Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 Bài 22: Luyện tập: Tính chất của kim loại - Bài tập trắc nghiệm Bài 22: Luyện tập: Tính chất của kim loại

1 trả lời
Hỏi chi tiết
349
0
0
Nguyễn Thu Hiền
07/04/2018 13:17:42

Chương 5: Đại cương về kim loại

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 Bài 22: Luyện tập: Tính chất của kim loại

Câu 1: Nhận xét nào về tính chất vật lí của kim loại dưới đây là không đúng ?

A. Nhiệt độ nóng chảy : Hg < AI < W.

B. Tính cứng : Cs < Fe < W < Cr

C. Tính dẫn điện và nhiệt: Fe < Al < Au < Cu < Ag.

D. Tính dẻo : Al < Au < Ag.

Câu 2: Cho các phản ứng sau :

X + HNO3(đặc, nóng) → A + NO2 + H2O

A + Cu → X + D

X có thể là kim loại nào trong số các kim loại sau ?

A. Zn    B. Fe    C. Pb    D. Ag

Câu 3: Cho các kim loại : Cu, Fe, Ag và các đung dịch HCl, CuSO4, FeCl2, FeO3. Số cặp chất có phản ứng với nhau là

A. 2.    B. 3.    C. 4.    D. 5.

Câu 4: Cho hỗn hợp bột Al và Zn vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 sau phản ứng thu được dung dịch A gồm hai muối và hai kim loại. Hai muối trong dung dịch A là:

A. Zn(NO3)2 và AgNO3.    B. Al(NO3)3 và Cu(NO3)2.

C. Al(NO3)3 và Zn(NO3)2.    D. Al(NO3)3 và AgNO3.

Câu 5: Cho a mol Al và b mol Fe vào dung dịch chứa c mol Cu2+ và d mol Ag+, sau phản ứng thu được chất rắn gồm 3 kim loại. Giá trị của a cần thỏa mãn điều kiện nào sau đây ?

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Câu 6: Cho X mol Mg và y mol Zn vào dung dịch chứa m mol Cu2+ và n mol Ag+. Biết rằng x > n/2. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 ion kim loại. Giá trị của y cần thỏa mãn điều kiện nào sau đây ?

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Câu 7: Cho 1,68 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,58 gam chất rắn z. Giá trị của x là:

A. 0,23M.    B, 0,25M.    C. 0,125M.    D. 0,1M

Câu 8: Có ba kim loại M, A, B (đều hoá trị II) có khối lượng nguyên tử tương ứng là m, a, b. Nhúng hai thanh kim loại M có cùng khối lượng p gam vào hai dung dịch A(NO3)2 và B(NO3)2 có cùng số mol muối. Sau phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm x%, thanh thứ hai tăng y% (so với p). Giả sử các kim loại A, B thoát ra bám hết vào thanh M. Liên hệ giữa m và a, b, x, y là:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Hướng dẫn giải và Đáp án

1-D2-D3-D4-C
5-C6-D7-C8-D

Câu 1:

Tính dẻo Al < Ag < Cu

Câu 2:

Đông đẩy được X ra khỏi muối nên X là Ag

Câu 5:

Chất rắn gồm 3 kim loại: Ag, Cu và Fe

Các quá trình nhận e có thể xảy ra: Ag+ +1e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

Các quá trình nhường e có thể xảy ra: Al → Al3+ + 3e

Fe → Fe2+ + 2e

Vì Fe dư nên Al đã phản ứng hết, tức là số mol e do Al nhường nhỏ hơn hoặc bằng mol e do Ag+ và Cu2+ có thể nhận.

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Dấu “=” xảy ra khi Al phản ứng hoàn toàn và vừa đủ, Fe hoàn toàn chưa phản ứng.

Ag+ có thể nhận. Tức là :

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Câu 6:

Theo đề bài x > n/2 hay 2x > n. Như vậy: số mol e do Mg nhường lớn hơn số mol e mà Ag+ có thể nhận. Tức là Ag+ đã phản ứng hết.

Sau phản ứng thu được dung dịch chứa 3 ion kim loại là Mg2+, Zn2+, Cu2+

Số mol e do Mg và Zn nhường phải nhỏ hơn tổng số mol e mà Ag+ và Cu2+ có thể nhận.

Ta có:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Câu 7:

Xét dung dịch X: có 0,01 mol AgNO3 và 0,1x mol Cu(NO3)2

Xét chất rắn Z ; khối lượng Z lớn hơn khối lượng bạc có thể tạo thành (2,58 > 0,01.108). Vậy trong Z ngoài Ag còn có kim loại khác ( Cu hoặc Cu và Fe).

Các quá trình nhường e: Fe → Fe2+ + 2e

Các quá trình nhận e: Ag+ + 1e → Ag

Cu2+ + 2e → Cu

Trường hợp 1: Z gồm 2 kim loại Ag và Cu, vậy Fe đã phản ứng hết

Gọi số mol Cu2+ đã phản ứng là a.

Bảo toàn e: số mol e do sắt nhường = số mol e do Ag+ và Cu2+ nhận

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Mặt khác, khối lượng Z là: 108.0,01 + 64.0.025 = 2,68 ≠2,58. Trường hợp này không xảy ra.

Trường hợp 2: Z gồm 3 kim loại Ag, Cu và Fe. Như vậy Ag+ và Cu2+ đã phản ứng hết, Fe dư.

Gọi số mol sắt đã phản ứng là b.

Bảo toàn e: 2b = 0,01 = 2.0,1x (1)

Mặt khác, khối lượng Z là: 108.0.01 + 64.0,1x + (1,68-56b) = 2,58 (2)

Giải phương trình (1) và (2) ta được: b = 0,0175 và x= 0,125.

Câu 8:

Gọi số mol kim loại M đã phản ứng trong mối dung dịch là k

Khi nhúng M vào dung dịch A(NO3)2

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Khối lượng thanh kim loại giảm:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Khi nhúng M vào dung dịch B(NO3)2 :

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Khối lượng thanh kim loại tăng:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Chia từng vế của (1) cho (2) ta được:

Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 12

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Hóa học Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo