
tiểu kk
05/04/2020 20:47:15

- Nguyên tắc 1: Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Nguyên tắc 2: Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

- Nguyên tắc 3: Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột.

+ Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học (electron lớp ngoài cùng hoặc phân lớp kế ngoài cùng chưa bão hòa).

1
1
tiểu kk
05/04/2020 20:47:46

1. Ô nguyên tố

- Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng gọi là ô nguyên tố.

- Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

2
1
Bộ Tộc Mixi
05/04/2020 20:48:03

I/ TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM

1/ Tính kim loại – phi kim :

 · Tính kim loại :

                        M  - ne    ® Mn+

- Tính KL là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường e để trở thành ion dương.

- Nguyên tử càng dễ nhường e ® tính KL càng mạnh

 · Tính phi kim:

                        X + ne ® Xn-

- Tính PK là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận thêm e để trở thành ion âm.

- Nguyên tử càng dễ nhận e ® tính PK càng mạnh.

 · Không có ranh giới rõ rệt giữa tính KL và PK.

2/ Sự biến đổi tính kim lọai – phi kim :

         a/ Trong một chu kì : Trong 1 chu kì khi đi từ trái sang phải : Z+ tăng dần nhưng số lớp e không đổi à lực hút giữa hạt nhân với e ngoài cùng tăng à bán kính giảm à khả năng nhường e giảm( Tính KL yếu dần) à khả năng nhận thêm e tăng dần => tính PK mạnh dần

ð Trong mỗi chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính KL của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính PK mạnh dần.
 

b/ Trong một nhóm A : Trong 1 nhóm A khi đi từ trên xuống : Z+ tăng dần và số lớp e cũng tăng à bán kính nguyên tử tăng và chiếm ưu thế hơn à khả năng nhường e tăng à tính kim loại tăng và khả năng nhận e giảm => tính PK giảm.

 => Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính KL của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính PK giảm dần.

Kết luận :

Tính KL-PK biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

 

1
0
tiểu kk
05/04/2020 20:48:17

a) Định nghĩa

- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

b) Giới thiệu các chu kì

- Chu kì 1: gồm 2 nguyên tố H(Z=1)H(Z=1) đến He(Z=2)He(Z=2).

- Chu kì 2: gồm 8 nguyên tố Li(Z=3)Li(Z=3) đến Ne(Z=10)Ne(Z=10).

- Chu kì 3: gồm 8 nguyên tố Na(Z=11)Na(Z=11) đến Ar(Z=18)Ar(Z=18).

- Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố K(Z=19)K(Z=19) đến Kr(Z=36)Kr(Z=36).

- Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố Rb(Z=37)Rb(Z=37) đến Xe(Z=54)Xe(Z=54).

- Chu kì 6: gồm 32 nguyên tố Cs(Z=55)Cs(Z=55) đến Rn(Z=86)Rn(Z=86).

- Chu kì 7: Bắt đầu từ nguyên tố Fr(Z=87)Fr(Z=87) đến nguyên tố có Z=110Z=110, đây là một chu kì chưa hoàn thành.

c) Phân loại chu kì

- Chu kì 1,2,31,2,3 là các chu kì nhỏ.

- Chu kì 4,5,6,74,5,6,7 là các chu kì lớn.

⇒⇒ Nhận xét:

- Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau và bằng số thứ tự của chu kì.

- Mở đầu chu kì là kim loại kiềm, gần cuối chu kì là halogen (trừ chu kì 1); cuối chu kì là khí hiếm.

- 2 hàng cuối bảng là 2 họ nguyên tố có cấu hình electron đặc biệt: Lantan và Actini.

+ Họ Lantan: gồm 14 nguyên tố đứng sau La(Z=57)La(Z=57) thuộc chu kì 6.

+ Họ Actini: gồm 14 nguyên tố sau Ac(Z=89)Ac(Z=89) thuộc chu kì 7.

2
0
Bộ Tộc Mixi
05/04/2020 20:48:52

3/ Độ âm điện :

      a/ Khái niệm

Độ âm điện của một nguyên tố đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

      b/ Sự biến đổi độ âm điện các nguyên tố.

       - Trong một chu kì, đi từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện tăng dần.

      - Trong một nhóm A, đi từ trên xuống theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện giảm dần.

            Kết luận : Vậy độ âm điện của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của Z+.

2
0
tiểu kk
05/04/2020 20:49:15

3. Nhóm nguyên tố

a) Định nghĩa

- Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được sắp xếp thành một cột.

b) Phân loại

- Bảng tuần hoàn chia thành 8 nhóm A (đánh số từ IA đến VIIIA) và 8 nhóm B (đánh số từ IB đến VIIIB). Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.

- Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ hai cột cuối của nhóm VIIIB).

* Nhóm A:

- Nhóm A gồm 8 nhóm từ IA đến VIIIA.

- Các nguyên tố nhóm A gồm nguyên tố ss và nguyên tố pp:

+ Nguyên tố ss: Nhóm IA (nhóm kim loại kiềm, trừ HH) và nhóm IIA (kim loại kiềm thổ).

+ Nguyên tố pp: Nhóm IIIA đến VIIIA (trừ HeHe).

- STT nhóm = Số ee lớp ngoài cùng = Số ee hóa trị

+ Cấu hình electron hóa trị tổng quát của nhóm A:

⟶nsanpb⟶nsanpb

⟶ĐK:1≤a≤2;0≤b≤6⟶ĐK:1≤a≤2;0≤b≤6

+ Số thứ tự của nhóm A=a+bA=a+b

⟶⟶ Nếu a+b≤3a+b≤3 ⇒⇒ Kim loại

⟶⟶ Nếu 5≤a+b≤75≤a+b≤7 ⇒⇒ Phi kim

⟶⟶ Nếu a+b=8a+b=8 ⇒⇒ Khí hiếm

+ Ví dụ:

⟶Na(Z=11):1s22s22p63s1⇒IA⟶Na(Z=11):1s22s22p63s1⇒IA

⟶O(Z=8):1s22s22p4⇒VIA⟶O(Z=8):1s22s22p4⇒VIA

* Nhóm B:

- Nhóm B gồm 8 nhóm được đánh số từ IIIB đến VIIIB, rồi IB và IIB theo chiều từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn.

- Nhóm B chỉ gồm các nguyên tố của các chu kỳ lớn.

- Nhóm B gồm các nguyên tố dd và nguyên tố ff (thuộc 2 hàng cuối bảng).

- STT nhóm = Số ee lớp ngoài cùng = Số ee hóa trị (Ngoại lệ: Số ee hóa trị = 9, 10 thuộc nhóm VIIIB)

+ Cấu hình electron hóa trị của nguyên tố dd:

⟶(n−1)dansb

⟶ĐK:b=2;1≤a≤10⟶ĐK:b=2;1≤a≤10

⟶⟶ Nếu a+b<8 ⇒⇒ STT nhóm =a+b

⟶⟶ Nếu a+b=8,9,10a+b=8,9,1 ⇒ STT nhóm =8=8

⟶⟶ Nếu a+b>10⇒ STT nhóm =(a+b)−10


 
2
1
Bộ Tộc Mixi
05/04/2020 20:50:35

b) +) Do X có điện tích hạt nhân là 11

=> X có số thứ tự là 11

+) Do X có 3 lớp electron

=> X thuộc chu kì 3

+) Do X có 1 e lớp ngoài cùng

=> X thuộc nhóm 1

=> X là Natri

Tính chất hóa học: Na co đầy đủ tính chất của 1 kim loại mạnh

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Hóa học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư