Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài Nhớ Rừng

5 trả lời
Hỏi chi tiết
1.082
0
0
Tôi yêu Việt Nam
01/08/2017 01:59:17
Soạn bài nhớ rừng của Thế Lữ
Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ chia làm 5 đoạn với nội dung mỗi đoạn:
- Đoạn 1: Cảnh ngộ bi kịch – bị tù hãm, bị biến thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé mà ngạo mạn, ngang bầy với “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo (…) vô tư lự” và tâm trạng uất hận, ngao ngán đành buông xuôi bất lực của con hổ.
- Đoạn 2 và đoạn 3: Nỗi nhớ nhung, niềm khao khát tự do mãnh liệt qua hoài niệm về cảnh núi rừng đại ngàn dữ dội, kì vĩ tương xứng với vẻ đẹp oai hùng, sức mạnh vô biên của vị chúa sơn lâm.
- Đoạn 3, ngoài nỗi nhớ, niềm khao khát tự do và sự kiêu hãnh còn có cả nỗi thất vọng, nuối tiếc với tiếng thở dài chua xót của chúa tể rừng xanh: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.
- Đoạn 4: Sự khinh ghét của con hổ về vẻ đơn điệu, tầm thường và giả dối củ cảnh vườn Bách thú, nơi hoàn toàn đối lập với chốn núi rừng thâm nghiêm, hùng vĩ…
- Đoạn 5: Niềm đau đớn và vô vọng của kẻ anh hùng sa cơ, đành thả hồ trong “giấc mộng ngàn to lớn” – giấc mộng về rừng thẳm, giấc mộng tự do.

Câu 2. Bài thơ có sự tương phản gay gắt giữa cảnh vườn bách thú, noi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4) với cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3).
a. Cảnh nơi vườn bách thú tù tung (cũi sắt), nhàm tẻ (những cảnh “không đời nào thay đổi”, nhân tạo (chứ không phải là thế giới của tự nhiên), đều do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người và hết sức tầm thường giả dối, “học đòi, bắt chước” đại ngàn hoang vu.
Đối laoaj với cảnh vườn Bách thú tầm thường là cảnh núi rừng oai linh, hùng vĩ với vẻ thâm nghiêm bóng cả cây già chứa đựng nhiều bí ấn: “hang tối”, “thaoe hoa không tên tuổi”, “rừng sâu bí mật”, với những âm thanh dữ dội, man dại, “gió gào ngàn”, “nguồn hút núi”. Cảnh vật không chỉ oai hùng, linh nghiêm mà còn rực rỡ vô cùng, “những đêm vàng bên bờ suối”, “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, “những bình minh nắng gọi”, “những chiều lênh láng máu sau rừng”, tươi vui vô cùng: “tiếng chim ca giấc nhủ ta tưng bừng”.
b. Đoạn 2 và 3 là hai đoạn hay nhất của bài thơ miêu tả cảnh rừng núi bạt ngàn phóng khoáng dữ dội mà thơ mộng và hình ảnh vị chúa rừng xanh uy nghi, lẫm liệt ngự trị trong vương quốc của nó.
- Ở đây, tác giả đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh để dựng nên sự kì vĩ của núi rừng cũng như tư thế uy nghi của con mãnh thú: tung hoành, hóng hách, gào, thét, hút, dữ dội, dõng dạc, cuộn, quắc. Cộng thêm là cách dùng đại từ xưng hô “Ta” đầy quyền uy và kiêu hãnh, góp phần tôn xưng tư thế vị chúa sơn lâm.
- Hình ảnh phong phú, gợi cảm, đặc biệt giàu chất tạo hình.
Giữa cảnh núi rừng kì vĩ hiện lên (hình ảnh) oai linh của chúa sơn lâm. Trước khi để con hổ xuất hiện, tác giả dựng lên một không gian rộng lớn, một không khí oai hùng kinh sợ. Khi rừng xanh “thét gào khúc trường ca dữ dội, chúa sơn lâm xuất hiện. Trước hết là bàn chân, một bước chân dõng dạc đường hoàng và sau đó mới là tấm thân với chiều dài uốn lượn của tấm lưng “lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng vờn bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc” rất uyển chuyển, mềm mại – một vẻ đẹp của sự “tích trữ sức mạnh” (Vũ Quốc Phương).
Cuối cùng, tác giả tập trung thể hiện ánh mắt “mắt thần khi đã quắc là khiến mọi vật đều im hơi”. Cách chọn lựa các chi tiết đã giúp tác giả thể hiện được vẻ đẹp vừa dũng mãnh vừa mềm mại của chúa sơn lâm. Nếu đoạn 2, Thế Lữ tập trung thể hiện các chi tiết lấy từ sinh hoạt của ác thú, từ đó, người đọc cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp và sức mạnh của chúa rừng xanh. Có bốn cảnh như một bộ tứ bình những nét đậm rõ, những mảng màu lớn đậm: đêm trăng, ngày mưa, sáng xanh chiều đỏ. Đối diện với bốn khung cảnh của thiên nhiên vũ trụ, con hổ đều ở thế ngự với những tư thế chủ động. Có khi là thi sĩ mơ màng “đứng uống ánh trăng tan”, khi là nhà hiền triết “lặng ngắm giang sơn”, khi thành bậc đế vương có “chim ca” hầu “giấc ngủ”, khi lại là bạo chúa làm chủ bóng tối.
Ở đoạn 3, sức mạnh của con mãnh thú không còn giới hạn chỉ trong xứ sở của mình mà mở ra phạm vi vũ trụ. Tập trung khắc họa uy quyền của vị chúa tể rừng xanh, vũ trụ là hình ảnh:
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật
Hình ảnh rực rỡ và dễ sợ trong gam màu đỏ của máu lênh láng. Nhưng đây không phải màu của con thú rừng xấu số nào đó mà của mặt trời trong giây phút hấp hối. Ánh tà dương lúc mặt trời sắp tắt qua cảm nhận của con mãnh thú chính là sắc màu lênh láng đó. Nếu từ “chết” biến mặt trời thành một sinh thể đang hấp hối sau một cuộc đọ sức ghê gớm thì từ “mảnh” đã nâng cao vị thế của chúa sơn lâm. Dưới con mắt của nó, mặt trời cũng chỉ là “mảnh” mà thôi, thật nhỏ bé và thảm hại! Bàn chân ngạo nghễ của con thú như đã dậm đạp lên cả bầu trời và cái bóng của nó như bao trùm cả vũ trụ. Thế Lữ, với hình ảnh này, đã nâng con mahx thú này lên tầm vóc vũ trụ với bút pháp cường điệu.
- Giọng điệu rất phong phú: khi hào hùng sôi nổi mà đĩnh đạc (Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa… Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi), khi than thở nuối tiếc mà xót xa, mà chất vấn. Giọng điệu đó hù hợp tâm trạng con hổ từ đỉnh cao huy hoàng của sự hồi tưởng, hổ sực tỉnh cảnh ngộ tù hãm.
c. Với việc tạo dựng hai cảnh tưởng đối lập như đã nêu trên, Thế Lữ đã thể hiện thành công tâm sự con hổ ở vườn Bách thú. Đó là nỗi bất hòa, chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.
Trước hết đây là tâm trạng của nhân vật lãng mạn: khát khao vươn tới cái cao cả phi thường, không chấp nhận cái tầm thường, vô nghĩa. Khao khát ấy là một cách thức khẳng định cái “tôi”, khẳng định cá tính. Với khát khao đó, con người lãng mạn mang tâm trạng bất hòa với thực tại, bởi thực tại chỉ là tầm thường bó buộc, giam hãm, đối lập với ước mơ, sự tự do, cái cao cả.
Hơn thế, có ý kiến cho rằng tâm sự con hổ ở đây có bóng dáng xa gần với tâm trạng người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. Họ cũng sống trong cảnh nô lệ “bị nhục nhằn tù hãm”, cũng ‘ngậm một khối căm hờn trong cũi sắt”, cũng tiếc nhớ khôn nguôi “thời oanh liệt” với những trang sử vẻ vang của cha ông.
Câu 3. Với hình ảnh con hổ, tác giả đã có một biểu tượng rất thích hợp và vẻ đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ. Con hổ có một vẻ đẹp oai hùng, lại được coi là chúa sơn lâm, huy hoàng đầy hống hách ở chốn đại ngàn sâu thẳm, trong vũ trụ rộng lớn, hay bị giam hãm trong cũi sắt là biểu tượng rất đắt về anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. U uất vì tù túng, mà phải chấp nhận cái tẻ nhạt, tầm thường. Cảnh rừng khoáng đạt, hùng vĩ – giang sơn của chúa sơn lâm – là biểu tượng của thế giới rộng lớn, tự do và cao cả. Với hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng đó, nhà thơ rất thuận lợi trong việc nói lên tâm sự và cảm hứng lãng mạn của mình.
Câu 4. Dàn ý sơ lược.
a. Giải thích ý kiến:
- Hoài Thanh đề cập đến nội dung cảm xúc mãnh liệt tương ứng với một hình thức thể hiện khoáng đạt, linh hoạt.
- Từ đó, ông đánh giá tài ghệ của Thế Lữu trong việc “điều khiển đội quân Việt ngữ”.
b. Chững minh ý kiến của Hoài Thanh: ý kiến đó được thể hiện rõ ở những khía cạnh:
- Cảm xúc phong phú, mãnh liệt.
- Sự mãng liệt của cảm xúc thể hiện qua:
+ Giọng thơ sôi nổi, da diết và hùng tráng với nhịp điệu linh hoạt.
+ Mạch thơ cuồn cuộn, dạt dào.
+ Hình ảnh thơ rực rỡ giàu tính tạo hình, biểu cảm với những so sánh và ẩn dụ táo bạo.
Từ ngữ phong phú được sử dụng rất ấn tượng, đắc địa.
Tóm lại, “Nhớ rừng” là một “khúc trường ca dữ dội” thể hiện tâm trạng vĩ đại của chúa sơn lâm đồng thời là một tác phẩm hội họa hoành tráng, kì vĩ làm hẳn lên mặt bằng câu chữ hình tượng vị “chúa tể cả muôn loài”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Sen
05/04/2018 17:08:08

Soạn bài: Nhớ rừng (Thế Lữ)

Câu 1: Bài thơ chia làm 5 đoạn với nội dung mỗi đoạn:

- Đoạn 1 và đoạn 4: nói lên niềm uất hận của con hổ khi bị làm một thứ đồ chơi ngang với lũ gấu dở hơi, và cảnh tầm thường, tù túng, nhân tạo giả dối ở vườn bách thú.

- Đoạn 2 và 3: hồi tưởng cảnh tượng tự do, phóng khoáng nơi núi rừng thời oanh liệt.

- Đoạn 5: hoài niệm nơi núi rừng khi xưa với giấc mộng ngàn.

Câu 2:

a.

- Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tượng rất tù túng, ngột ngạt.

   + Đoạn 1: thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt, bị biến thành thứ đồ chơi, bị xếp cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

   + Đoạn 4: cảnh tượng vườn bách thútrong mắt con hổ rất đáng khinh: cảnh là nhân tạo, giả dối, thấp kém, học đòi, không có chút gì mang dáng dấp của rừng núi hoang sơ. => Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ với xã hội đương thời.

- Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những "ngày xưa".

   + Đoạn 2+3: miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao, cao cả, phi thường: bóng cả, cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi. Chúa sơn lâm có vẻ đẹp vừa tinh tế vừa dũng mãnh, uy nghi, lại không kém phần mềm mại uyển chuyển.

b.

- Cảnh núi rừng hùng vĩ với "bóng cả cây già" đầy vẻ thâm nghiêm.

- Hùng tráng với âm thanh dữ dội "tiếng gió gài ngàn", "giọng nguồn hét núi".

- Sự hoang dã của chốn thảo hoang không tên không tuổi.

=> Từ ngữ chọn lọc, phong phú, gợi tả → diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớnlao, mạnh mẽ phi thường bí ẩn linh thiêng giang sơn của con hổ.

c) Sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, và cảnh núi rừng hùng vĩ diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn, của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó.

Tâm sự của con hổ là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nộ lệ và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.

Câu 3:

Với hình ảnh con hổ, tác giả đã có một biểu tượng rất thích hợp và vẻ đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ. Con hổ có một vẻ đẹp oai hùng, lại được coi là chúa sơn lâm, huy hoàng đầy hống hách ở chốn đại ngàn sâu thẳm, trong vũ trụ rộng lớn, hay bị giam hãm trong cũi sắt là biểu tượng rất đắt về anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. U uất vì tù túng, mà phải chấp nhận cái tẻ nhạt, tầm thường. Cảnh rừng khoáng đạt, hùng vĩ - giang sơn của chúa sơn lâm - là biểu tượng của thế giới rộng lớn, tự do và cao cả. Với hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng đó, nhà thơ rất thuận lợi trong việc nói lên tâm sự và cảm hứng lãng mạn của mình.

Câu 4:

Nhà phê bình Hoài Thanh đã ca ngợ Thế Lữ "như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được". Điều này nói lên nghệ thuật sử dụng từ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao:

- Chỉ riêng về âm thanh núi rừng Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội.

- Điệp ngữ tạo ra sự tiếc nuối (nào đâu, đâu những, ...)

- Câu thơ nhịp nhàng, cân đối khi miêu tả dáng điệu hùng dũng, mềm mại của con hổ.

0
0
Phạm Minh Trí
05/04/2018 17:08:09

Soạn bài: Nhớ rừng - Thế Lữ

Bố cục:

   Chia làm 5 đoạn:

   + Đoạn 1: Cảnh ngộ bị rơi vào bẫy và trở thành đồ chơi của đám người nhỏ bé ngạo mạn.

   + Đoạn 2 và đoạn 3: Nỗi nhớ rừng và niềm tự hào một thời oanh liệt.

   + Đoạn 4: Nỗi uất hận trước những tầm thường giả dối của cảnh công viên.

   + Đoạn 5: Những hoài niệm và giấc mộng ngàn.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    - Đoạn 1: Niềm uất hận của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt làm thú mua vui.

    - Đoạn 2 và 3: Hồi tưởng lại những ngày làm chúa tể oai hùng.

    - Đoạn 4: Con hổ khinh thường sự giả dối, tầm thường của hoàn cảnh.

    - Đoạn 5: Nỗi nhớ rừng và khát vọng tự do của con hổ.

Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :

  a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.

    + Uất hận khi rơi vào tù hãm.

    + Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

    + Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.

    + Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.

    + Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.

   → Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

  Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

    + Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.

    + Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.

   → Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

  b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.

  - Về từ ngữ:

    + Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.

    + Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

    + Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.

  - Về hình ảnh:

    + Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

    + Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.

    + Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.

  c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

    + Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

    + Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

   → Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

Bài 3 (trang 7 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :

  - Tác dụng của việc mượn "lời con hổ ở vườn bách thú" là thích hợp vì:

    + Thể hiện được thái độ ngao ngán với thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.

    + Khao khát vượt thoát để được tự do, không thỏa hiệp với hiện tại.

    + Hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú cũng là biểu tượng của sự giam cầm, mất tự do, thể hiện sự sa cơ, chiến bại, mang tâm sự uất hận.

    + Mượn lời con hổ để tránh sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân.

  - Việc mượn lời của con hổ còn giúp tác giả thể hiện được tâm trạng, khát vọng tự do thầm kín của mình.

Câu 4 ( trang 7 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

  - Hoài Thanh trong nhận định về thơ Thế Lữ "Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng… không thể cưỡng được" nói lên nghệ thuật sử dụng từ ngữ tinh tế, điêu luyện, đạt tới mức chính xác cao.

    + Thế Lữ sử dụng từ ngữ trong bài Nhớ rừng xuất phát từ sự thôi thúc của tâm trạng khinh ghét, căm phẫn cuộc sống hiện thời.

    + "chữ bị xô đẩy" bắt nguồn từ giọng điệu linh hoạt lúc dồn dập oai hùng, lúc trầm lắng suy tư.

    + "dằn vặt bởi sức mạnh phi thường" : khao khát tự do, vượt thoát khỏi thực tại tầm thường, tù túng.

    + Ngôn ngữ có chiều sâu: tạo dựng được ba hình tượng với nhiều ý nghĩa ( con hổ, vườn bách thú, núi rừng).

    + Thế Lữ cũng là cây bút tiên phong cho phong trào Thơ Mới vì thế sự thôi thúc vượt thoát khỏi những chuẩn mực cũ giúp ông chủ động khi sử dụng ngôn từ.

0
0
Phạm Văn Bắc
07/04/2018 11:19:24

Soạn bài: Nhớ rừng - Thế Lữ

Bố cục:

   Chia làm 5 đoạn:

   + Đoạn 1: Cảnh ngộ bị rơi vào bẫy và trở thành đồ chơi của đám người nhỏ bé ngạo mạn.

   + Đoạn 2 và đoạn 3: Nỗi nhớ rừng và niềm tự hào một thời oanh liệt.

   + Đoạn 4: Nỗi uất hận trước những tầm thường giả dối của cảnh công viên.

   + Đoạn 5: Những hoài niệm và giấc mộng ngàn.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

    - Đoạn 1: Niềm uất hận của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt làm thú mua vui.

    - Đoạn 2 và 3: Hồi tưởng lại những ngày làm chúa tể oai hùng.

    - Đoạn 4: Con hổ khinh thường sự giả dối, tầm thường của hoàn cảnh.

    - Đoạn 5: Nỗi nhớ rừng và khát vọng tự do của con hổ.

Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :

  a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.

    + Uất hận khi rơi vào tù hãm.

    + Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.

    + Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.

    + Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.

    + Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.

   → Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

  Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.

    + Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.

    + Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.

   → Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

  b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.

  - Về từ ngữ:

    + Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.

    + Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.

    + Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.

  - Về hình ảnh:

    + Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.

    + Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.

    + Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.

  c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.

    + Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.

    + Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.

   → Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.

Bài 3 (trang 7 sgk Ngữ Văn 8 tập 2) :

  - Tác dụng của việc mượn "lời con hổ ở vườn bách thú" là thích hợp vì:

    + Thể hiện được thái độ ngao ngán với thực tại tù túng, tầm thường, giả dối.

    + Khao khát vượt thoát để được tự do, không thỏa hiệp với hiện tại.

    + Hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú cũng là biểu tượng của sự giam cầm, mất tự do, thể hiện sự sa cơ, chiến bại, mang tâm sự uất hận.

    + Mượn lời con hổ để tránh sự kiểm duyệt ngặt nghèo của thực dân.

  - Việc mượn lời của con hổ còn giúp tác giả thể hiện được tâm trạng, khát vọng tự do thầm kín của mình.

Câu 4 ( trang 7 sgk Ngữ văn 8 tập 2) :

  - Hoài Thanh trong nhận định về thơ Thế Lữ "Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng… không thể cưỡng được" nói lên nghệ thuật sử dụng từ ngữ tinh tế, điêu luyện, đạt tới mức chính xác cao.

    + Thế Lữ sử dụng từ ngữ trong bài Nhớ rừng xuất phát từ sự thôi thúc của tâm trạng khinh ghét, căm phẫn cuộc sống hiện thời.

    + "chữ bị xô đẩy" bắt nguồn từ giọng điệu linh hoạt lúc dồn dập oai hùng, lúc trầm lắng suy tư.

    + "dằn vặt bởi sức mạnh phi thường" : khao khát tự do, vượt thoát khỏi thực tại tầm thường, tù túng.

    + Ngôn ngữ có chiều sâu: tạo dựng được ba hình tượng với nhiều ý nghĩa ( con hổ, vườn bách thú, núi rừng).

    + Thế Lữ cũng là cây bút tiên phong cho phong trào Thơ Mới vì thế sự thôi thúc vượt thoát khỏi những chuẩn mực cũ giúp ông chủ động khi sử dụng ngôn từ.

0
0
Phan Cuong Anh
27/11/2018 20:58:36
Soạn bài nhớ rừng của Thế Lữ Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Bài thơ chia làm 5 đoạn với nội dung mỗi đoạn: - Đoạn 1: Cảnh ngộ bi kịch – bị tù hãm, bị biến thành thứ đồ chơi của đám người nhỏ bé mà ngạo mạn, ngang bầy với “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo (…) vô tư lự” và tâm trạng uất hận, ngao ngán đành buông xuôi bất lực của con hổ. - Đoạn 2 và đoạn 3: Nỗi nhớ nhung, niềm khao khát tự do mãnh liệt qua hoài niệm về cảnh núi rừng đại ngàn dữ dội, kì vĩ tương xứng với vẻ đẹp oai hùng, sức mạnh vô biên của vị chúa sơn lâm. - Đoạn 3, ngoài nỗi nhớ, niềm khao khát tự do và sự kiêu hãnh còn có cả nỗi thất vọng, nuối tiếc với tiếng thở dài chua xót của chúa tể rừng xanh: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. - Đoạn 4: Sự khinh ghét của con hổ về vẻ đơn điệu, tầm thường và giả dối củ cảnh vườn Bách thú, nơi hoàn toàn đối lập với chốn núi rừng thâm nghiêm, hùng vĩ… - Đoạn 5: Niềm đau đớn và vô vọng của kẻ anh hùng sa cơ, đành thả hồ trong “giấc mộng ngàn to lớn” – giấc mộng về rừng thẳm, giấc mộng tự do. Câu 2. Bài thơ có sự tương phản gay gắt giữa cảnh vườn bách thú, noi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4) với cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những ngày xưa (đoạn 2 và đoạn 3). a. Cảnh nơi vườn bách thú tù tung (cũi sắt), nhàm tẻ (những cảnh “không đời nào thay đổi”, nhân tạo (chứ không phải là thế giới của tự nhiên), đều do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người và hết sức tầm thường giả dối, “học đòi, bắt chước” đại ngàn hoang vu. Đối laoaj với cảnh vườn Bách thú tầm thường là cảnh núi rừng oai linh, hùng vĩ với vẻ thâm nghiêm bóng cả cây già chứa đựng nhiều bí ấn: “hang tối”, “thaoe hoa không tên tuổi”, “rừng sâu bí mật”, với những âm thanh dữ dội, man dại, “gió gào ngàn”, “nguồn hút núi”. Cảnh vật không chỉ oai hùng, linh nghiêm mà còn rực rỡ vô cùng, “những đêm vàng bên bờ suối”, “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, “những bình minh nắng gọi”, “những chiều lênh láng máu sau rừng”, tươi vui vô cùng: “tiếng chim ca giấc nhủ ta tưng bừng”. b. Đoạn 2 và 3 là hai đoạn hay nhất của bài thơ miêu tả cảnh rừng núi bạt ngàn phóng khoáng dữ dội mà thơ mộng và hình ảnh vị chúa rừng xanh uy nghi, lẫm liệt ngự trị trong vương quốc của nó. - Ở đây, tác giả đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh để dựng nên sự kì vĩ của núi rừng cũng như tư thế uy nghi của con mãnh thú: tung hoành, hóng hách, gào, thét, hút, dữ dội, dõng dạc, cuộn, quắc. Cộng thêm là cách dùng đại từ xưng hô “Ta” đầy quyền uy và kiêu hãnh, góp phần tôn xưng tư thế vị chúa sơn lâm. - Hình ảnh phong phú, gợi cảm, đặc biệt giàu chất tạo hình. Giữa cảnh núi rừng kì vĩ hiện lên (hình ảnh) oai linh của chúa sơn lâm. Trước khi để con hổ xuất hiện, tác giả dựng lên một không gian rộng lớn, một không khí oai hùng kinh sợ. Khi rừng xanh “thét gào khúc trường ca dữ dội, chúa sơn lâm xuất hiện. Trước hết là bàn chân, một bước chân dõng dạc đường hoàng và sau đó mới là tấm thân với chiều dài uốn lượn của tấm lưng “lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng vờn bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc” rất uyển chuyển, mềm mại – một vẻ đẹp của sự “tích trữ sức mạnh” (Vũ Quốc Phương). Cuối cùng, tác giả tập trung thể hiện ánh mắt “mắt thần khi đã quắc là khiến mọi vật đều im hơi”. Cách chọn lựa các chi tiết đã giúp tác giả thể hiện được vẻ đẹp vừa dũng mãnh vừa mềm mại của chúa sơn lâm. Nếu đoạn 2, Thế Lữ tập trung thể hiện các chi tiết lấy từ sinh hoạt của ác thú, từ đó, người đọc cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp và sức mạnh của chúa rừng xanh. Có bốn cảnh như một bộ tứ bình những nét đậm rõ, những mảng màu lớn đậm: đêm trăng, ngày mưa, sáng xanh chiều đỏ. Đối diện với bốn khung cảnh của thiên nhiên vũ trụ, con hổ đều ở thế ngự với những tư thế chủ động. Có khi là thi sĩ mơ màng “đứng uống ánh trăng tan”, khi là nhà hiền triết “lặng ngắm giang sơn”, khi thành bậc đế vương có “chim ca” hầu “giấc ngủ”, khi lại là bạo chúa làm chủ bóng tối. Ở đoạn 3, sức mạnh của con mãnh thú không còn giới hạn chỉ trong xứ sở của mình mà mở ra phạm vi vũ trụ. Tập trung khắc họa uy quyền của vị chúa tể rừng xanh, vũ trụ là hình ảnh: Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư